Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học số 01

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học số 01

TẬP ĐỌC

Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I - MỤC TIÊU

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 *HS khá giỏi: Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn.

-Thuộc lòng đoạn thư: “ Sau 80 năm công học tập của các em”.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học số 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TT
Thứ hai, ngày 20 tháng 8 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I - MỤC TIÊU 
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 *HS khá giỏi: Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. 
-Thuộc lòng đoạn thư: “ Sau 80 nămcông học tập của các em”.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Bài mới : Thư gửi các học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu
- Giới thiệu bài - GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. 
- Giới thiệu Thư gửi các học sinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tỡm hiểu bài	 
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- Lá thư chia làm 2 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (GV chỉ định HS nối tiếp nhau đọc hết bài) - đọc 2 - 3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc.
Khi HS đọc, GV kết hợp:
	+ Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo: kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp 
	+ Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.( Cách làm: HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài học (80 năm giải phóng nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu hỏi với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.)
- HS luyện tập theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài).
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng)
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1(Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?), TLCH 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gỡ đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
(+ Đó là ngày khai trường đầu tiên sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
+ Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam)
HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3.
Câu hỏi 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
(Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đó để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu)
Câu hỏi 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?(HS phải cố gắng, siêng năng học tập, sánh vai các cường quốc năm châu)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2
Cách làm: 
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chú ý:
+ Giọng đọc cần thiết thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS - những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
GV đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng (xây dựng lại, theo kịp, trông mong chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn) ,những chỗ phải nghỉ hơi để không gây hiểu lầm hoặc mơ hồ về nghĩa (trông mong/chờ đợi)
d) Hướng dẫn HS học thuộc lũng
- HS nhẩm học thuộc những câu văn đó chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 nămở công học tập của các em)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
 Hoạt động3 : Củng cố, dặn dò	
- Hỏi lại vài câu hỏi nội dung bài Tập đọc
- GV nhận xét tiết học
- yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL những câu đó chỉ định; đọc trước bài văn tả cảnh Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
TUẦN 1
Thứ ba, ngày 21 tháng 8 năm 2012
Chính tả
Tiết 1: VIỆT NAM THÂN YÊU
I. MỤC TIÊU
1. Nghe - viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
2. Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2, thực hiện đúng BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sách vở của học sinh
Bài mới : Việt Nam thân yêu
Hoạt động 1 :	
 GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả (CT) ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết	
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt. HS theo dõi trong SGK. GV đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác có tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ ngữ dễ viết sai (mênh mông, biển lúa, dập dờn)
- HS gấp SGK, GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5. Mỗi dòng thơ đọc 1 - 2 lượt .
Lưu ý HS: Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu viết hoa, lùi vào 1 ô li.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa 7 - 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau 
- GV nêu nhận xét chung.
Hoạt động3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.	 
Bài tập 2:
- Một HS nêu yêu cầu của Bài tập
- GV nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.
- Mỗi HS làm bài vào VBT 
- 3 HS lên bảng thi trình bày đúng, nhanh kết quả làm bài. tổ chức cho các nhóm HS làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
- Một vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: ngày, ghi, ngắt, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của Bài tập 
- HS làm bài cá nhân vào VBT 
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó từng em đọc kết quả. (VD: âm đầu “cờ” đứng trước i, ê, e viết là k; đứng trước các âm còn lại [a, o, ô, ơ, ư] viết là c)
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Hai hoặc ba HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng/ ngh.
- HS nhẩm học thuộc quy tắc.
- GV cất bảng: mời 1 - 2 em nhắc lại quy tắc đã thuộc.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
Âm đầu
Đứng trước i, ê, ê
Đứng trước
các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh 
Viết là g
Âm “ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
Lưu ý: ở lớp 1, HS được giải thích qu là một âm (âm “quờ”). Để thống nhất với cách giải thích đó, sách Tiếng Việt 5 không coi q là một cách ghi âm “cờ”
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	
- Cho học sinh nhắc lại quy tắc viết chính tả	
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai, ghi nhớ quy tắc viết chính tả với c/k, g/ gh , ng/ ngh.
- Chuẩn bị: Nghe – viết: Lương Ngọc Quyến (đọc bài viết nhiều lần và viết trước từ khó)
TUẦN 1
