Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học số 34

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học số 34

Tập đọc : Lớp học trên đường

I. Mục tiêu .

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu nội dung : Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

- HS khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (CH 4)

II. Đồ dùng

Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học số 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc : Lớp học trên đường
I. Mục tiêu .
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung : Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
- HS khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (CH 4)
II. Đồ dùng
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
Gọi hs đọc thuộc bài thơ "Sang năm con lên bảy".
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu
a. Đọc đúng
- 1 hs khá đọc bài
- 3 hs đọc nói tiếp ( 2 lượt ) kết hợp sửa sai.(sao nhãng, chữ gỗ, Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi)
Gv đọc mẫu
b. Đọc hiểu : GV yêu cầu hs đọc thầm SGK trả lời câu hỏi :
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào ?
- Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
 Tìm chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
- Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ? 
 (HSKG)
- Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện.
c. Đọc diễn cảm
- GV yêu cầu hs đọc theo vai
Nêu giọng đọc của bài.
- Hs luyện đọc nhóm đoạn cuối
- thi đọc diễn cảm
GV nhận xét cho điểm
C. Củg cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn hs về nhà đọc bài
Hs1 : Từ đầu ... mà đọc được
Hs2 : Khi dạy tôi... vẫy vẫy cái đuôi
Hs3 : Phần còn lại.
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- Lớp học có cả một chú chó. Là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ khắc chữ được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
- Lúc nào trong túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu đã thuộc tất cả chữ cái. Bị chê trách thì càng quyết tâm không bị sao nhãng. Khi thầy hỏi có muốn học không thì trả lời là điều cậu thích nhất.
- Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. Người lớn cần quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để trẻ em được học tập và trẻ em phải cố gắng say mê học tập.
- Hs trả lời
 3 hs tạo thành 1 nhóm.
- 3- 5 hs đọc.
Xem trước bài tiết sau.
 *******************************************
Chính tả : Sang năm con lên bảy 
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được 1 tên cơ quan, xí nghiệp, ... ở địa phương (BT3)
II. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ :
GV đọc tên một số cơ quan.
GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Gọi hs đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
Gv hỏi : Thế tuổi thơ thay đổi như thế nào khi lớn lên ?
- Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ?
b. Hướng dẫn viết từ khó.
Yêu cầu hs tìm những từ ngữ khó dễ lẫn trước khi viết.
c. Viết chính tả
d. Soát lỗi chấm bài
GV chấm một số bài nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
GV yêu cầu hs đọc SGK làm bài tập 2,3. Viết đúng chính tả các tên cơ quan xí nghiệp. GV nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 hs viết trên bảng lớp.
- 3 hs nối tiếp đọc.
- Thế giới trẻ thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tưởng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.
- Tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời thật, do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.
- Học sinh tìm sau đó luyện viết.
- Hs nhớ viết.
- Hs đổi vở soát lỗi 
- Hs làm bài vào vở. 1 số em trình bày kết quả trước lớp.
 **************************************
Luyện từ và câu : 
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu :
- Hiểu nghĩa của tiếng "quyền" để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỏ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung 5 điểu Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
- Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4.
II. Đồ dùng .
Từ điển HS .
III. Các hoạt động dạy học .
A. Bài cũ : 
- Yêu cầu hs đọc đoạn văn nói về cuộc họp tổ trong đó có dùng dấu ngoặc kép .
- GV nhận xét cho điểm hs .
B. Bài mới .
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn hs làm bài .
Bài 1: - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu hs làm việc theo cặp .
- Gọi hs nêu kết quả .
- GV nhận xét lời giải đúng .
- Gọi 1 số hs giải thích các từ ngữ trong bài .
Bài 2: Tổ chức tương tự bài 1 .
Bài 3: Gọi hs đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm trả lời:
+ Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi ?
+ Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học ?
Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu hs tự làm bài .
- GV chữa bài trên bảng nhóm .
- Gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn của mình .
- GV nhận xét cho điểm .
- HS nêu kết quả :
a, quyền lợi, nhân quyền .
b, quyền hạn , quyền hành , quyền lực , thẩm quyền .
- 6 hs giải thích .
*HS nêu : Những từ đồng ngiã với bổn phận là : nghĩa vụ , nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự ...
*1 hs đọc .
- HS làm việc nhóm 4 .
+ Nói về bổn phận của thiếu nhi .
+ Trong điều 21 của luật bảo vệ chăm sóc và bảo vệ trẻ em .
- 3 hs đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy .
*1 hs đọc 
- 1 hs làm bài trên bảng nhóm , hs cả lớp làm vào vở .
- 3 hs đọc .
C. Củng cố, dặn dò .
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn hs về nhà hoàn chỉnh đoạn văn .
 ***********************************************
Tập đọc : Nếu trái đất thiếu trẻ con
