Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 5

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 5

I- Mục đích, yêu cầu

1- Đọc lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm ( A-lếch-xõy )

- Biết đọc bài văn diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, chậm rói thể hiện được cảm xúc về tỡnh bạn, tỡnh hữu nghị của người kể chuyện.

- Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật.

2.Hiểu cỏc từ ngữ trong bài, diễn biến của cõu chuyện

- Hiểu ? nghĩa của bài : Qua tỡnh cảm chõn thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tỡnh hữu nghị, sự hợp tỏc giữa nhõn dõn ta với nhõn dõn cỏc nước.

II- Đồ dùng dạy học

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1010Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc
Tiết 9 - Tuần 5
Ngày dạy:
Một chuyên gia máy xúc 
I- Mục đích, yêu cầu 
1- Đọc lưu loát toàn bài. 
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm ( A-lếch-xây )
- Biết đọc bài văn diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. 
- Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật. 
2.Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện 
- Hiểu ‏? nghĩa của bài : Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. 
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trong SGK tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : Cầu Thăng Long, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận. ....
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 2’
 7’
 12’
 1’
Kiểm tra bài cũ-
- Đ TL bài thơ : “Bài ca về trái đất ”.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK 
+ Để đọc hay bài này cần đọc với giọng như thế nào? Con hãy thể hiện giọng đọc của mình qua khổ thơ mà con thích.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: - Tranh minh hoạ trong SGK về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng. sau đó nói với HS :
 Có nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp đỡ, ủng hộ chúng ta chiến đấu chống thức dân Pháp và đé quốc Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chúng ta nhận đượic sự giúp đỡ tận tình của bè bạn năm châu. 
 Bài học Một chuyên gia máy xúc các con học hôm nay sẽ thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái đó. 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: 
 + Đọc cả bài
 + Đọc từng đoạn
Có thể chia bài làm 2 đoạn để đọc.
Đoạn 1: Từ đầu đến những nét thân mật, giản dị 
Đoạn 2: Còn lại 
Từ ngữ: ( phần chú giải )
GV đọc diễn cảm bài văn. ‏? 
* HS đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị : chuyển giọng linh hoạt cho hợp với từng đoạn : kể, tả, đối thoại. 
Tìm hiểu bài
- Câu hỏi 1:
Anh Thuỷ gặp A-lếch- xây ở đâu ? 
- Tại công trường xây dựng, trong lao động, tình bạn giữa những người lao động Việt Nam với chuyên gia nước bạn đã nẩy nở. 
( GV : Chuyên gia máy xúc A-lếch -xây được nói trong bài là một người Nga ( Liên xô trước đây ), nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam, giúp Việt Nam rất nhiều trong thời kỳ chống mỹ và trong sự nghiệp xây dựng đất nước : Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng rất nhiều công trình như : Nhà Máy Thuỷ Điện Hoà Bình. Cung Văn Hoá Hữu Nghị Việt Xô, Cầu Thăng Long. ..)
Câu hỏi 2:Tả lại dáng vẻ A-lếch - xây. Theo em, vì sao người ngoại quốc này khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ‏? ‏? ‏?ý ?( hình dáng, trang phục, khuôn mặt ) 
- Vóc người cao lớn ; dáng đứng sừng sững. 
- Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. 
Thân hình chắc,khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân 
- khuôn mặt to, chất phác 
+ Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ phút đầu cảm giác giản dị, thân mật, dễ mến, dễ gần. 
- Câu hỏi 3: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
- diễn ra rất thân mật ( ánh mắt nụ cười, lời đối thoại, đặc biệt là cái bắt tay hồ hởi, thắm thiết tình bạn của A-lếch-xây ) 
- Câu hỏi 4:
Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ? 
- Tuỳ thuộc vào cảm nhận riêng của mỗi HS, xong GV định hướng HS vào chủ điểm của bài. 
=> Đại ý: 
3- Luyện đọc diễn cảm:
- Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. Chú ý đọc đoạn hội thoại giữa 2 đồng nghiệp lần đầu gặp nhau giọng thân ấi, hồ hởi.
