Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 34, 35

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 34, 35

TẬP ĐỌC

Tiết 67: Lớp học trên đường.

A.Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài: Vi – ta –li, Rê- mi , Ca- pi.

- Hiểu từ ngữ : hát rong , tấn tới ,hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

- GD học sinh chăm chỉ học tập

B.Chuẩn bị: GV :-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. HS : đọc trước bài

C. Các hoạt động dạy học.

1. Bài cũ: HS đọc bài : Sang năm con lên bảy

Nêu nd của bài GV nhận xét

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 34, 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 67: Lớp học trên đường.
A.Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài: Vi – ta –li, Rê- mi , Ca- pi.
- Hiểu từ ngữ : hát rong , tấn tới ,hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- GD học sinh chăm chỉ học tập
B.Chuẩn bị: GV :-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. HS : đọc trước bài
C. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: HS đọc bài : Sang năm con lên bảy
Nêu nd của bài	GV nhận xét
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- GV phân đoạn : 
Đ1: Từ đầu đến "Mà đọc được"
Đ2: Tiếp theo đến "Vẫy vẫy cái đuôi".
Đ3: Phần còn lại.
 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải 
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
- Học sinh đọc theo nhóm
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Đoạn 1
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
Hát rong : hát khắp mọi nơi không sàn diễn
- Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào.
+Đ2+3
Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé rất hiếu học.
Tấn tới : sgk
- Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
Nội dung bài ( ghi bảng )
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 
– Nêu giọng đọc 
- Chọn đoạn đọc diễn cảm : đoạn 1
Trong đoạn này cần nhấn giọng những từ ngữ nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc 
- Thi đọc diễn cảm 
-NX-ghi điểm.
3.Củng cố-dặn dò 
 GV liên hệ gd tư tưởng 
Về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị : Nếu trái đất thiếu trẻ em – đọc và trả lời câu hỏi sgk
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
KỂ CHUYỆN
Tiết 34: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
A.Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói: Tìm và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình , nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hợp lí. Cách kể giản dị, tự nhiên. Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục hs có ý thức tham gia các công tác xã hội
B. Chuẩn bị:GV : nd HS : truyện
C. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã nghe , đã đọc theo đề tài tiết trước.
GV nhận xét- ghi điểm
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
- GV chép hai đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV: Gợi ý 1,2 đã kể ra một số hoạt động thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường, xã hội Những gợi ý đó sẽ giúp các em tìm câu chuyện một cách dễ dàng.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện mình đã chọn. Sau khi kể xong, HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể và trình bày ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
- Lớp trao đổi, thảo luận thống nhất về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố -dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
CHÍNH TẢ 
Tiết 34: Sang năm con lên bảy
A.Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng chính tả khổ 2,3 của bài :Sang năm con lên bảy.Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- HS viết đúng chính tả , nhanh đúng tốc độ.
- Giáo dục hs giữ vở sạch viết chữ đẹp.
B.Chuẩn bị.GV : nd HS : vở viết ,chì .
 C.Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: gọi hs viết : Liên hợp quốc , Ủy ban Nhân dân.
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
GV đọc bài viết ( khổ 2,3)
- HS viết từ khó vào bảng con:lớn khôn, giành
- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng bài thơ.
 - GV nêu yêu cầu của bài chính tả.
- Gv chấm 5-7 bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu
- GV giao việc.
.Các em đọc thầm lại đoạn văn.
.Tìm tên các cơ quan tổ chức trong đoạn văn.
.Viết lại các tên ấy cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu ghi tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
Tên chưa đúng.
Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt nam.
Bộ y tế.
Bộ giáo dục và đào tạo.
Bộ lao động –Thương binh và Xã hội.
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
3. Củng cố dặn dò
 Dặn hs về nhà rèn chữ viết , làm bài tập 3
Chuẩn bị : ôn tập.
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 68: Nếu trái đất thiếu trẻ con.
A.Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ thể tự do.Đọc đúng : Pô- pốp, ngộ nghĩnh,sung sướng.
- Hiểu từ ngữ : vô nghĩa, ý nghĩa của bài:Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Giáo dục hs yêu thích thế giới trẻ thơ.
B. Chuẩn bị.GV :- Tranh minh hoạ trong SGK và bảng phụ. HS : đọc và tìm hiểu bài
C. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ Gọi hs đọc: Lớp học trên đường và nêu nd của bài
Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- GV phân đoạn :3 đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải 
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
- Học sinh đọc theo nhóm
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc cả bài.
+ Khổ 1:
Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài là ai? Vì sao chữ "Anh" được viết hoa?
+ Khổ 2.
- Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Khổ 3.
- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì nghộ nghĩnh?
- Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?
Vô nghĩa : không có ý nghĩa.
Nêu nôi dung của bài.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 
– Nêu giọng đọc 
- Chọn đoạn đọc diễn cảm : khổ 2
Trong đoạn này cần nhấn giọng những từ ngữ nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc 
- Thi đọc diễn cảm 
-NX-ghi điểm.
3.Củng cố-dặn dò 
 GV liên hệ gd tư tưởng 
Về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị : ôn tập
TUẦN 34
TUẦN 34
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 67: Ôn tập về dấu câu
I-Mục tiêu:
- Củng cố về các dấu câu: dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than.
- Rèn kĩ năng dùng cấc dấu câu cho đúng.
II-Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
2-Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: Tìm dấu chấm than, dấu chấm, dấu hỏi để điền vào cuối các câu cho thích hợp
 Yết Kiêu đục thuyền giặc, chẳng may bị giặc bắt.
Tướng giặc: - Mi là ai
Yết Kiêu: - Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt
Tướng giặc: - Mi đục chiến thuyền của ta phải không
Yết Kiêu: - Phải
 Tướng giặc: - Phải là thế nào
 Yết Kiêu: - Phải là phải thế
 ( Lê Thi )
- HS làm bài cá nhân.
- Trình bày trước lớp. 
- HS và GV cùng nhận xét.
*Bài 2: Chép lại đoạn văn dưới đây, sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị trí thích hợp (nhớ viết hoa chữ cái đầu câu):
 Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bàu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản tiếp đó, rải rác trong thung lũng, tiếng gà gáy râm ran mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều bản làng đã thức giấc.
 ( Theo Hoàng Hữu Bội )
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS làm bài.
- Một số em trình bày trước lớp.
- HS và GV cùng nhận xét, bổ sung.
*Bài 3: ( Dành cho giỏi)
Đoạn trích dưới đay dùng sai một số dấu câu. Chép lại đoạn trích này, sau khi đã sửa các dấu câu dùng sai.
 Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố lác đác lrên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe tiếng một em bé đang khóc. Bước lại gần, tôi hỏi:
- Này, em làm sao thế!
 Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp: 
- Em không sao cả?
- Thế tại sao khóc! Em đi về thôi? Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.
- Em không về được?
- Tại sao. Em ốm phải không.
- Không phải, em là lính gác?
- Sao lại là lính gác! Gác gì!
- ồ, thế anh không hiểu hay sao.
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
3-Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố về các dấu câu đã học
- Nhận xét tiết học.
TUẦN 34
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 67: Trả bài văn tả cảnh.
A.Mục tiêu
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho tuần 32; bố cục, trình bày, miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài văn của mình ; biết sửa bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
-GD học sinh cẩn thận khi làm bài
B. Chuẩn bị Gv : chấm bài , 1 số lỗi hs viết sai
 C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Bài cũ: HS nhắc lại cấu tạo cảu bài văn tả cảnh
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết :Kiểm tra viết tả cảnh tuần 32 
Phân tích đề.
- GV nhận xét.
+ Ưu điểm :các em đã nắm được yêu cầu của đề, có bố cục khá rõ ràng,lời văn khá mạch lạc , tả khá cụ thể như Trinh , Thảo
+ Tồn tại : Một số em còn tả chung chung chưa cụ thể , phần kết luận chưa nêu được cảm nghĩ đối với cảnh được tả.
Viết sai chính tả nhiều , dùng từ chưa hay , chấm phẩy tùy tiện .
 GV công bố điểm 
- HS tự chữa lỗi trong bài
 - Gv đọc đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
- Gv nhận xét +cho điểm một số đoạn văn hay.
3.Củng cố - dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn cả lớp về nhà luyện đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng để chuẩn bị ôn tập cuối năm.
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 68: Ôn tập về dấu câu(dấu gạch ngang).
 A. Mục tiêu:
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
- Giáo dục hs vận dụng tốt vào bài làm.
B.Chuẩn bị.GV:Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
 HS : sgk
C Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. Bài cũ: HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật : Út Vịnh.
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
- Gọi hs nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
Bài 1 : gọi hs nêu yêu cầu
- GV giao việc.
.Các em đọc lại 3 đoạn a,b,c.
.Chọn câu có dấu gạch ngang xếp vào ô thích hợp.
- Cho HS làm bài. Gv phát phiếu cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
(GV đính bảng phụ đã kẻ bảng tổng kết về 3 tác dụng của dấu gạch ngang).
Bài 2 : gọi hs nêu yêu cầu
- GV giao việc.
.Các em đọc thầm lại mẩu chuyện.
.Tìm các dâú gạch ngang trong bài và nêu tác dụng của các dấu gạch ngang đó.
- Cho Hs làm bài vào vở nháp. 
- Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Dấu gạch ngang dùng đề đánh dấu phần chú thích trong câu.
.Chào bác- Em bé nói với tôi.
.Cháu đi đâu vậy?-Tôi hỏi em.
 3.Củng cố - dặn dò
Em hãy nhắc lại ba tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ ba tác dụng của dấu gạch ngang.
Chuẩn bị : ôn tập
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 68: Trả bài văn tả người.
 A. Mục tiêu:
- HS biết rút kinh nghiệm vệ cách viết bài văn tả người theo 3 đề đã cho 
- Tự đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa lại; viết lại một đoạn bài cho hay hơn.
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài.
B. Chuẩn bị :.Gv : nd, 1 số lỗi hs viết sai
C.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. Bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn tả người.
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
-GV viết ba đề bài lên bảng
-Phân tích đề.
-GV nhận xét ưu điểm chính:
+Xác định đúng đề bài tả cô giáo; thầy giáo đã từng dạy dỗ em; tả một người ở địa phương em đang sinh sống, tả một người em mới gặp lần đầu nhưng đã để lại ấn tượng cho em.
+Bố cục đầy đủ, hợp lí.
Các phần rõ ràng như Thủy , Duyên, tả kỉ hình dáng, tính tình.
Lời văn mạch lạc như Thủy , Phương, Phượng.
- Gv nhận xét những thiếu sót, hạn chế.
1 số em tả ngoại hình , không tả hoạt động, viết sai chính tả nhiều
- GV trả bài cho HS.
 - HS tự chữa lỗi trong bài.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- GV đọc những bài văn, đoạn văn hay cho HS nghe.
- GV nhận xét và chấm một số đoạn văn hay các em vừa viết.
3.Củng cố- dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
Về nhà ôn lại các thể loại đã học .
TUẦN 35
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
...
ÔN TIẾT 1
I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc lấy điểm, một số bài tập đọc, từ tuần 19 đến tuần 34. Trả lời một số câu hỏi nội dung bài.
 - Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm rõ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm. Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
 II. Đồ dùng dạy - học:Phấn mầu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học :
1.KT bài cũ: HS đọc bài Ăn mầm đá và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài, ghi bảng.
b.Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
 - Giáo viên có phiếu ghi tên bài tập đọc.
 - Giáo viên gọi theo sổ điểm.
- GV nhận xét, cho điểm như hàng ngày trên lớp.
c. Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Khám phá thế giới ( hoặc Tình yêu cuộc sống) 
- Y/cầu HS mở mục lục sách, đọc tên các bài tập đọc trong 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi HS xong trớc dán phiếu lên bảng, đọc phiếu,các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
Vương quốc vắng nụ cười
Trần Đức Tiến
Văn xuôi
Ngắm trăng, Không đề
Hồ Chí Minh
Thơ
Con chim chiền chiện
Huy Cận
Thơ
Tiếng cười là liều thốc bổ
Theo báo GD và thời đại
Văn xuôi
Ăn mầm đá
Truyện dân gian Việt Nam
Văn xuôi
3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
TUẦN 35
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
...........................................
ÔN TIẾT 2
 I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
 - Hệ thống hoá và củng cố các từ ngữ thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống. - Hiểu nghĩa các từ thuộc chủ điểm, củng cố kĩ năng đặt câu.
 II. Đồ dùng dạy - học: Phấn mầu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học :
KT bài cũ: HS đọc kết quả bài tập 2.
GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài, ghi bảng.
b.Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
 - Giáo viên có phiếu ghi tên bài tập đọc.
 - Giáo viên gọi theo sổ điểm. - GV nhận xét, cho điểm như hàng ngày trên lớp.
c. Luyện tập.
Bài tập 2. c. Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Khám phá thế giới ( hoặc Tình yêu cuộc sống) 
-Chia lớp thành các nhóm sao cho mỗi nội dung sau có thể có từ 3 nhóm làm vào phiếu học tập.
+Ghi lại những từ ngữ, tục ngữ đã học trong các tiết mở rộng vốn từ ở chủ điểm Khám phá thế giới.
+Ghi lại những từ ngữ, tục ngữ đã học trong các tiết mở rộng vốn từ ở chủ điểm. Tình yêu cuộc sống.
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- HDHS các nhóm khác nhận xét, bổ sung những từ nhóm bạn chưa có.
-Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 3: Giải nghĩa một số từ ngữ vừa thống kê ở bài tập 2. Đặt câu với các từ ngữ ấy.
- Những từ ngữ nào trong bảng từ trên em chưa hiểu nghĩa?
-Gọi HS giải nghĩa các từ bạn vừa nêu. Nếu HS giải thích chưa rõ GV có thể thích lại.
-Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa giải nghĩa.
 GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau.
TUẦN 35