Thứ ba, ngày 21 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu
Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I . MỤC TIÊU
1. Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
2. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung ghi nhớ)
3. Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu bài tập 1,2; đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu BT3.
*HS khá giỏi: Đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được(BT3)
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sách vở của học sinh
Bài mới : Từ đồng nghĩa
Hoạt động 1:GV nêu MĐ, yêu cầu của giờ học:
- Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các Bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
Hoạt động 2 : Phần nhận xét 	
Bài tập 1- Một HS đọc trước lớp yêu cầu của BT 1 (đọc toàn bộ nội dung). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc các từ in đậm đã được thầy (cô) viết sẵn trên bảng lớp.
a) xây dựng - kiến thiết
b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm.
- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó trong đoạn văn b (xem chúng giống nhau hay khác nhau). Lời giải: nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ một hoạt động, một màu)
- GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT
- HS trao đổi với bạn bên cạnh
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng:
+ xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị xã hội, kinh tế)
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
 Hoạt động 3: Phần ghi nhớ	
- Hai đến ba HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
 Hoạt động 3: Phần luyện tập	
Bài tập 1 	Một HS đọc trước lớp yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn: nước nhà - hoàn cầu - non sông - năm châu.
- Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ nước nhà - non sông	+ hoàn cầu - năm châu
Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu)
- HS trao đổi theo cặp. Các em làm bài vào VBT. (khuyến khích HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho.)
- HS đọc kết quả làm bài. HS nhận xét , GV chốt ý đúng :
Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ.
To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ.
Học tập: học, học hành, học hỏi
Bài tập 3	HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu)
- GV nhắc HS chú ý: mỗi em phải đặt 1 câu, mỗi câu chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa (như mẫu trong SGK). 
*HS khá,giỏi : Đặt 1 câu có chứa đồng thời cả 2 từ đồng nghĩa. 
(VD: cô bé ấy rất xinh, ôm trong tay một con búp bê rất đẹp)
- HS làm bài cá nhân.
- HS tiếp nối nhau nói những câu văn các em đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS viết vào vở 2 câu văn đã đặt đúng với một cặp từ đồng nghĩa. 
VD:	+ Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp.
+ Em bắt được một chú cua càng to kềnh. Còn Nam bắt được một chú ếch to sụ.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	
- Cho HS thi đua tìm từ đồng nghĩa – Nhận xét	 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- yêu cầu HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ trong bài.
Chuẩn bị: Luyện tập về từ đồng nghĩa – Xem trước các bài tập sgk
Thứ tư, ngày 22 tháng 8 năm 2012
Tập đọc
Tiết 2: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I - MỤC TIÊU
1. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
2 ...  hai bài văn.
- Cả lớp đọc lướt bài văn và trao đổi theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh:
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa của màu vàng.
+ Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật
+ Tả thời tiết, con người.
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo Thời gian:
+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn
+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ hai bài văn đã phân tích.
Hoạt động 3. Phần ghi nhớ 	
 - Hai, ba HS đọc nội dung phần Ghi nhớ trong SGK.
- Một, hai HS minh hoạ nội dung ghi nhớ bằng việc nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Hoạt động 4: Phần luyện tập	
 - Một HS đọc yêu cầu của Bài tập và bài văn Nắng trưa	
- Cả lớp đọc thầm bài Nắng trưa, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn ngồi bên cạnh.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV dán lên bảng tờ giấy đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn:
Mở bài (câu văn đầu): nhận xét chung về nắng mưa.
Thân bài: Cảnh vật trong nắng mưa
Thân bài gồm 4 đoạn sau:
- Đoạn 1: từ Buổi trưa ngồi trong nhà đến bốc lên mãi
- Đoạn 2: từ Tiếng gì xa vẳng đến hai mí mắt khép lại.
- Đoạn 3: từ Con gà nào đến bóng duối cũng lặng im.
- Đoạn 4: từ ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
Hơi đất trong nắng trưa dữ dội
Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
Cây cối và con vật trong nắng trưa
Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa
Kết bài (câu cuối - kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ (“thương mẹ biết bao nhiêu mẹ ơi! ”)
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 	
 - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về cấu tạo của bài văn tả cảnh: quan sát trước ở nhà, ghi lại những điều em quan sát được về một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) để học tốt tiết TLV cuối tuần (luyện tập tả cảnh). 
Thứ năm, ngày 23 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu
Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I - MỤC TIÊU
1. Tìm được nhiều từ đồng nghĩa chỉ màu sắc bài tập 1 và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT 1,2.
2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
3. Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn BT3. 
*HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra 2 HS:
- Trả lời các câu hỏi: thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Nêu VD: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Nêu VD.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập	
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của BT 1.
- HS các nhóm tra từ điển, trao đổi, cử một thư ký viết nhanh lên giấy từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được đúng, nhanh, nhiều từ.
- HS viết vào VBT với mỗi từ đã cho khoảng 4 - 5 từ đồng nghĩa.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ. Mỗi em đặt ít nhất 1 câu, nói với bạn ngồi cạnh câu văn mình đã đặt.