Chú ý đoạn:
- ánh nắng... loãng / rải.. công trường / tạo nên... êm dịu //
-Thế là/ A- lếch- xây ... chắc ra / nắm lấy ... của tôi / lắc mạnh... nói: //
- Cuộc... ấy / đã mở .. A- lếch -xây .//
Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Chuẩn bị bài sau: 
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 3 HS đọc thuộc lòng 
 bài thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
GV treo tranh – giới thiệu bài.
Phương pháp luyện tập thực hành
+ 2 HS đọc cả bài
+ Một nhóm 2 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
+ GV hướng dẫn cách đọc đoạn. 
+2 HS khác luyện đọc đoạn.
+ HS nêu từ khó đọc.
+ GV ghi bảng từ khó đọc.
+ 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải.
+2 HS giỏi đặt câu.
+ GV đọc mẫu.
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
HS trao đổi, thảo luận trước lớp dưới sự điều khiển của 2, 3 HS khá, giỏi dựa theo câu hỏi trong SGK.
+ 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.
+ Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi 1; 2.
+ 3 – 4 em nói hình ảnh em thích.
+ HS rút ra ý của đoạn 1. GV chốt lại và ghi bảng.
+1 HS đọc đoạn 2.
+ HS trao đổi nhóm 4.
+ 3- 4 HS trả lời.
‏?
+ HS rút ra ý của đoạn 2. GV chốt lại và ghi bảng.
+ 2 HS nối nhau đọc cả bài 
+ HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi 4.
+HS đặt câu hỏi phụ.
+ GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
+ GV ghi đại ý.
+ HS ghi đại ý vào vở soạn.
+ 1 HS đọc lại đại ý.
PP luyện tập thực hành
+ GV đọc diễn cảm bài văn
+ Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+ 2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều HS đọc diễn cảm câu, đoạn văn.
+ Cả lớp đọc đồng thanh câu, đoạn văn.
+ Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên 
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Từng cặp 2 HS nối nhau đọc cả bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Chính tả
Tiết 5 - Tuần 5
Ngày dạy:
Một chuyên gia máy xúc 
I- Mục tiêu: 
1- Nghe – viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc ”
2- Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua/ uô 
II- Đồ dùng dạy học 
2-3 tơ phiếu phô tô phóng to mô hình cấu tạo tiếng ( cho phần kiểm tra bài cũ ) ; 2-3 tờ phiếu phô tô phóng to nội dung các BT 3-4 ( cho phần dạy bài mới 
III- Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3p
1p
18p
15p
2p
A-Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra mô hình tiếng 
-. Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. 
B- Dạy bài mới :
Giới thiệu bài :
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc ”
- Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua/ uô. 
2- Hướng dẫn HS nghe viết 
Các từ ngữ đó là : khung cửa kính buồng máy, khách tham quan, nhiều người ngoại quốc, khuôn mặt to chất phác. 
3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2 :
-Các em tìm các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua ( được ghi bằng 2 chữ cái u và a), và các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi uô ( được ghi bằng 2 chữ cái u và ô ) trong bài “ Anh hùng Núp tại Cu- ba ” 
 Lời giải:
+ của, múa, cuốn, cuộc, muôn, buôn. 
+Trong các tiếng của, múa ( không có âm cuối) : dấu thanh nằm trên chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u sẽ tương tự như vậy với các tiếng : chùa, đũa, mùa, lụa, rùa, giũa  Trong các tiếng cuốn cuộc, buôn, muôn ( có âm cuối) : dấu thanh nằm trên hoặc nằm dưới chữ cái thứ hai của âm chính uô - chữ ô. Sẽ tương tự như vậy với các tiếng chuồn, tuột, buồn ) 
* Quy tắc :
+ Trong tiếng dấu thanh nằm ở bộ phận vần trên ( hoặc dưới ) âm chính ; không bao giờ được nằm trên ( hoặc dưới ) âm đệm hoặc âm cuối. 
+ Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ nằm trên ( hoặc dưới ) chữ cái đầu (nếu tiếng đó không có âm cuối ), dấu thanh sẽ nằm trên ( hoặc dưới ) chữ cái thứ hai ( nếu tiếng đó có âm cuối ).
Bài tập 3 ;
Rủ nhau xuống biển mò cua 
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng 
 AI ơi chua ngọt đã từng 
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau. 
 Thuyền ai đậu bến Cô Tô 
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. 
Bài tập 4 : 
