Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 15 – Kì diệu rừng xanh.

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm .

2. Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu mến , ngưỡng mộcủa tác giả đối với vẻ đẹp của rừng , từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng .

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK /75

Tranh ảnh về rừng và những con vật sống ở rừng

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUầN 8
Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2006
Tập đọc
Tiết 15 – Kì diệu rừng xanh.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm .
2. Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu mến , ngưỡng mộcủa tác giả đối với vẻ đẹp của rừng , từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK /75
Tranh ảnh về rừng và những con vật sống ở rừng
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc thuộc đoạn em yêu thích trong bài Tiếng đàn Ba -la -lai-ca trên sông Đà – Nêu nội dung bài
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến thăm khu rừng khộp rất kì thú
G cho H quan sát tranh trong SGK/75
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: H đọc bài
? Lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn:
+ Đoạn 1:
? Giải nghĩa từ ngữ: lúp xúp , ấm tích , tân kì .
- G hướng dẫn : đọc đúng : loanh quanh, lúp xúp . Ngắt câu 4 : ngắt sau tiếng lồ .
 Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
+ Đoạn 2:
? Giải nghĩa từ ngữ : vượn bạc má .
- G hướng dẫn đọc : ngắt câu cuối đoạn: ngắt sau tiếng đẹp . Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
+ Đoạn3:
? Giải nghĩa từ : khộp , con mang .
- G hướng dẫn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe ?
Bước 3: Đọc cả bài
- G hướng dẫn đọc cả bài 
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc lướt toàn bài cho biết tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng ?
? Đọc thầm đ1 , cho biết những cây nấm khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
? Những liên tưởng về những cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp lên ntn ?
? Đọc thầm đoạn 2 và cho biết những muông thú trong rừng được miêu tả ntn ?
? Sự có măt của chúng đem lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
? Vì sao rừng khộp được gọi là “ giang sơn vàng rợi” ?
? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm 
- G hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: 
Đ1 đọc với giọng khoan thai , thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ , nhấn giọng ở những từ ngữ : lúp xúp ,sặc sỡ , rực lên ,
Đ2 đọc hơi nhanh những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn thoắt hiện ... 
Đ3 đọc giọng thong thả những câu văn miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng , nhấn giọng ở các từ ngữ : úa vàng , rực vàng , giang sơn vàng rọi , 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài
- G đọc mẫu cả bài
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
? Tác giả đã dùng những giác quan nào để miêu tả vẻ đẹp của rừng ?
- VN: Chuẩn bị bài sau: Trước cổng trời.
- 2 H trả lời
- H lắng nghe , quan sát tranh
- 1 H đọc
- H đọc thầm theo, trả lời
- 3 đoạn:
Đ 1: Từ đầu- lúp xúp dưới chân
Đoạn 2: Nắng trưa – nhìn theo
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H đọc thể hiện
- H luyện đọc đ1 
- H giải nghĩa
- H đọc thể hiện
- H luyện đọc đ2 
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc 
- H lắng nghe 
- ... nấm rừng , cây rừng , nắng trong rừng, các con thú , âm thanh của rừng
- ...liên tưởng như 1 thành phố nấm...tác giả có cảm giác như mình là người khổng lồ đi lạcvào kinh đô của những người tí hon...
- ...cảnh vật thêm đẹp , sinh động , lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích
- ... con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp ...
- ... cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ
- vì có rất nhiều màu vàng ...
- H trả lời
- H đọc từng đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn yêu thích, đọc cả bài
- H trả lời
Chính tả 
Tiết 8 – Kì diệu rừng xanh.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe – viết đúng , trình bày đúng 1đoạn trong bài Kì diệu rừng xanh.
2. Làm đúng các bài tập luyện đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi yê.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Viết bảng : tiếng cười , lo liệu , điều lành
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng 1 đoạn trong bài Kì diệu rừng xanh.
*HĐ3. Hướng dẫn chính tả 
- G đọc mẫu
- Tập viết chữ ghi tiếng khó: rọi xuống , chuyển động , gọn ghẽ, len lách.
? Phân tích tiếng “xuống” trong từ “rọi xuống” ?
? Tiếng “xuống” được viết ntn?
? Phân tích tiếng “chuyển” trong từ “chuyển động” ?
? Nêu cách viết vần “uyên” ?
? Phân tích tiếng “ghẽ” trong từ “ gọn ghẽ” ?
? Tiếng “ghẽ” được viết bằng phụ âmđầu gì ? 
