Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 8

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 8

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy toàn bài

 — Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngử miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thụ vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Truyện, tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
TẬP ĐỌC
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy toàn bài
	— Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngử miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thụ vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
Hiểu các từ ngữ trong bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Truyện, tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS
GV: Em hãy đọc bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca và trả lời câu hỏi sau:
H: Tìm hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên 
H: Hình ảnh “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên nói lên sức mạnh của con người như thế nào?”
GV nhận xét.
Hôm nay cô cùng các em sẽ theo chân nhà văn Nguyễn Văn Hách đi thăm rừng xanh. Trong rừng có những gì đẹp? Các con thú ra sao? Cây cối như thế nào? Tất cả các câu hỏi đó sẽ được giải đạp sau khi chúng ta học xong bài kì diêu rừng xanh 
HĐ 1: GV đọc toàn bài (hoặc 1 HS đọc)
Đoạn 1: cần đọc với giọng chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
Đoạn 2+3: Đọc nhan hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú. Đọc châm hơn thong thả hơn những câu cuối miêu tả sắc vàng của cánh rừng.
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp 
— GV chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến dưới chân
Đoạn 2: tiếp theo đến nhìn theo
Đoạn 3: Còn lại.
— Luyện đọc các từ ngữ: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, mãi miết...
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc cả bài 
— Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
HĐ 4: GV đọc diễn cảm toàn bài 
Đoạn 1:
— Cho HS đọc đoạn 1
H: Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
H: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
Đoạn 2 + 3
— Cho HS đọc
H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
GV chốt lại: Muông thú trong rừng được mita trong những dáng vẻ nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu.
H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?
H: Vì sao rừng khộp được gọi là “ Giang sơn vàng rợi?
GV: vàng rợi: Là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đầu khắp, rất đẹp mắt.
H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn.
— GV hướng dẫn gịong đọc
(như hướng dẫn trên)
— GV viết đoạn văn cần luyện đọc lên bảng phụ và hướng dẫn HS cách đọc.
— GV đọc mẫu đoạn văn một lần
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên hniên trong bài; về nhà đọc bài tập đọc Trước cổng trời
— HS 1 đọc và trả lời câu hỏi
— HS 2 đọc và trả lời câu hỏi
— Nói lên sức mạnh của con người. Con người có thể “ dời non lấp biển” ngăn sông đắp đập.
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
— HS đọc nối tiếp
— HS luyện đọc từ ngữ
— 2 HS đọc cả bài
— 1 HS đọc chú giải
— 3 HS giải nghĩa từ
— 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1, lớp đọc thầm theo
— Nhìn vạt nấm rừng mọc suốt dọc lối đi tác giả nghĩ đó như một thàn phố nấm. Mỗi chiếc nâm như một tào kiến trúc tân kỳ. Tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào vào kinh đô của vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
— Cảnh vật trong rừng trở nên đẹo thêm, vẻ đẹp lãng mạn, trần bí của truyện cổ tích.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— những con thú được miêu tả:
Những conv ượn bạc má ôm cọn gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp.
Những con mang vàng đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng
— Làm cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì thú.
— Vì có sự hoà quyện của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn : thảm là vàng dưới gốc, lá vàng trên cây. Những con mang vàng lẫn vào sắc vàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi.
— HS phát biểu tự do.
— HS đọc theo hướng dẫn.
=================*****=================
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: KÌ DIỆU RỪNG XANH
LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH
(Ở CÁC TIẾNG CHỨA YÊ/ YA)
I. MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng. Trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu ở các tiếng chứa yê/ ya.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ hoặc 2, 3 tờ giấy khổ to đã Phô-tô-cô-pi nội dung bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 3 HS.
— GV đọc: viếng, nghĩa, hiền, điều, liệu.