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh cuat trẻ thơ.
- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ 
Gọi hs đọc bài ' Lớp học trên đường "
GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc đúng 
- 1 hs khá đọc.
- 4 hs đọc nối tiếp từng khổ thơ (2 lượt) kết hợp sửa sai giải nghĩa từ khó.( Pô-pốp, nửa già, xô nghĩa)
- GV đọc mẫu.
3. Luyện đọc hiểu
GV yêu cầu hs đọc thầm thảo luận trả lời :
- Nhân vật tôi và nhân vật anh trong bài thơ là ai ?
- Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ?
- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh ?
- Em hiểu 3 dòng thơ cuối như thế nào?
GV yêu cầu hs nêu ý nghĩa
- gv ghi bảng.
4. Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 4 hs đọc 4 khổ thơ.
Nêu giọng đọc bài thơ
- Tổ chức hs luyện đọc khổ thơ 2,3.
- Tổ chức thi đọc
GV nhận xét cho điểm hs.
C. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn hs về nhà ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- 3 hs đọc 3 đoạn
-HS1: Từ đầu ....là các em.
HS2: tiếp ... Nụ cười trẻ em.
HS3: Tiếp ... lớn hơn.
HS4: Phần còn lại .
- Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai, nhân vật anh là phi công vũ trụ Pô-pốp.
- Qua lời mời xem tranh, qua các từ ngữ thể hiện thái độ ngạc nhiên, sung sướng, qua vẻ mặt .
- Các bạn vẽ đầu phi công rất to, đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt trong đó tô rất nhiều sao trời . Ngựa xanh nằm trên cỏ , ngựa hồng phi trên lửa , mọi người đều quàng khăn đỏ , các anh hùng là những đứa trẻ lớn hơn.
- Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới đều vô nghĩa .
- 3 hs nêu .
- Cả lớp nghe nhận xét cách đọc .
- HS luyện đọc nhóm đôi 
- 3 HS thi đọc .
 ***********************************************
Kể chuyện : 
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kể một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Tìm hiểu đề bài 
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- GV gợi ý
- Yêu cầu hs đọc gợi ý SGK
- Yêu cầu hs giới thiệu về câu chuyện mình định kể.
b. Kể trong nhóm
Yêu cầu hs hoạt động trong nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
c. Kể trước lớp
- Tổ chức cho hs thi kể
- Gọi hs nhận xét bạn kể chuyện
- Nhận xét cho điểm học sinh
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- 2 hs đọc
- 2 hs đọc
Hs tiếp nhau giới thiệu
- 4 hs tạo thành 1 nhóm kể cho nhau nghe. Trong nhóm trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- 3 đến 5 hs thi kể chuyện.
- Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện nghe các bạn kể cho người thân.
Tập làm văn : Trả bài văn tả cảnh 
I. Mục đích, yêu cầu
Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại một đoạn văn cho đúng và hay hơn
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Nhận xét chung : về cách xác định đề đã đúng nội dung yêu cầu. Đa số bài có bổ sung rõ ràng.
- Song vẫn còn 1 số em viết câu văn dài, chưa rõ nghĩa.
- Gv thông báo điểm cho hs.
3. Hướng dẫn học sinh chữa bài
- Gv trả bì cho từng hs.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung.
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
- Hướng dẫn hs chữa lỗi trong bài.
- Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn,bài văn hay.
- Hs chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những hs làm bài tốt.
- Dặn những hs viết bài chưa tốt về viết lại.
 ****************************************************
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu
 ( Dấu gạch ngang)
I. Mục đích:
Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang; tìm được các dấu gạch ngang và nêu tác dụng của chúng.
II. Các hoạt động dạy học .
A. Bài cũ : Gọi hs đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh .
GV nhận xét cho điểm .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn hs làm bài tập .
Bài 1: - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu hs nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.
- HS tự làm bài .
- HS phát biểu ý kiến , lấy ví dụ . GV và cả lớp nhận xét .
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập .
Yêu cầu hs làm bài vào VBT .
HS nêu kết quả . GV nhận xét bổ sung .
3. Củng cố dặn dò .
Gọi hs nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang .
- 3 hs đọc đoạn văn của mình .
- 1 hs đọc .
- 3 hs nối tiếp nhau nêu tác dụng của dấu gạch ngang .
- HS làm bài vào VBT .
Tác dụng của dấu gạch ngang :
a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại .
b. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê .
HS tìm và nêu : 
Trong đoạn văn dấu gạch ngang có 2 tác dụng :
- Đánh dấu phần chú thích trong câu .
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại .
- Ghi nhớ kiến thức .
 *************************************************************
Tập làm văn : Trả bài văn tả người .
I. Mục tiêu :
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn
II. Các hoạt động dạy học .
1. Giới thệu bài .
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS .
a. Nhận xét chung .
- Đa số các em xác định đúng đề bài. Bố cục đầy đủ, diễn đạt mạch lạc . Trình tự miêu tả hợp lí .
- Một số em còn viết sai lỗi chính tả, một số từ dùng thiếu chính xác .
b. Thông báo điểm cho HS .
3. Hướng dẫn hs chữa bài .
- Hướng dẫn hs chữa lỗi chung .
- Hướng dẫn hs sửa lỗi trong bài .
- Hướng dẫn hs học tập những đoạn văn , bài văn hay 
- HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn .
4. Củng cố dặn dò .
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn hs luyện đọc lại các bài tập đọc , học thuộc lòng .
 ******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tieng Viet 5 Tuan 34.doc