? Phân tích tiếng “lách” trong từ “ len lách”?
? Tiếng “lách” được viết ntn?
- Luyện viết bảng con: xuống , chuyển, ghẽ, lách.
*HĐ4. Viết chính tả 
- G đọc từng câu 
*HĐ5. HD chấm , chữa 
- G đọc cho H soát bài
- G chấm bài
*HĐ6. HD làm bài tập chính tả 
Bài 2:SGK/76
? Đọc đề bài , lớp đọc thầm theo xác định yêu cầu ?
- G chấm, chữa
? Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên ?
Bài 3:SGK/77
? Đọc đề bài , lớp đọc thầm theo xác định yêu cầu ?
? Làm bài vào vở ?
- G chấm, chữa
Bài 4:SGK/77
? Đọc đề bài , lớp đọc thầm theo xác định yêu cầu ?
? Quan sát tranh để gọi tên các loài chim ?
- G chấm, chữa, nêu đặc điểm của mỗi loài chim
*HĐ7:Củng cố , dặn dò:
- G công bố điểm,nhận xét giờ học , tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
- VN: Tự sửa lỗi sai
 Chuẩn bị bài sau: học thuộc bài Tiếng đàn Ba-la-lai -ca trên sông Đà.
- H viết vào bảng con , nhận xét cách đánh dấu thanh
- H đọc thầm theo
- H đọc 
- xuống = pâ đầu x+ vần uông +thanh sắc
- H nêu miệng
- chuyển = pâ đầuch + vần uyên+thanh hỏi
- H nêu miệng
- ghẽ = pâ đầu g+ vần e +thanh ngã
- H nêu miệng
- lách = pâ đầu l+ vần ach+thanh sắc
- H nêu miệng
- H viết bảng con
- H viết bài vào vở
- H soát bài bằng bút chì, ghi số lỗi, đổi vở cho nhau soát bài.
H đọc đề, xác định yêu cầu
H làm bài vào SGK
- H đọc đề, làm vào vở , nêu miệng kết quả
- tìm tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để gọi tên các loài chim
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2006
Luyện từ và câu
Tiết 15 –Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật trong thiên nhiên . 
2. Tìm được các từ ngữ miêu tả ko gian , sóng nước và sử dụng những từ ngữ đó để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đặt câu với 2 nghĩ khác nhau của từ biển ? 
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC gắn với chủ điểm Con người với thiên nhiên các em sẽ được làm giàu vốn từ về thiên nhiên .
*HĐ3. Hướng dẫn luyện tập 
+ Bài 1
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài? 
? Nêu yêu cầu của bài ?
? Làm bài vào SGK ?
 - G nhận xét , kết luận câu trả lời đúng
+ Bài 2 
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài? 
? Nêu yêu cầu của bài ?
? Làm vào SGK( lưu ý đọc kĩ các câu thành ngữ, tìm hiểu nghĩa của từng câu , gạch chân từ cần tìm) ?
- G kết luận các từ đúng
? Trong các từ trên , từ nào chỉ sự vật , từ nào chỉ hiện tượng ?
G giải thích câu d
+ Bài 3
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài?
? Nêu yêu cầu của bài ? Đọc to mẫu ?
? Làm bài theo nhóm 2? 
+ Bài 4
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài? 
? Nêu yêu cầu của bài ?
- G chấm, chữa bài.
*HĐ5 :Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
- H làm nháp, đọc bài làm 
- H lắng nghe
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- dòng nào giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên
- H làm bài vào SGK, đọc bài làm
- câu b 
- H đọc thầm, xác định yêu cầu 
- tìm từ chỉ các sự vật , hiện tượng trong thiên nhiên
- H làm vào SGK , đọc bài làm 
- sự vật : thác, ghềnh, nước ,đá , khoai , mạ - hiện tượng : gió ,bão
H đọc đề, xác định yêu cầu
- tìm từ ngữ miêu tả ko gian
H làm nháp , đại diện các nhóm trình bày kết quả
H đọc đề, xác định yêu cầu
Đặt câu với từ ngữ.
H làm bài vào vở 
__________________________________
Kể chuyện
Tiết 8 - Kể chuyện đã nghe , đã đọc.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc có nội dung nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên .
- Trao đổi được với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2. Rèn kĩ năng nghe :
- Chăm chú nghe bạn kể , biết nhận xét lời bạn kể.
- Rèn luyện thói quen ham đọc sách và luôn có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên , vận động mọi người cùng tham gia thực hiện .