Cách làm tương tự bài trên. Chú ý HS đọc thuộc các thành ngữ :
Muôn người như một. 
Chậm như rùa. 
Ngang như cua. 
Cày sâu cuốc bẫm. 
4- Củng cố –dăn dò :
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có chứa nguyên âm đôi ua/uô - GV nhận xét tiết học. 
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
- GV – dán 2-3 phiếu có mô hình tiếng lên bảng 
- 1HS đọc tiếng bất kỳ cho 2-3 HS chép vào mô hình.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- GV : nói mục đích, yêu cầu của giờ học :
- GV đọc một lần đoạn văn cần viết chính tả. Nhắc HS một số từ ngữ dễ viết sai trong đoạn văn 
- GV : đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. Mỗi câu ( hoặc bộ phận câu ) đọc 2 lượt. 
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt cho HS soát lỗi. 
-HS đổi vở cho bạn ngồi cạnh để chữa lỗi cho nhau. 
- GV chấm, chữa 7-10 bài viết. 
- Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS làm việc cá nhân. 
HS viết các tiếng tìm được ra nháp ( hoăc gạch dưới các tiếng đó bằng bút chì mờ ). 
-GV mời 2-3 HS lên bảng viết các tiếng tìm được. 
-Cả lớp nhận xét, đi đến lời giải đúng
- Sau khi tìm các tiếng có chứa các âm chính là nguyên âm đôi ua và uô, HS nhận xét về cách đánh dấu thanh trong mỗi tiếng vừa tìm được
- HS rút ra quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa ua. uô 
-1 HS đọc yêu cầu của bài, HS cả lớp đọc thầm lại. 
-HS làm việc cá nhân, Trong khi đó, 2-3 HS lên bảng làm bài trong phiếu 
-Cả lớp và GV nhận xét đúng – sai về cách đánh dấu thanh. 
-! HS đọc lại cả bài ca dao và câu thơ của Trương Kế sau khi đã điền vần hoàn chỉnh :
HS làm tương tự như BT3
- HS nhận xét, chữa bàI. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 9 - Tuần 5
Ngày dạy:
Mở rộng vốn từ : Hoà Bình 
I-Mục đích yêu cầu :
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm “ Cánh chim hoà bình ”.
Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố. 
II- Đồ dùng dạy học :
Từ điển HS, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về cuộc sống hoà bình, khát vọng hoà bình. 
Bảng phụ viết sẵn nội dung của BT 2 
Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT 3 theo nhóm. 
III- Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
1p
28p
2p
a- Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 3-4 HS làm lại BT 4 ( Tiết luyện tập về từ trái nghĩa lần trước)
B- Dạy bài mới. 
Giới thiệu bài :
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm “ Cánh chim hoà bình ”.
- Biết ... HS đọc yêu cầu của bài tập cả lớp đọc thầm và làm việc cá nhân .
- học sinh thống kê (trên giấy nháp) kết quả
PP hoạt động nhóm 4
- Sau đó HS tự nhận xét về ý thức học tập trong tuần của mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
PPhoạt động nhóm lớn ( theo tổ )
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
-GV nhấn mạnh yêu cầu của bài tập :
- GV phát bút dạ và giấy khổ to cho HS tưng tổ trao đổi nhóm, lập bảng thống kê. 
-GV gợi ý HS thực hiện tuần tự từng bước .
Đại diện 2, 3 tổ trình bày bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của cả tổ.
Cả lớp và giáo viên nhận xét. Kêt luận tổ lập bảng thống kê tốt nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Luyện từ và câu 
Tiết 10 - Tuần 5
Ngày dạy:
Từ đồng âm
I- Mục đích, yêu cầu
1-Hiểu thế nào là từ đồng âm
2- Nhận diện được một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Biết phân biệt nghĩa của cac tư đồng âm.
II-Đồ dùng dạy học 
-Các mẩu chuyện, câu đố vui sử dụng từ đồng âm.
-một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III-Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
1p
7p
3p
20p
2p
A- Kiểm tra bài cũ 
GV kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của 3,4 HS theo yêu cầu về nhà của tiết học trước : hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
B-Dạy bài mới 
1-Gíơi thiệu bài 
- Giúp học sinh tìm hiểu thế nào là từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày; biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
2-Phần nhận xét
+Bài 1,2 :
Câu (1) (câu cá) : bắt cá tôm bằng móc sắt ( dòng 2) 
Câu (2) (câu thơ) : đơn vị của lời nói  (dòng 3)
Câu (3) (rau câu) : tên loài tảo đỏ mọc ở ven biển  (dòng 1)
