Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần thứ 2

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần thứ 2

Chính tả(Nghe viết): VIỆT NAM THÂN YÊU.

 Ngày dạy: 24/8/2009.Tuần 1.

I/ Mục tiêu:

 1. Nghe-viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

 2. Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.

II/ Đồ dùng dạy học: - Bút dạ và bảng phụ ghi nội dung BT 3.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả(Nghe viết): VIỆT NAM THÂN YÊU.
 Ngày dạy: 24/8/2009.Tuần 1. 
I/ Mục tiêu:
 1. Nghe-viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
 2. Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bút dạ và bảng phụ ghi nội dung BT 3.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Mở đầu: GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học.
B/ Dạy bài mới: 
1.Hoạt động 1: Nghe-viết bài Việt Nam thân yêu.
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết. ( 2 lượt)
- Đọc toàn bài cho HS soát lại bài.
 - GV chấm chữa 5-7 bài.
 - Nhận xét, tuyên dương.
2.Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả.
*Bài tập 2/6.
- GV nhận xét chung.
*Bài tập 3/6. 
- GV gắn bảng phụ yêu cầu HS làm bài. 
 GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - GV lưu ý: Lớp 1, HS học qu là 1 âm(quờ) nên không coi q là một cách ghi âm " cờ".
 - Nhận xét tiết học
C/Củng cố, dặn dò
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
*MT: N-V đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Lắng nghe.
Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc VN và ca ngợi đất nước VN tươi đẹp.
- HS nêu những từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết.
- Luyện viết từ ngữ khó.
- Nêu cách trình bày bài thơ.
- Nghe đọc và viết bài.
- Soát lại bài.
- Tự chấm bài, đổi vở để kiểm tra lỗi.
*MT: Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập.
- 1 HS nêu yêu cầu của BT 2.
- Thảo luận nhóm đôi và trình bày.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của BT 3.
- 2 HS lên bảng. Lớp làm vào SGK bằng bút chì.
-2 HS nhắc lại qui tắc viết c/k, g/gh,ng/ngh.
Luyện toán. ÔN LUYỆN VỀ PHÂN SỐ.
Nắm được tính chất cơ bản của phân số, biết so sánh hai phân số.
Vận dụng vào thực hành một số bài tập về phân số.
Chính tả.( Nghe viết ) LƯƠNG NGỌC QUYẾN.
 Ngày dạy:31/8/2009.Tuần 2. 
I- Mục tiêu:
 1. Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
 2. Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8 đến 10 tiếng ) trong bài tập 2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo yêu cầu bài tập 3.
II- Đồ dùng dạy học: - Bút dạ và bảng phụ ghi nội dung BT 3.
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu lại quy tắc viết chính tả với ng / ngh, g / gh, c / k.
B.Bài mới : Giới thiệu bài.
1.Hoạt động 1: HD nghe-viết chính tả.
a.Tìm hiểu nội dung bài viết:
- GV đọc bài chính tả.
- Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?
- Ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào?
b.Hướng dẫn viết từ khó.
c.Viết chính tả:
- Nêu yêu cầu khi viết.
- Đọc chính tả cho HS viết theo quy định.
- Đọc toàn bài cho HS soát lại bài.
 - GV chấm chữa 5-7 bài.
 - Nhận xét, tuyên dương.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tâp.
*Bài tập 2/17.
- GV nhận xét chung.
*Bài tập 2/17.
- GV gắn bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học
 - Sửa từ sai vào Sổ tay TV.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe.
*MT: Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- HS theo dõi, đọc thầm bài viết.
- LNQ là nhà yêu nước. Ông tham gia chống thực dân Pháp và bị giặc khoét bàn chân, luồn dây thép buộc chân ông vào xích sắt.
- 30/8/1917 khi cuộc khở nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ.
- HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết.
- Đọc viết các từ vừa tìm được.
- HS viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- Tự chấm bài, đổi vở kiểm tra.
*MT: Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8 đến 10 tiếng ) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo yc BT3.
+ 1 HS nêu yêu cầu của BT 2/17.
- HS ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong câu a, b vào vở nháp.
- HS trình bày.
+ 1 HS nêu yêu cầu của BT 3.
- HS quan sát mô hình. 
- HS chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình ( VBT )
- HS trình bày.
Chính tả.	 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH.
 Ngày dạy: 7/9/2009.Tuần 3 -Tiết 3
I. Mục tiêu:
 1. Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 2. Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần ( BT2 ); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.( HS khá, giỏi thực hiện được BT3 )
II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu 
 - Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
B. Bài mới : 
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- Hết thời gian quy định y/cầu học sinh soát lại bài.
- Chấm chữa 7 – 10 bài. 
- Nêu nhận xét chung.
2.Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả.
*Bài tập 2/26.
- Nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, tuyên dương nhóm làm đúng. 
*Bài tập 3/26.( Dành cho HS khá-giỏi )
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- HS làm bài tập 3/17.
- Nghe.
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn cần nhớ viết trong bài: “ Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ. 
- Lớp theo dõi, bổ sung.
- Nêu chữ dễ viết sai, DT riêng.
- Luyện đọc từ khó và viết bảng con từ tìm được.
- Học sinh gấp SGK, nhớ lại đoạn thư, tự viết bài.
- HS soát lại bài.
- Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau và sửa lỗi.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Thảo luận theo nhóm 4.
 - Nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến.
* Kết luận: Dấu thanh đặt ở âm chính. 
(dấu nặng đặt dưới, các dấu khác đặt trên).
- 2-3 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
Luyện tập toán. LUYỆN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA HAI PHÂN SỐ.
 Hướng dẫn HS thực hành : 
Nhắc lại quy tắc về cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
Thực hành làm đúng 1 số bài tập về cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
Chính tả.	 ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ.
 Ngày dạy :14 / 9 / 2009.Tuần 4.
I. Mục tiêu:
1. Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê ( BT 2 và 3 )
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần để GV k.tra bài cũ và hướng dẫn làm BT 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
A.Bài mới :
B. Bài mới:
 1.Hoạt động 1: HD hs nghe viết.
* Đọc toàn bài chính tả. 
- Nêu ý chính.
 -HD HS phân tích các chữ khó, cách viết.
-Chấm bài 7-8 em, nhận xét.
 2.Hoạt động 2: HD làm bài tập .
- HD HS thực hiện theo quy trình đã h.dẫn.
* Cho học sinh nêu cách đặt dấu thanh ở tiếng
C. Củng cố dặn dò
- Dặn dò: Nghe viết: Một chuyên gia máy xúc
- Viết vào bảng phụ.
- HS viết vần các tiếng: chúng – tôi – mong - thế - giới – này – mãi – mãi – hoà – bình vào mô hình cấu tạo vần, sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
*MT: Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Theo dõi ở SGK
- Nêu. 
- Đọc thầm.Chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.
-Phân tích.
-Viết bảng con một số từ khó.
- Nêu cách trình bày bài văn xuôi.
-1 em viết bảng.
-Cả lớp viết vở.
-Đổi vở,tự chấm.
*MT: Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh.
- 1HS đọc ND bài tập, điền tiếng: nghĩa, chiến vào mô hình cấu tạo vần.
- 2 HS lên bảng, nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng:
+ Giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái. 
+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối.
+ Trong tiếng nghĩa ( không có âm cuối ): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
+ Trong tiếng chiến ( có âm cuối ): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
- Làm bài.
-Nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TV5.doc