— GV nhận xét và cho điểm
Các em được lặp lại những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành nhanh như tia chớp, gặp lại những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp, gặp lại rừng khộp với lá úa vàng như cảnh mùa thu qua bài chính tả Kì diệu rừng xanh. Sau đó, các em sẽ làm bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê/ ya
HĐ 1: GV đọc bài chính tả 1 lượt
(Từ Nắng trưa đến cảnh mùa thu)
— Cho HS luyện viết từ ngữ: rọi xuống, trong xanh, rào rào......
HĐ 2: GV cho HS viết
— GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết.
HĐ 3: Chấm chữa bài
— GV đọc toàn bài 1 lượt cho HS soát lỗi
— GV chấm 5 – 7 bài
— GV nhận xét chung.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
— GV giao việc:
Đọc đoạn văn Rừng khuya
Tìm trong đoạn văn vừa đọc tiếng có chứa yê hoặc ya.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại các tiếng chứa yê, ya là: khuya, truyền, xuyên.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc: Bài tập cho 2 câu a, b. Trong mỗi câu đều có chỗ để trống. Nhiệm vụ của các em là tìm tiếng có vần uyên để điền vào các chỗ trống sao cho đúng.
— Cho HS đọc yêu cầu bài tậplb. GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập 3
— GV nhận xét và chốt lại những tiếng cần tìm:
a/ Tiếng cần tìm: thuyền
b/ Tiếng cần tìm: khuyên, nguyên.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT4
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV giao việc: Bài tập vẽ 3 tranh. Trong mỗi tranh là một con chim. Nhiệm vụ của các em là tìm tiếng có âm yê để gọi tên loài chim ở mỗi tranh.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng :
Tranh 1: con yểng
Tranh 2: hải yến
Tranh 3: đỗ quyên (chim cuốc)
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở tên 3 loài chìm trong bài tập 4
— Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài chính tả sau.
— 3 HS lên bảng viết một số tiếng do GV đọc
— HS lắng nghe.
— HS viết chính tả
— HS tự soát lỗi
— Từng cặp HS đổi tập cho nhau để soát lỗi
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS lấy viết chì gạch dưới các từ co chứa yê, ya.
— 2 HS lên viết trên bảng các từ tìm được.
— Lớp nhận xét.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— 2 HS lên bảng làm bài
— Lớp lấy bút viết tiếng cần tìm vào SGK
— Cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng phụ
— 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4
— HS dùng viết chì viết tên loài chim dưới mỗi tranh.
— 3 HS lên bảng viết tên loài chim theo số thứ tự 1, 2, 3.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN 
I. MỤC TIÊU:
Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên.
Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội của con người.
Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ ngử miêu tả thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Từ điển học sinh hoặc vài trang Phô-tô-cô-pi từ điển phục vụ bài học.
	— Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
	— Một số tờ giấy khổ to để HS làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS
GV: Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đi.
GV: Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đứng
— GV nhận xét và cho điểm
Trong tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em hiểu nghĩa của từ thiên nhiên. Sau đó các em sẽ được mở rộng vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên và được biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội của con người.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc: Bài tập cho 3 dòng a, b, c. Các em phải chỉ rõ dòng trong 3 dòng giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên. 
— Cho HS làm bài. GV: Các em nhớ dùng viết chì đánh dấu vào dòng mình chọn.
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và khẳng định dòng đúng nghĩa từ thiên nhiên là ý b: Tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc: Bài tập cho 4 câu a, b, c, d. Nhiệm vụ của các em là tìm trong 4 câu a, b, c, d đó những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
— Cho HS làm bài (GV đưa bảng phụ đã viết bài tập 2 lên)
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
a/ Lên thác xuống ghềnh
b/ Góp gió thành bão
c/ Qua sông phải lụy đò.
d/ Khoai đất lạ mạ đất quen
Nghĩa của các câu :
Lên thác xuống gềnh chỉ người gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống .
Góp gió thành bão —> tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn, sức mạnh lớn.