+Bài 3: 3 từ câu văn đọc hoàn toàn giống nhau (đồng âm ) song mỗi từ lại có một nghĩa riêng biệt, rất khác nhau.Những từ như thế được gọi là những từ đồng âm. 
3. Phần ghi nhớ( SGK )
4. Phần luyện tập
Bài tập 1
+ Hãy phát hiện các từ giống nhau trong những tổ hợp này ? (từ “đồng “ )
+Phân biệt nghĩa của cac từ “đồng” trong môĩ tổ hợp: 
“Đồng” (cánh đồng ): khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt 
 Đồng (trống đồng) : kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. 
Kết luận : các từ này là những từ đồng âm khác nghĩa 
+ Đá ( hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. 
+Đá (đá bóng ) : đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. 
+Ba (ba má) :bố (cha ).
+Ba (ba tuổi ) : số 3, số tiếp theo số2 trong dãy số tự nhiên. 
Bài tập 2 : 
- bàn :
+lọ hoa trên bàn đang dịu dàng toả hương. 
+ cuộc họp lớp bàn về việc quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. 
+việc gì bố em cũng bàn với mẹ rồi mới quyết định 
cờ : 
+ cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ cuả ta 
+cướp cờ là một trò chơi dân gian rất vui. 
+ anh ấy đoạt giải quán quân môn cờ vua. 
+ từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ 
+ anh ta đã trở cờ ( phản bội)
-nước: 
+ Nước con suối này thật trong ! 
+ Nước ta có bờ biển thật dài!
Bài tập 3 
Đọc thư ba viết “ ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc “. bạn Nam tưởng rằng ba mình đã chuyển sang làm việc ở ngân hàng vì nhầm lẫn hai từ đồng âm “tiền tiêu “( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gac ở phía trước khu vực chú quân, hướng về phía địch ) với “tiền tiêu” (tiền để tiêu )
Bài tập 4 
giải đố :
Câu a : là con chó thui ; tư “chín “ có nghĩa là nướng chứ không phải là con số chín. 
Câu b : cây hoa súng va khẩu súng (hay còn gọi là cây súng )
5 – Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm việc tốt.
- Yêu cầu HS về nhà tập tra Từ điển HS để tìm từ đồng âm. 
Phương pháp kiểm tra -đánh giá.
+ HS lên bảng làm bài tập 3-4 
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
-GV có thể bắt đầu bài học bằng cách đưa ra một số tranh ảnh hoặc kể một mẩu chuyện có liên quan đến từ đồng âm để gợi hứng thú tìm hiểu bài của HS. Sau đó giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học
Pp thực hành khám phá:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ yêu cầu của các bài 1, 2, 3 ( mỗi em đọc một bài ). Cả lớp đọc thầm lại.
HS làm việc cá nhân. Các em đọc BT2, đánh dấu bằng bút chì mờ bên lề BT1 dòng nêu đúng ý nghĩa của mỗi từ câu đã đánh số. (VD: Dòng 2-‘’Ông ngồi câu (1) cá’’) suy nghĩ trả lời câu hỏi 3. 
HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng, giảng giải về nghĩa của mỗi từ câu trong 3 VD.
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ trong SGK. 
- 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn sách)
PP luyện tập thực hành
-1HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lóp đọc thầm lại, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- GV (làm mẫu )-hướng dẫn HS phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các từ ngữ ở dòng thứ nhất (cấnh đồng, trống đồng, một nghìn đồng) theo các câu hỏi nhỏ.
- Hs làm bài vào vở TV
-Học sinh tiếp tục phân biệt nghĩa của các từ trong các tổ hợp từ còn lại (ở dòng 2,3) theo cách làm tương tự như trên. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu 
- GV nhắc các em chú ý : để phân biệt các từ đồng âm, các em phải đặt ít nhất 2 câu (theo mẫu) vào vở.
- HS làm việc cá nhân – các em đặt câu vào giấy nháp. 
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. 
- cả lớp và GV nhận xét. 
- Làm miệng
-1HS đọc yêu cầu của bàI. 
-HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
PP trò chơi:
Một HS đọc yêu cầu của bài. 
HS thi giải đố nhanh. 
GV nhận xét kết hợp lời giảI đúng 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Tập làm văn 
Tiết 10 - Tuần 5
Ngày dạy:
Trả bài văn tả cảnh
I _ Mục đích – yêu cầu : 
1- HS nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo những đề đã cho .
2- Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu chữa .
II- Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi các đề bài của tiết kiểm tra viết văn tả cảnh cuối tuần 4 ; một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý  cầ chữa chung trước lớp .
Phấn màu 
Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loaij và sửa lỗi ( Phiếu phát cho từng HS ) 
Mẫu :
Lỗi chính tả /
sửa lỗi
Lỗi dùng từ /
Sửa lỗi
Lỗi về câu /
Sửa lỗi
Lỗi diễn đạt /
Sửa lỗi
Lỗi về ý /
Sửa lỗi
III- Các hoạt động dạy học : 
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5 phút 
20 phút
5ph
5ph 
5ph 
A-Kiểm tra bài cũ :
- GV chấm vở của một số HS về nhà đã viết lại bảng thống kê ( BT 2 ) của tiết học trước vào vở ; hoặc tự lập một bảng thống kê theo nội dung các em tự nghĩ ra .Đánh giá cao những HS Có ý thức tự lập bảng thống kê .
B- Dạy bài mới :
1- GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp .
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra viết ( văn tả cảnh ) cuối tuần 4 ; một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý ...
+ Những ưu điểm chính .Ví dụ : Xác định đúng đề bài ( tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây , trên nương rẫy , cảnh một trường tiểu học , một cơn mưa ...) , Kiểu bài ( tả cảnh ) , bố cục , ý , diễn đạt . Có thể nêu một vài ví dụ cụ thể , kèm tên HS .
+ Những thiếu sót , hạn chế . Nêu một vài ví dụ cụ thể , tránh nêu tên HS .
Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi , khá , TB . yếu ) 
* Chú ý : GV cần chỉ rõ những ưu điểm và sai sót khi nhận xét bài viết của HS , song cũng cần tế nhị , tránh làm những HS kém phải xấu hổ , mặc cảm , tự ti .GV không ghi điểm kém vào sổ mà yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để bài viết đạt kết quả tốt hơn .
Hướng dẫn HS chữa bài : 
Hướng dẫn từng HS sửa lỗi :
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân . Nhiệm vụ : 
+ Đọc lời nhận xét của thầy hoặc cô giáo . 
+ Đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi trong bài .
+ Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại ( Lỗi chính tả , từ , câu , diễn đạt , ý ) và sửa lỗi .
+ Đổi bài làm , đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót , soát lại việc sửa lỗi .
Hướng dẫn chũa lỗi chung :
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng . GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu ( nếu sai ) . HS chép bài chữa vào vở .
Hướng dẫn học tập những đoạn văn , bài văn hay .
- GV đọc những đoạn văn , bài văn hay có ý riêng , có sáng tạo của một số HS trong lớp ( hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được ) 
 - Tìm ra cái hay, cái đáng học của Bài văn , đoạn văn , từ đó rút kinh nghiệm cho mình .
Hướng dẫn HS làm BT về nhà ( chuẩn bị nội dung cho tiết TLV cuối tuần 6 – Luyện tập tả cảnh sông nước .
– Quan sát một cảnh sông nước ( Một vùng biển , một dòng sông , con suối ..hay mặt hồ... ) và ghi lại những đặc điểm của cảnh đó .
Củng cố –dặn dò :
- GV nhận xét tiết học , biểu dương những HS viết bài tốt , đạt điểm cao và những HS tham gia chữa bài tốt trong giờ học ; khuyến khích HS hoàn thiện bài viết gửi báo tường của trường hay gửi đăng báo thiếu nhi , báo địa phương 
 - Đơn xin gia nhập đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh . đơn xin phép nghỉ học , đơn xin cấp thẻ đọc sách ...) để chuẩn bị cho tiết TLV đầu tuần 6 – Luyện tập làm đơn .
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ HS đem vở , GV chấm bài .
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Phương pháp thuyết trình, trực quan.
-GV Nhận xét về kết quả làm bài :
Phương pháp luyện tập thực hành
- GV Những ưu điểm chính
GV nêu một vài ví dụ cụ thể 
- GV Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi , khá , TB . yếu ) 
- GV yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để bài viết đạt kết quả tốt hơn .
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
GV trả bài cho từng HS 
HS đọc .
HS viết ( cá nhân )
HS trao đổi, thảo luận trước lớp 
+ GV theo dõi , kiểm tra HS làm việc .
GV chữa các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi . Cả lớp tự chữa trên nháp .
- GV đọc những đoạn văn
- HS trao đổi , thảo luận dưới sự HD của GV
Một HS đọc yêu cầu của BT
Một HS đọc phần gợi ý 
GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn cho đạt để nhận đánh giá tốt hơn .
GV nhắc HS xem lại các mẫu đơn đã học ở Tiếng Việt 3 – tập I
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 5.doc