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
.
ÔN TIẾT 3
I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
 - Thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối (tả cây xương rồng)
 II. Đồ dùng dạy - học: Phấn mầu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học :
1.KT bài cũ: 
HS làm lại bài tập 2.
GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài, ghi bảng.
b.Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
 - Giáo viên có phiếu ghi tên bài tập đọc.
 - Giáo viên gọi theo sổ điểm.
- GV nhận xét, cho điểm như hàng ngày trên lớp.
c.Thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối.
 - Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài.
 - Cây xương rồng có đặc điểm gì nổi bật?
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Cây xơng rồng có những đặc điểm gì nổi bật?
- Gợi ý: Đoạn văn xương rồng mà các em vừa đọc là văn bản lấy từ sách phổ biến khoa học, tác giả miêu tả rất tỉ mỉ quả, hạt, ích lợi..... 
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS đọc bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
-Cho điểm những HS viết tốt.
-Nhận xét tiết học.
3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
TUẦN 35
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
ÔN TIẾT 4
I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc lấy điểm đọc hiểu bài đọc Có một lần.
- Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm rõ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Làm bài tập có liên quan đấn nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy - học: Phấn mầu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học :
1.KT bài cũ: 
HS làm đoạ đoạn văn tả cây cối đã viết trong giờ trước.
GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài, ghi bảng.
b.Kiểm tra đọc hiểu bài đọc Có một lần.
 - Giáo viên gọi 1 HS đọc bài tập đọc.
c. Bài tập 2: Tìm trong bài đọc trên:
+ Một câu hỏi: - Răng em đau phải không?
+ Câu hỏi: Răng em đau phải không?
+ Một câu kể: Có một lần .. vào mồm. Thế là má sưng phồng lên.....
+ Một câu cảm: - Nhìn kìa! Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!
+ Một câu khiến: Em về nhà đi!
Bài 3. Bài đọc trên có những trạng ngữ nào chỉ thời gian, chỉ nơi chốn.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong giờ tập đọc,.
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Có một lần,
+Câu chuyện kể về điều gì?
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
TUẦN 35
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
.
ÔN TIẾT 5
I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
 - Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em .
- Rèn luyện KN nghe –viết đúng chính tả. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
 II. Đồ dùng dạy - học: Phấn mầu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. KT bài cũ: 
HS đọc kết quả bài tập 2, 3.
GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài, ghi bảng.
b.Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
 - Giáo viên có phiếu ghi tên bài tập đọc.
 - Giáo viên gọi theo sổ điểm.
- GV nhận xét, cho điểm như hàng ngày trên lớp.
c. Nghe-viết chính tả ( Nói với em )
 - GVđọc bài thơ Nói với em .
- Gọi HS đọc bài thơ nói với em.
- GV hỏi về nội dung bài thơ.
+ Nhắm mắt lại, em nhỏ sẽ thấy được điều gì?
+Bài thơ muốn nói lên điều gì?
b)Hướng dẫn viết từ khó,
-HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 - GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ , những từ ngữ dễ viết sai.
 - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
 - GV đọc cho HS soát lại.
 - GV chấm 7-10 bài, nhận xét chung.
3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau.
TUẦN 35
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
................................
ÔN TIẾT 6
I- Mục tiêu:- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động cảu con vật : Chim bồ câu.
- Rèn KN đọc diễn cảm và viết văn miêu tả.
- Có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III-các hoạt động dạy học.
1. KT bài cũ: 
HS viết lại các tiếng khó trong bài chính tả.
GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài, ghi bảng.
b.Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
 - Giáo viên có phiếu ghi tên bài tập đọc.
 - Giáo viên gọi theo sổ điểm.
- GV nhận xét, cho điểm như hàng ngày trên lớp.
c. Viết đoạn văn tả hoạt động của con vật.
- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong SGK .
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập.
- HS viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con chim bồ câu.
- Một số HS đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, chấm điểm những bài viết hay. 
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau.
TUẦN 35
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
..........................................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKII 
( Đọc thầm và trả lời câu hỏi)
TUẦN 35
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
..............................................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKII (Viết)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 34,35.doc