II. Đồ dùng dạy học:
Sách, báo , truyện ..nói về các anh hùng , danh nhân của đất nước.
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Kể lại đoạn tự chọn trong truyện Cây cỏ nước Nam. Nêu ý nghĩa câu chuyện
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay ,các em sẽ kể cho nhau nghe những truyện sưu tầm được có nội dung nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - G ghi tên đề bài
*HĐ3. HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
? Đọc đề bài trong SGK/18 ?
G ghi bảng 
? Đề bài thuộc kiểu bài gì?
? Nội dung truyện kể là gì?
G gạch chân từ TT : giữa con người với thiên nhiên 
? Đọc thầm gợi ý 1,2 trong SGK và tóm tắt?
? Giới thiệu câu chuyện tìm được ngoài nhà trường?
? Kể những câu chuyện thế nào cho hay, đọc thầm gợi ý 3 trong SGK?
G hướng dẫn cách kể : Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp, kể chuyện có đầu diễn biến, kết thúc.. giọng kể phù hợp 
*HĐ4. H kể chuyện 
- Hoạt động theo nhóm đôi:
? Kể cho nhau nghe theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện?
- Hoạt động cả lớp:
G nhắc nhở H :
+ Kể chuyện đầy đủ , đúng nội dung chú ý giọng kể , điệu bộ ..
+ H còn lại lắng nghe nghe bạn kể để nhận xét 
- G n/x , cho điểm
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Liên hệ thực tế
- VN: Kể lại cho người thân nghe 
 Chuẩn bị bài sau: sưu tầm câu chuyện theo nội dung Tuần 9
- 1 -2 H kể
 - 1-2 H đọc 
- H đọc thầm	
- kể câu chuyện đã nghe , đã đọc
- kể về quan hệ giữa con người với thiên nhiên
- H trả lời
- H giới thiệu tên và đưa truyện
- H kể cho nhau nghe theo nhóm 2, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- H kể chuyện , nêu ý nghĩa 
- H khác nhận xét
_____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2006
Tập đọc
Tiết 16 - Trước cổng trời.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ thơ mộng vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao .
2. Hiểu bài :
- Nắm được nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống thiên nhiên trên vùng núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành , cùng những con người chịu thương, chịu khó , hăng say lao động, làm đẹp cho quê hương .
3. Thuộc lòng một số khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc đoạn yêu thích trong bài Kì diệu rừng xanh- nêu nội dung bài
*HĐ2. Giới thiệu bài 
G cho H quan sát tranh minh hoạ và hỏi : Tranh vẽ khung cảnh ở đâu ? Em thấy nơi đây ntn ?
- Nước VN ta đâu cũng có cảnh đẹp , mỗi miền quê đều có mỗi cảnh sắc, vẻ đẹp riêng . Bài thơ Trước cổng trời sẽ đưa chúng ta đi tham quan con người và cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của một vùng núi cao.
- G ghi tên đề bài- 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: H đọc bài
? Lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn:
+ Đoạn 1:
? Giải nghĩa từ: 
- G hướng dẫn đọc :Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng
+ Đoạn 2:
? Giải nghĩa từ: nguyên sơ
- G hướng dẫn đọc :Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng.
+ Đoạn 3:
? Giải nghĩa từ: vạt nương, triền , sương giá - G hướng dẫn đọc :Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng.
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: Đọc cả bài
- G hướng dẫn 
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi 1/ SGK( Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời ) ?
G giải thích thêm 
? Đọc lướt toàn bài và cho biết tác giả đã tả những cảnh vật nào ?
? Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong mỗi bài thơ ?
? Trong các cảnh vật được miêu tả em thích nhất cảnh nào , vì sao ? 
? Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên ?
? Nêu nội dung chính của bài ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm:
- G hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn; chú ý nhấn giọng ở các cảnh vật , con người toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , thể hiện niềm xúc động của tác giả , nhấn giọng ở các từ ngữ : ngút ngát, ngân nga, nguyên sơ , vạt nương , hoang dã, khắp ngả , gặt lúa ,  
- G đọc mẫu cả bài
? Nhẩm thuộc nhữngcâu thơ mà em thích
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Cái gì quý nhất.
-1-2 H trả lời
- H quan sát tranh và trả lời
- 1 H đọc to bài
- H đọc thầm, trả lời
- 3 đoạn: mỗi khổ là1 đoạn
- 3 H đọc
- H luyện đọc đ1 
- H giải nghĩa
- H luyện đọc đ2 
- H giải nghĩa
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc
- H lắng nghe 
- ...đèo cao giữa hai vách đá 
- cỏ hoa , thác , đàn dê, cây trái vạt nương, người đi làm ...
