Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 33 (buổi chiều)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 33 (buổi chiều)

Thứ , ngày tháng năm 2012

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP

I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS

-Hiểu tác dụng của dấu hai chấm.

- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm.

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới:

- Cho HS làm vào vở

- GV giúp đỡ HS yếu

 Bài tập 1: Điền vào chỗ trống dấu câu thích hợp - nói rõ vì sao em chọn dấu câu đó ?

a. Bà chủ nhà vui vẻ đón khách

-Thưa bác, mời bác vào chơi !

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 33 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
-Hiểu tác dụng của dấu hai chấm.
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
- Cho HS làm vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu
F Bài tập 1: Điền vào chỗ trống dấu câu thích hợp - nói rõ vì sao em chọn dấu câu đó ?
a. Bà chủ nhà vui vẻ đón khách 
-Thưa bác, mời bác vào chơi !
b. Mọi người đứng dậy reo mừng Bác Hồ đã đến !
c. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn  hôm nay tôi đi học.
d. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu xanh lá mạ, tím phớt, xanh biếc,...
- HS đọc đề bài nêu yêu cầu bài .
-1HS lên bảng làm – Lớp làm vào vở
- Nhận xét chữa bài
F Bài tập 2: Tìm dấu chấm dúng sai tròn đoạn văn tả một người bạn. Chép lại đoạn văn, sau khi đã sữa lỗi sử dụng dấu hai chấm.
Tuấn năm nay 11 tuổi.Vóc dáng Tuấn: mảnh dẻ, nước da :trắng hồng,môi đỏ như môi con gái. Mái tóc: hơi quăn, mềm mại xỏa xuống vầng trán rộng. Đôi mắt đen sáng ánh lên vẻ thông minh, trung thực. Tính tình Tuấn :khiêm tốn,nhã nhặn rất dễ mến. Bạn ấy học giỏi đều các môn. 
- HS đọc đề bài nêu yêu cầu bài .
-1HS lên bảng làm – Lớp làm vào vở
- Nhận xét chữa bài
?Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
F Bài tập 3: Trong mỗi đoạn văn sau dấu hai chấm có tác dụng gì ?
-Hs làm bài – Gv chấm chữa
F Bài tập 4: Viết một đoạn văn nói về một người bạn tốt ở lớp em. Trong đó có sử dụng dấu hai chấm.
- Hs tự làm bài. Chấm chữa bài
v Củng cố dặn dò.
- Ghi nhớ những điều vừa ôn
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 4 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
A. Mục tiêu: 
Củng cố lại những kiến thức đã học về luyện từ câu
B. Đồ dùng dạy học:
C. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
- Cho HS làm vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu
 1. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm:
A. đầu sông/ đầu tiên
B. chèo thuyền/ hát chèo
C. Cầm tay/ tay ghế
D. Nhắm mắt/ mắt lới
2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ “hòa bình”:
 A. bình yên	 B. thanh bình
 C. thái bình D. bình thản
3. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại:
A. véo von	 B. thánh thót
C. lom khom D. lanh lảnh
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy:
 A. Leo trèo	 B. Đền đài	
 C. Mương máng D. Lúp xúp
5. Vị ngữ của câu “Cái hình ảnh trong tôi về Cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” là:
A. đến bây giờ
B. trong tôi về Cô
C. vẫn còn rõ nét
D. cái hình ảnh trong tôi về Cô
6. Từ đồng nghĩa với từ “công dân” là:
A. nông dân 	B. nhân dân	C. công nhân
7. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
A. Khuyên nhủ mọi người phải nhớ đến cội nguồn dân tộc.
B. Kêu gọi mọi người đoàn kết cùng nhau chia sẻ ngọt bùi.
C. Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
8. Dòng nào dưới đây chứa những từ láy?
 A. Mếu máo, rưng rưng, thỉnh thoảng.
 B. Mếu máo, nẩy mầm, thỉnh thoảng.
C. Mếu máo, vài vòng, thỉnh thoảng. 
9. Từ “ niềm vui” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ	B. Động từ 	C. Tính từ
10. Câu “ Bố mẹ Nam rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà chưa có con.” Có mấy quan hệ từ?
	A. Một quan hệ từ. B. Hai quan hệ từ.	C. Ba quan hệ từ
- GV thu bài chấm- chữa bài
*.Củng cố: 
Nhận xét tiết học
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả ngời.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh.
B. Dạy bài mới: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau.
Đề bài: Tả cô giáo(hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Mở bài:
- Giới thiệu người được tả.
- Tên cô giáo.
- Cô dạy em năm lớp mấy.
- Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng ngời, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh đi dã ngoại, khi chăm sóc học sinh,)
* Kết bài:
 - ảnh hưởng của cô giáo đối với em.
- Tình cảm của em đối với cô giáo. 
- Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET T33 - chieu.doc