Qua sông phải lụy đò —> muốn được việc phải nhờ người có kảh năng giải quyết
Khoai đất lạ,mạ đất quen —> khoai trồng nơi đất lạ, mới thì tốt. Mạ trồng nơi đất quen thì tốt
HĐ 3 ... hay.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng khổ thơ mình thích
— Đọc trước bài tập đọc của tuần 9: Cài gì quý nhất
— HS 1 đọc bài và trả lời câu hỏi
— Tác giả liên tưởng: Mỗi chiếc nhẫn al2 một lâu đài kiến trúc tân kỳ, có cảm giác của một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon.....
HS 2 đọc đoạn 2 + 3 bài và trả lời câu hỏi
— HS phát biểu tự do
— HS lắng nghe.
— HS lắng nghe.
— HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Mỗi em đọc 4 dòng
— 2 HS đọc cả bài thơ
— 1 HS đọc chú giải
— 2 HS giải nghĩa từ
— 4 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thẩm khổ 1.
— Vì đứng giữa 2 vách đá nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như công đi lên trời.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm khổ 2 + 3
— Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
.......
— HS trả lời tự do.
— Cánh rừng ấm lên bởi có sự xuất hiện của con người. Ai nấy tất bật với công việc. Người Tày đi gặt lúa, trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm. Tiếng xe ngựa vang lên.....
— HS đọc thẩm khổ thơ theo đúng hướng dẫn của GV.
— Một số HS đọc diễn cảm.
— HS thi đọc 1 —> 2 khổ thơ.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG)
I. MỤC TIÊU:
Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành một đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tữ miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Một số tranh, ảnh minh họa cảnh đẹp ở các miền đất nước.
	— Bảng phụ tó tắt những gợi ý.
	— Bút dạ và 2 tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 3 HS
— GV nhận xét và cho điểm
Trên cơ sơ của những quan sát về cảnh đẹp của quê hương, hôm nay các em sẽ lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp của địa phương mình. Sau đó các em sẽ chuyển một phần dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
HĐ 1: Hướng dẫn HS lập dàn ý
— GV nêu yêu cầu của bài tập: Để có thể lập dàn ý tốt, các em cần đọc phần gợi ý và xem lại những ý ghi sau khi quan sát một cảnh đẹp của địa phương.
— Cho HS làm bài (GV phát 2 tờ giấy khổ to cho 2 HS làm bài )
— Cho HS trình bày dàn ý.
— GV nhận xét cuối cùng.
HĐ 2: Cho HS viết đoạn văn
— Cho HS đọc yêu cầu đề
GV nhắc lại yêu cầu:
Các em chọn một phần trong dàn ý
Chuyển phần đã chọn thành đoạn văn hoàn chỉnh
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay và chấm một bài của HS 
— GV nhận xét tiết học.
— yêu cầu những HS viết đoạn văn ở lớp chưa đạt về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở.
— 3 HS nộp vở (viết đoạn văn tả cảnh sông nước)
— HS lắng nghe.
— HS làm bài cá nhân: đọc gợi ý và đọc lại các ý đã ghi chép ở nhà, xếp thành dàn ý.
— 2 HS làm bài vao giấy
— 2 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
— Lớp nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh dàn ý.
— Từng cá nhân viết đoạn văn
— Một số HS đọc đoạn văn mình viết.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết và phân biệt với từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng phụ hoặc 3 tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 3 + bài tập 4 (bài : Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên )
— GV nhận xét và cho điểm
Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa, biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Đọc lại 3 câu a, b, c.
Chỉ rõ các từ in đậm ở câu a, b, c những từ nào là từ đồng âm với nhau, những từ nào là từ nhiều nghĩa.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a/ Chín
— Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm (tổ em có chín học sinh )
(lúa ngoài đồng đã chín —> chín có nghĩa là dến lúc ăn được)
(nghĩ cho chín rồi hãy nói —> chín có nghĩa là đã nghĩ kĩ)
b/ Đường
— Từ đường trong câu 1 lá từ đồng âm.
— Từ đường trong câu 2, 3 là từ nhiều nghĩa.
c/ Vạt
— Từ vạt trong câu 2 là từ đồng âm.
Trừ vạt trong câu 1 + 3 là từ nhiều nghĩa.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
— GV giao việc:
Cem dùng viết chì gạch một gạch dưới tất cả các từ xuân trong các câu thơ, câu văn.
Chỉ rõ từ xuân được dùng với những nghĩa nào?
— Cho HS làm bài (GV dán 3 tờ phiếu lên bảng)
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
a/ Từ xuân trong sòng thơ 1 mang ý nghĩa gốc, chỉ một mùa xuân của năm.
— Từ xuân trong dòng thơ 2 mang ý nghĩa chuyển, chỉ sự tươi đẹp.
b/ Từ xuân mang ý nghĩa chuyển, chỉ sự trẻ trung, khoẻ mạnh.
c/ Từ xuân được dùng với nghĩa chuyển xuân có nghĩa là tuổi xuân, năm.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV giao việc: Bài tập cho 3 từ cao, ngọt, nặng và nghĩa phổ biến của mỗi từ: Các em có nhiệm vụ là với mỗi từ, em hãy đặt một số câu để phân biệt nghĩa của chúng.
— Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
— GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập 3
— Yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết học sau.
HS 1 làm lại bài tập 3
HS 2 làm lại bài tập 4
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS làm bài cá nhân
— Một số HS phát biểu ý kiến.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— 3 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
— HS còn lại làm theo cặp dùng viết chì gạch trong SGK hoặc viết ra nháp.
— Lớp nhận xét về bài làm của 2 bạn trên bảng.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS làm bài cá nhân
— Một số HS đọc câu mình đặt.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI)
I. MỤC TIÊU:
Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh 
Luyện tập xây dựng đoạn mở bài (kiểu gián tiếp), đoạn kết bài (kiểu mở rộng) cho b tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ và giấy khỗ to ghi chép ý kiến thảo luận nhó theo yêu cầu của bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 đoạn văn (cho HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết tập làm văn trước)
GV nhận xét và cho điểm
Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ được củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh. Đồng thời các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc: Bài tập cho 2 đoạn văn a, b. Các em co nhiệm vụ chỉ rõ đoạn văn nào mở bài theo kiểu trực tiếp đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày ý kiến.
Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp (giới thiệu ngay con đường sẽ tả)
Đoạn b mở bài theo kiểu géan tiếp (Nói những kỷ niệm với những cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường thân thiết sẽ tả)
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 và đọc 2 đoạn văn.
— GV giao việc:
Các em so sánh nhận xét sự giống nhau giữa 2 đoanï kết bài a, b.
So sánh nhận xét sự khác nhau giữa 2 đoạn kết bài a, b.
— Cho HS làm bài (GV phát giấy, bút cho các nhóm)
— HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a/ Giống nhau: Cả 2 đoạn văn đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
b/ Khác nhau: 
Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên (a): Khẳng định con người là người bạn quý, gắn bó với kỷ niệm thời thơ ấu của bạn HS.
Đoạn kết bài kiểu mở rộng (b): Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn HS, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch; đẹp; những hành động thiết thực thể hiện tình cảm yêu thương con đường của các bạn nhỏ.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
— GV giao việc:
Các em viết một đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp
Viết một đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS đọc đoạn văn đã viết
— GV nhận xét và khen những HS viết đúng, hay.
— GV: Em hãy nhắc lại:
Thề nào là kiểu mở bài gián tiếp, trực tiếp?
Thế nào là kết bài tự nhiên, kết bài mở rộng trong bài văn tả cảnh?
— Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại 2 đoạn văn đã viết; chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới (đọc lại bài Cái gì quý nhất? Đọc trước nội dung tiết học trong SGK)
— 2 HS đọc đoạn văn 
— HS lắng nghe.
— 2 HS đọc nối tiếp, lớ đọc thầm
— HS làm bài cá nhân
— Một số HS phát biểu 
— Lớp nhận xét.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS làm việc theo nhóm ghi gọn, rõ điểm giống và khác giữa 2 đoạn văn.
— Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS viết ra nháp
— Một số HS đọc đoạn mở bài, một số HS đọc kết bài.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS phát biểu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc