Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

B. Bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 a) Luyện đọc

- 1 HS đọc

- Chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn

- Đọc nối tiếp lần 1: 4 HS đọc

GV sửa lỗi phát âm

- GV ghi từ khó HS đọc sai

- HS đọc nối tiếp lần 2

- Yêu cầu đọc lướt văn bản tìm câu , đoạn khó đọc

- Yêu cầu hS đọc

 b) Tìm hiểu bài

HS đọc thầm đoạn

? Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xây ở đâu?

? Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

? Dáng vẻ của A- lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?

? Chi tiết nào làm cho em nhớ nhất ? Vì sao?

- Giảng : chuyên gia máy xúc A- lếch- xây cùng với nhân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nuớc. Dáng vẻ của anh A- lếch - xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý, gợi nên ngay cảm giác đầu thật giản dị, thân mật. Anh có vẻ mặt chất phát, dáng dấp của một người lao động. Tất cả đều toát lên vẻ dễ gần, dễ mến. Tình bạn của 2 người thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.

? Nội dung bài nói lên điều gì?

- GV ghi nội dung bài

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Sáng:Tiết 3 : Tập đọc 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 I. Mục tiêu
 1. Đọc lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
 2. Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: Tình cảm chân tình của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc 
 II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh sgk
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt dộng dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất 
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc 
- Chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1: 4 HS đọc
GV sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó HS đọc sai
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu đọc lướt văn bản tìm câu , đoạn khó đọc
- Yêu cầu hS đọc 
 b) Tìm hiểu bài
HS đọc thầm đoạn 
? Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xây ở đâu?
? Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
? Dáng vẻ của A- lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?
? Chi tiết nào làm cho em nhớ nhất ? Vì sao?
- Giảng : chuyên gia máy xúc A- lếch- xây cùng với nhân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nuớc. Dáng vẻ của anh A- lếch - xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý, gợi nên ngay cảm giác đầu thật giản dị, thân mật. Anh có vẻ mặt chất phát, dáng dấp của một người lao động. Tất cả đều toát lên vẻ dễ gần, dễ mến. Tình bạn của 2 người thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
? Nội dung bài nói lên điều gì? 
- GV ghi nội dung bài
 c) Đọc diễn cảm
- Hướng dẫn luyện đọc (Đ4)
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét ghi điểm
? Qua bài em nào rút ra được ý nghĩa của bài học
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời về các câu hỏi trong SGK
- HS nghe
- HS đọc, cả lớp đọc thầm bài
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc 
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở công trường xây dựng 
+ Anh A-lếch- xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng , thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ
+ Chi tiết tả anh A- lếch- xây xuất hiện ở công trường 
+ Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A- lếch xây. Họ rất nhau về công việc .Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mạt . 
- lắng nghe. 
- Kể về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thể giới.
- HS nhắc lại nội dung bài 
- HS đọc 
* Ý nghĩa : Tình cảm chân tình của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc 
 3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ê- mi- li, con... 
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Sáng: Tiết 3 Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
 I. Mục tiêu
 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm cánh chim hoà bình.
 2. Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền 
quê hoặc thành phố.
 II. Đồ dùng dạy học
 một số tờ phiếu viết nội dung của bài tập 1, 2.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A.Kiểm tra bài cũ ()
 - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với một cặp từ trái nghĩa mà em biết?
 - Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu tục ngữ thành ngữ ở tiết trước.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới ()
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
H: Tại sao em chọn ý b mà không chọn ý c hoặc ý a?
GV nhận xét chốt lại 
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm theo cặp
- Gọi HS trả lời
 H: Nêu ý nghĩa của từng từ ngữ và đặt câu?
 Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài
- Gọi 1 HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng GV và lớp nhận xét 
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về hoàn thành bài văn của mình.
- 3 HS lên làm
- HS đọc
- HS nêu
- HS tự làm bài và phát biểu 
+ ý b, trạng thái không có chiến tranh.
- Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người. Trạng thái hiền hoà, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người.
- HS đọc 
- HS thảo luận theo cặp
- Những từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
+ Bình yên: yên lành không gặp điều gì rủi ro hay tai hoạ