- GV mời từng dãy hoặc từng tổ tiếp nối nhau chơi trò chơi thi tiếp sức - mỗi em đọc nhanh 1 (hoặc 2) câu đã đặt với những từ cùng nghĩa mình vừa tìm được.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: nhóm thắng cuộc (nhóm đặt được nhiều câu đúng). 
VD:	+ Vườn cà nhà em mới lên xanh mướt
+ Em gái tôi từ trong bếp đi ra, hai má đỏ lựng vì nóng.
+ Búp hoa lan trắng ngần.
+ Cậu bé da đen trũi vì phơi nắng gió ngoài đồng.
Bài tập 3.
- Một HS đọc yêu cầu của BT và đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Cá hồi vượt thác, trao đổi cùng bạn - viết các từ thích hợp vào VBT. 
- HS trình bày kết quả lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét. Trong một số trường hợp dễ, GV yêu cầu HS giải thích lí do vì sao các em chọn từ này mà không chọn từ kia (VD: dùng hối hả - trong câu Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường” - đúng hơn từ cuống cuồng, cuống quýt vì cuống cuồng, cuống quýt còn có ý lo sợ, mất bình tĩnh)
- Một, hai HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với những từ đúng.
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
Suốt đêm thác réo điên cuồng. Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò.	
HS nhắc lại ghi nhớ về Từ đồng nghĩa	
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà đọc lại đoạn văn Cá hồi vượt thác để nhớ cách lựa chọn các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc – Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và xem trước các bài tập sgk
TUẦN 1
Thứ năm, ngày 23 tháng 8 năm 2012
Kể chuyện
Tiết 1: LÝ TỰ TRỌNG
I.Mục đích, yêu cầu:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể được từng đoạn và kể nối tiếp được câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ động đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
- Học sinh khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện
II. Đồ dùng dạy - học: 
-GV: Bảng phụ ,tranh minh họa cho câu chuyện.
-HS:Tinh thần học tập.
III: Các hoạt động dạy học:
 A: Kiểm tra bài cũ: . GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B: Dạy bài mới: 
 1:Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 2: Giáo viên kể chuyện .
 - GV kể lần 1, viết bảng các nhân vật. HS lắng nghe.
 - GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh.
 - GV kể lần 3
3.Hướng dẫn HS kể chuyện:
Bài tập1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV cho HS dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ các em hãy tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. Gọi học sinh trình bày. Gọi HS nhận xét, Gv nhận xét. 
* GV treo bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
- Gọi 1 hs đọc lời thuyết minh cho 6 tranh.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. 
* GV nhắc nhở HS: + Kể đúng cốt truyện. 
 + Kể xong các em trao đổi với bạn.
* HS kể theo nhóm: + Cho HS kể theo từng đoạn. 
 + HS kể cả câu chuyện. 
* HS thi kể chuyện trước lớp. GV nêu câu hỏi: HS trao đổi nội dung câu chuyện.
 - Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét. HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
C: Củng cố – dặn dò:
- Cho HS thi đua kể đoạn hoặc kể nối tiếp cả bài Lý Tự Trọng
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Tìm và đọc trước những chuyện có nội dung theo yêu cầu trong sgk
Thứ sáu, ngày 24 tháng 8 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I - MỤC TIÊU
1. Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài “Buổi sớm trên cánh đồng” BT1.
2. Biết lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2). 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy (sưu tầm)
- Những ghi chép kết quả quan sát một buổi trong ngày (theo lời dặn của thầy khi kết thúc tiết học trước)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Nhắc lại cấu tạo của bài Nắng trưa
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 	
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT 1.
- HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, trao đổi cùng bạn bên cạnh để trả lời lần lượt các câu hỏi (không cần viết lại)
- Một số HS tiếp nối nhau thi trình bày ý kiến (các em nhìn vào đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng để phát biểu). Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
Câu trả lời:
a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời; những giọt mưa; những sợi cỏ; những gánh rau; những bó huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc.
- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ ướt đẫm nước làm ướt lạnh bạn chân.
- Bằng mắt (thị giác): thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
HS có thể thích một chi tiết bất kì (VD: giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi)
Nếu các em nói được lý do vì sao mình thích chi tiết đó thì càng đáng khen
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV (và HS ) giới thiệu một vài tranh, ảnh minh hoạ cảnh vườn cây, công viên, đường phố, nương rẫy(GV và HS sưu tầm - nếu có).
- GV kiểm tra kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý (vàoVBT) cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. GV phát riêng giấy khổ to và bút dạ cho 2 - 3 HS khá, giỏi.
- Một số HS (dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện được nét độc đáo của cảnh vật; biết trình bày theo một dàn ý hợp lí những gì mình đã quan sát được một cách rõ ràng, gây ấn tượng. GV chấm điểm những dàn ý tốt.
- GV chốt lại bằng cách mời 1 HS làm bài tốt nhất trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả để cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để HS cả lớp tham khảo.
- Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến, mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình.
VD về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên
Mở bài: giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.
Thân bài (tả các bộ phận của cảnh vật);
- Cây cối, chim chóc, những con đường..
- Mặt hồ.
- Người tập thể dục, thể thao.
Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	
- Vài em đọc lại dàn ý đã viết	
 - GV nhận xét tiết học
 - yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở; chuẩn bị cho tiết TLV tới (viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an TV5 tuan 1 Mot cot.doc