- H trả lời 
- H trả lời
- ...có hình ảnh con người 
- như mục I
- H đọc từng đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn ,đọc đoạn yêu thích, , đọc cả bài
- H nhẩm sau đó đọc thuộc 
_______________________________________
Tập làm văn
Tiết 15 - Luyện tập tả cảnh.
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp H : 
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương mà em chọn .
- Viết 1 đoạn văn trong phần thân bài của bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em 
II. Đồ dùng dạy học:
H sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp ở địa phương .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em chuyển một phần dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- G ghi tên đề bài
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1
? Đọc thầm yêu cầu bài 1, xác định yêu cầu của bài?
? Nêu yêu cầu của bài?
? Phần mở bài em cần nêu những gì ?
? Em hãy nêu nội dung chính của phần thân bài ?
? Các chi tiết cần được sắp xếp theo trình tự nào ?
? Phần kết bài cần nêu những gì ? 
Bài 2
? Đọc thầm, xác định yêu cầu ?
? Đề bài yêu cầu gì?
? ý nào sẽ chọn để viết đoạn văn? Suy nghĩ và làm bài vào vở ?
- G chấm , chữa, nhận xét
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh
- VN: Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.
- 1-2 trả lời
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em
-H tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
- H làm bài vào vở bài tập
- H đọc dàn bài ( 3-4 H) , H khác nhận xét 
- H đọc thầm, xác định yêu cầu của đề bài
- dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh đã lập , viết đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê hương em .
- H trả lời miệng
- H thực hiện yêu cầu vào vở 
- H đọc bài làm, H khác nhận xét về nội dung, cách diễn đạt , trình bày.
_____________________________________________________
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2006
Luyện từ và câu
Tiết16 - Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm .
- Hiểu nghĩa của các từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc , nghĩa chuyển ) và mối quan hệ giữa chúng 
- Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là tính từ .
II. Đồ dùng dạy học:
Từ điển
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để xác định nghĩa của chúng . 
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập về từ nhiều nghĩa
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1
? Đọc yêu cầu và nội dung của bài ?
? Làm bài theo nhóm đôi ?
- G nhận xét chung, chốt bài.
Bài 2
? Đọc thầm, xác định yêu cầu ?
? Nêu yêu cầu của bài ?
- G chấm , chữa, nhận xét
Bài 3
? Đọc thầm, xác định yêu cầu và làm bài vào vở?
- G chấm điểm- nhận xét
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- VN: Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên.
- H làm nháp
- tìm các từ đồng nghĩa trong các câu văn .
- H thảo luận nhóm , làm bài vào SGK, nêu miệng bài làm.
H đọc đề, xác định yêu cầu
Tìm nghĩa của từ xuân
H làm bài vào vở nháp 
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- H làm bài vào vở 
H đọc câu văn đã hoàn chỉnh, H khác nhận xét.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2006
Tập làm văn
Tiết 16 - Luyện tập tả cảnh dựng đoạn
 mở bài , kết bài .
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố về cách viết đoạn mở bài , kết bài trong bài văn tả cảnh .
- Thực hành viết mở bài theo lối gián tiếp , kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em .
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1
? Đọc yêu cầu của bài tập ?
? Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi ?
? Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài gián tiếp ?
? Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên , hấp dẫn hơn ?
- G nhận xét chung .
Bài 2
? Đọc yêu cầu của bài ?
? Thảo luận nhóm đôi yêu cầu ?
- G kết lời giải đúng
Bài 3
? Đọc yêu cầu của bài tập ?
? Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi ?
- G nhận xét chung , chấm diểm .
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
- G nhận xét tiết học
- VN: Chuẩn bị bài TLV tiết 17
- 1-2 H trả lời 
- H đọc thành tiếng 
- H trao đổi , thảo luận 
- Đại diện các nhóm trả lời 
- đoạn a mở bài trực tiếp , đoạn b mở bài gián tiếp 
- H trả lời miệng
- H đọc to yêu cầu 
- H thảo luận , thực hiện yêu cầu
 - Đại diện các nhóm trình bày, H khác nhận xét.
- viết đoạn văn
- H làm bài vào vở , sau đó đọc bài làm , H khác nhận xét 
____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_8_chuan_kien_thuc.doc