+ bình thản: phẳng lặng, yên ổn tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái không có điều gì áy náy lo nghĩ.
+ Lặng yên: trạng thái yên và không có tiếng động.
+ Hiền hoà: hiền lành và ôn hoà 
+ Thái bình: yên ổn không có chiến tranh
+ Thanh bình: yên vui trong cảnh hoà bình.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- 1 HS làm 
- HS đọc đoạn văn của mình
 Luyện từ và câu 
TỪ ĐỒNG ÂM
 I. Mục tiêu
1. Hiểu thế nào là từ đồng âm.
2. Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
 II. Đồ dùng dạy học 
 Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động ...có tên gọi giống nhau 
 III. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nhận xét 
 Bài 1
Viét bảng câu: Ông ngồi câu cá
 Đoạn văn này có 5 câu.
? Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?
? Nghĩa của từng câu trên là gì?
? Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên
KL: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
 2. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS lấy VD 
- Nhận xét khen ngợi 
 3. Luyện tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức HS làm việc theo cặp 
- Gọi HS trả lời 
- Nhận xét lời giải đúng
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và bài mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét 
- Gọi HS giải thích:
+ Bàn: trao đổi ý kiến
+ Bàn: đồ dùng bằng gỗ có mặt phẳng có chân đứng
+ Cờ: vật làm bằng vải lụa có kích cỡ mà sắc nhất định tượng trưng cho một quốc gia ..
+ Cờ: trò chơi thể thao, đi các quân theo những kẻ ô nhất định.
+ Nước: chất lỏng không màu không mùi, không vị
+ Nước: vựng đất có nhiều người hay nhiều dân tộc cựng sinh sống.
 Bài 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 
H: Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng? 
- GV nhận xét lời giải đúng.
 Bài 4
- Gọi HS đọc câu đố
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS trả lời 
? Trong 2 câu đố trên người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?
- Nhận xét khen ngợi HS 
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc câu đố và tìm các từ đồng âm
- 3 HS đọc
- HS nghe
- HS đọc câu văn
+ Hai câu văn trên đều là 2 câu kể.
mỗi câu có 1 từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau
+ Từ câu trong Ông ngồi câu cá là bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ buộc ở 2 đầu dây.
+ Từ câu trong Đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
+ Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
- 4 HS đọc ghi nhớ
- HS lấy VD
+ Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy trồng trọt
+ Tượng đồng: Kim loại có màu đổ dễ dát mỏng và kéo thành sợi thường dùng làm dây điện.
+ Một nghìn đồng: đơn vị tiền tệ của VN
+ Hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
+ éá bóng: đưa chân và hất mạnh bóng cho ra xa ..
+ Ba má: balà bố, người sinh ra và nuôi dưỡng mình.
+ Ba tuổi: ba là số liên tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
- HS đọc
- 3 HS lên bảng lớp làm cả lớp làm vào vở
- 3 HS đọc bài của mình
+ Bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp/ họ đang bàn về việc sửa đường.
+ Nhà cửa ở đây được xây dựng hình bàn cờ/ Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.
+ Yêu nước là thi đua/ bạn lan đang đi lấy nước.
- HS đọc
+ Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của 2 từ đồng âm là tiền tiêu
- Tiền tiêu: chi tiêu
- Tiền tiêu: vị trí quan trọng nơi bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về phía địch
- HS đọc
- HS làm bài
+ Con chó thui
+ Cây hoa súng và khẩu súng
- Từ chín trong câu a là nướng chín cả mắt mũi, đuôi đầu.. chứ không phải số 9
- Khẩu súng còn được gọi là cây súng
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Sáng: Tiết 3 Tập đọc 
 Ê- MI- LI, CON...
 I. mục tiêu
 1. Đọc lưu loát toàn bài , đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn - xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh -tơn. Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN.
 3. Đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4
 II. đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGKL 
 - Tranh ảnh về nhữnh cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ gây ra trên đất nước VN 
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc
? dáng vẻ anh A-lếch- xây có gì khiến anh Thuỷ chú ý?
? câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét cho điểm
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) luyện đọc
- HS đọc bài
- Yêu cầu HS đọc các tên riêng nước ngoài: E-mi- li, Mo-ri- xơn, giôn - xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn
 - HS đọc nối tiếp
- GV ghi từ khó đọc
- HS đọc nối tiếp lần 2
HS đọc phần chú giải
- HS đọc lướt văn bản tìm câu khó đọc
GV ghi bảng HD đọc
 - GV đọc toàn bài
 c) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm và đọc câu hỏi 
? Vì sao chú Mo - ri - xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? 
Ý 1: TTố cáo tội ác của Mĩ
? Chú mo- ri-xơn nói với con điều gì?
Ý 2: Chú Mo-ri - xơn nói chuyện cùng con gái Ê- mi- li
? Vì sdao chú Mo-ri-xơn nói: Cha đi vui..?
Ý 3: Lời từ biệt vợ con
? Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-li-xơn?
? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
GV ghi bảng
 c) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài
- 4 HS đọc diễn cảm sau đó học thuộc lòng 
- HS thi đọc thuộc lòng
- GV nhận xét ghi điểm
? Qua bài em nào có thể rút ra được ý nghĩa của bài
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
- HS theo dõi 
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm
- HS đọc đồng thanh
- 5 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó
- 5 HS đọc nối tiếp
- HS tìm và nêu
- HS đọc 
- HS đọc thầm đoạn thơ và đọc to câu hỏi
+ Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo, không nhân danh ai. Chúng ném bom na pan, B52, hơi độc 
để đốt bệnh viện, trường học, giết tẻ em vô tội, giết cả những cánh đồng xanh.
+ Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa, Chú dặn khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ:
" Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn
+ Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú . Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp
- Chú Mo-ri-xơn dám xả thân vì việc nghĩa
- Hành động của chú thật cao cả...
+ Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú mo-li- xơn, dám tự thiêu dể phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ
- HS đọc nội dung bài 
- HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc
- HS thi
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc nhất
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc thuộc lòng và xem trước bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai
Tiết 4 : Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I. Mục tiêu
Giúp HS biết:
- Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng
- Lập bảng thống kê theo yêu cầu.
- Qua bảng thống kê kết quả học tập, HS có ý thức tự giác tích cực học tập.
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ:
 B. Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS lên bảng làm
- Gọi HS đọc kết quả thống kê và cách trình bày của từng HS. 
? Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình?
GV Bây giờ các em cùng lập kết quả học tập trong tháng của các thành viên trong tổ
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Gọi HS làm vào bảng phụ
Bảng thống kê kết quả học tập tháng 9 Tổ 3
- Gọi HS cùng tổ nhận xét phiếu của bạn
? Em có nhận xét gì về kết quả học tập của tổ 1,2,3..
? Trong tổ 1 ( 2,3,..) bạn nào học tập tiến bộ nhất? Bạn nào chưa tiến bộ?
GV kết luận: Qua bảng thống kê em đã biết kết quả học tập của mình. Vậy các em cố gắng hơn nữa để tháng sau đạt kết quả học tập tốt hơn.
 3. Củng cố dặn dò:
? Bảng thống kê có tác dụng gì? 
- Nhận xét giờ học 
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên làm trên bảng lớp HS cả lớp làm vào vở.
- 3 HS đọc nối tiếp 
VD: 
Điểm trong tháng 10 của Hương Giang, tổ 1:
+ Số điểm dưới 5: 0
+ Số điểm từ 5 đến 6: 1
+ Số điểm từ 7 đến 8: 4
+ Số điểm từ 9 đến 10: 3
- HS đọc 
- HS làm vào vở
- HS làm 
- 2 HS nhận xét bài của bạn
- HS nêu nhận xét 
- Giúp ta biết tình hình học tập của mình và nhận xét về bảng thống kê
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn
 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
 1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh
 2. Nhận thức được ưu khuyết điểm trong bài văn tả cảnh của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết được một đoạn văn cho hay hơn. 
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh cuối tuần 4; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp
- Phấn màu.
 III. các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ ()
- GV chấm bảng thống kê
- Nhận xét 
 B. Dạy bài mới ()
 1. Giới thiệu bài ()
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 2. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
 a) Nhận xét chung
+ Ưu điểm: 
- HS đã hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.
 - Xác định đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng
- Diễn đạt câu ý rõ ràng 
- Có sáng tạo khi làm bài
- Lỗi chính tả có tiến bộ, hình thức trình bày đẹp, khoa học
+ GV nêu một số bài văn đúng yêu cầu và sinh động giàu tình cảm, có sáng tạo cách trình bày khoa học ...
+ Nhược điểm:
 GV nêu một số lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày...
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến 
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm cách sửa
- Trả bài cho HS
 b). Hướng dẫn chữa bài
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn 
- GV theo dõi giúp đỡ
 c). Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
- GV gọi HS đọc đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
GV hỏi HS tìm ra cách dùng từ, diễn đạt hoặc ý hay.
 d). Viết lại đoạn văn 
- GV gợi ý viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả 
+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay
+ Đoạn văn viết câu cụt, đơn giản
+ Đoạn mở bài, kết bài chưa hay.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại
- GV nhận xét
 3. Củng cố dặn dò ()
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về viết lại bài chưa đạt , quan sát một cảnh sông nước, biển, suối....ghi những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho bài sau.
- 5 HS nộp bài chấm
- HS nghe
- 2 HS 1 nhóm trao đổi để cùng chữa bài
- HS xem lại bài của mình.
- HS chữa bài
- HS đọc 
- HS trả lời 
- HS viết 
- HS đọc bài đã viết lại

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_5_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc