Giáo án môn Toán học kì I

Giáo án môn Toán học kì I

 I/Mục tiêu:

 Giúp HS: -Củng cố khái niệm ban đầu về phân số :đọc ,viết phân số .

 -Ôn tập cách viết thương,viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

 II/Đồ dùng dạy – học:

 Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số:

 

doc 227 trang Người đăng huong21 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: CHƯƠNG I
ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ.
GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
TIẾT 1: ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
 I/Mục tiêu:
 Giúp HS: -Củng cố khái niệm ban đầu về phân số :đọc ,viết phân số .
 -Ôn tập cách viết thương,viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
 II/Đồ dùng dạy – học:
 Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số:
III/Các hoạt động dạy –học chủ yếu :
1 Bài cũ : 
-Kiểm tra đồ dùng học tập HS
- GV nhận xét 
2 GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Giới thiệu trực tiếp.
3 .DẠY –HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
* GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi : Đã tô màu mấy phần băng giấy? 
-GV yêu cầu HS giải thích.
-GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy .Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
-Gv tiến hành tương tự với các hình còn lại .
-GV viết lên bảng cả bốn phân số ,ù yêu cầu HS đọc:
 Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên ,cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số :
a/Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số:
-GV viết lên bảng các phép chia sau :
 1:3; 4:10 ;9:2.
-GV nêu yêu cầu :Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
-Gv cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-GV kết luận đúng /sai và sữa bài nếu sai
-GV hỏi : có thể coi là thương của phép chia nào? 
-GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
-GV yêu cầu HS mở SGK và đọc Chú ý 1.
b/Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
-HS viết lên bảng các số tự nhiên 5;12;2001;.và nêu yêu cầu :Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1. 
-GV hỏi:Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào?
-GV kết luận :Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1 .
-GV nêu vấn đề :Hãy tìm cách viết 1 thành phân số .
-GV :1 có thể viết thành phân số như thế nào?Cho ví dụ?
-GV nêu :Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
-GV hỏi :0 có thể viết thành phân số như thế nào?
 HĐ 2 : Luyện tập –Thực hành:
 Bài 1: miệng
-GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập.
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS làm miệng nối tiếp.
Bài 2: bảng con
-GV gọi HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài.
-GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 3 :Miệng
Bài 4: bảng con
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
3/CỦNG CỐ,DẶN DÒ:
-GV hỏi nội dung chính của bài 
-Chuẩn bị bài “Ôn tập tính chất cơ bản của phân số”
-Nhận xét tiết học.
TIẾT 2: ÔN TẬP :TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I/Mục tiêu:
 Giúp HS:
Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
Aùp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở bài tập toán ,vở ghi.
Bảng con,viết,bút chì,thước kẻ
III/Các hoạt động dạy –học chủ yếu :
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -Giáo viên kiểm tra bài tiết trước 
-2 HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét 
2.DẠY-HỌC BÀI MỚI:
*Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số:
 Ví dụ 1
-GV viết bài tập sau lên bảng :
+Viết số thích hợp vào ô trống :
5 = 5 x 1 = 1 
6 6 x 1 1 
Sau đó ,yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống.
-GV nhận xét bài làm của HS trên bảng ,sau đó gọi một số HS dưới lớp đọc bài của mình.
-GV hỏi :Khi nhân cả từ số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
 Ví dụ 2:
-GV viết bài tập sau lên bảng:
Viết số thích hợp vào ô trống:
20 = 20:1 = 1 
24 24:1 1 
Sau đó ,yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống.
1 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.Ví dụ:
Lưu ý: Hai ô trống ở 20 : 1 phải điền cùng 1 số.
-GV hỏi : Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
Hoạt động 2: Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
 a) Rút gọn phân số:
-GV hỏi:Thế nào là rút gọn phân số? 
-GV viết phân số lên bảng và yêu cầu HS cả lớp rút gọn phân số trên
.-2 HS lên bảng làm bài ,HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-GV hỏi :Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì?
-GV :Có nhiều cách để rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được tử số và mẫu số đều chia được cho số đó.
b)Ví dụ 2:
-GV hỏi:Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số ?
-GV viết các phân số và lên bảng yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên. 
-GV viết tiếp các phân số và lên bảng ,yêu cầu HS quy đồng mẩu số hai phân số trên.
-GV hỏi :Cách quy đồng mẫu số ở hai ví dụ có gì khác nhau? 
Hoạt động 3 : Luyện tập –thực hành :
 Bài 1 : bảng con
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi :Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV yêu cầu HS chữa bài của bạn trên lớp.
-GV nhận xét và cho điễm HS.
Bài 2: GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 
a.bảng con.
b, c.làm vở.
Bài 3:làm nháp.
-GV gọi HS đọc các phân số bằng nhau mà mình tìm được và giải thích là vì sao chúng bằng nhau.
-GV nhận xét 
3/CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
-GV hỏi nội dung chính của bài.
-Dặn dò HS chuẩn bị bài “Ôn tập :So sánh hai phân số”.
TIẾT 3 : ÔN TẬP :SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I/ MỤCTIÊU:
 Giúp HS:
 = Nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ,khác mẫu số.
Biết so sánh hai phân số có cùng tử số.
Biết so sánh hai phân so ácùng mẫu số ,khác mẫu số
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở bài tập toán ,vở ghi.
Bảng con,viết,bút chì,thước kẻ
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV cho 2 HS sửa bài-hỏi nội dung chính.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu trực tiếp.
2/Hướng dẫn ôn tập cách so sánh hai phân số:
Hoạt động 1: So sánh hai phân số cùng mẫu số:
-GV viết lên bảng hai phân số sau : và ,sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số trên.
-GV hỏi :Khi so sánh các phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
Hoạt động 2 : So sánh các phân số khác mẫu số:
-GV viết lên bảng hai phân số và ,sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số trên.
-HS thực hiện quy đồng mẩu số hai phân số vào bảng con rồi so sánh.
-GV nhận xét bài làm của HS và hỏi:Muốn so sánh các phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
3/Luyện tập –Thực hành:
 Bài 1: cột 1 (miệng),
+ cột 2 ( bảng con )
-GV yêu cầu HS tự làm bài ,sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2: làm vở
-GV hỏi: Muốn xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ,trước hết chúng ta phải làm gì?
3.CỦNG CỐ,DẶN DÒ:
-GV hỏi nội dung chính của bài.
-Dặn dò HS chuẩn bị bài “Ôn tập :So sánh hai phân số – tiếp theo”
-Nhận xét tiết học.
TIẾT 4 : ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
So sánh phân số với đơn vị .
So sánh hai phân số cùng mẫu số,khác mẫu số.
So sánh hai phân số cùng tử số.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở bài tập toán ,vở ghi.
Bảng con,viết,bút chì,thước kẻ
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV cho 2 HS làm bài-Hỏi nội dung chính.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY-HỌC BÀI MỚI:
*Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài trực tiếp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập:
 Bài 1 : làm miệng
- GV yêu cầu HS tự so sánh và điền dấu so sánh .
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng vàhỏi : 
+ Phân số như thế nào thì lớn hơn 1 ,bằng 1 ,bé hơn 1?
Bài 2: vở bài tập
- GV viết lên bảng các phân số: và ,sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số trên 
- GV cho HS so sánh theo cách so sánh hai phân số có cùng tử số trình bày cách làm của mình.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài vào vở bài tập.
Bài 3: a, bảng con. b, c làm vở.
-GV chám , chữa bài
-Hỏi: + Bài 3 củng cố kiến thức gì? 
 +Nêu các bước so sánh 2 phân số khác mẫu
Bài 4: làm vở
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
 -GV chám , chữa bài
-Hỏi: + Bài 3 củng cố kiến thức gì? 
3.CỦNG CỐ ,DẶN DÒ:
- Dặn dò HS chuẩn bị bài: “ Phân số thập phân”.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 5: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS :
 =Biết thế nào là phân số thập phân.
 = Biết có một phân số có thể chuyễn thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở bài tập toán ,vở ghi.
Bảng con,viết,bút chì,thước kẻ
III/Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV cho 2 HS làm bài –Hỏi nội dung chính.
- GV nhận xét và cho điểm HS 
2.DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1/Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp.
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân:
- GV viết lên bảng các phân số:và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi:Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên ?
- GV giới thiệu :Các phân số có mẫu số là 10 ,100,1000được gọi là các phân số thập phân.
- GV viết lên bảng phân số và nêu yêu cầu :Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số 
 - 1 HS lên bảng làm bài ,HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- GV hỏi : Em làm thế nào để tìm được phân số thập phân bằng với phân số đã cho 
- GV nêu yêu cầu tương tự với các phân số 
1 HS lên bảng làm bài ,HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- GV chốt lại như SGK
- Cho vài hs nhắc lại
Hoạt động 2:Luyện tập-Thự ... số: 31,25dm2
Vì hộp không có nắp nên chỉ tính diện tích 5 mặt.
III. Củng cố – dặn dò:
Hỏi lại quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương
Dặn HS về học ghi nhớ, chuẩn bị “Luyện tập”
Tiết 108: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài tập trong một số tình huống đơn giản.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
2 HS nhắc lại:
	Sxq = a a 4
	STP = a a 6
(a là số đo cạnh)
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá, chính xác hóa
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn học tập
Bài 1:
Gọi một HS đọc đề bài
HS đọc đề bài
Yêu cầu HS tự làm vào vở, 2 HS lên làm bảng phụ
HS làm bài
Chữa bài:
Gọi 2 HS nêu cách làm và đọc kết quả
Yêu cầu HS khác nhận xét, chữa bài vào vở.
GV nhận xét, đánh giá
HS chữa bài
	Bài giải
Ta có 2m5cm = 2,05m
Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:
	2,05 2,05 4 = 16,81(m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
	2,05 2,05 6 = 25,21(m2)
	Đáp số: 16,81m2
	 25,21m2
Cần lưu ý điều gì khi số đo trong bài có đơn vị phức?
Phải đổi số đo đó ra cùng một đơn vị.
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
1 HS đọc
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (thời gian thảo luận là 2 phút)
HS thảo luận
Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nêu cách gấp và giải thích kết quả.
Chỉ có hình 3 và hình 4 có thể gấp được 1 hình lập phương
Hình lập phương có mấy mặt?
6 mặt
Ai có thể nói ngay diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương vừa gấp được bằng bao nhiêu?
Sxq = 4cm2 ; STP = 6cm2
Xác nhận và giải thích: Vì cạnh mỗi mặt là 1cm nên ta biết ngay mỗi mặt có diện tích là 1cm2
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài toán
1 HS đọc
Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào vở(chỉ ghi Đ/S)
HS làm bài
a) S; b) Đ; c) S; d) Đ
Chữa bài:
Gọi 2 HS đọc kết quả và giải thích cách làm (mỗi HS làm 2 câu)
HS khác nhận xét, bổ sung và chữa bài.
GV nhận xét và cho điểm
HS lần lượt trả lời:
HS1: a) S ; b) Đ vì Sxq của hình lập phương B = 5 5 4 = 100(cm2), Sxq hình A = 10 10 4 = 400(cm2) nên Sxq của A gấp 4 lần Sxq của B.
HS 2: c) S; d) Đ vì STP của hình lập phương B = 5 5 6 = 150(cm2); STP hình A = 10 10 6 = 600(cm2) nên STP hình A gấp 4 lần STP hình B.
III. Củng cố – dặn dò:
Hỏi quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương.
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị “Luyện tập chung”.
Tiết 109: LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Hệ thống và củng cố lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầiu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi bài tập 2.
Hình vẽ 2 hình lập phương bài tập 3.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc sửa bài của HS
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
Một HS đọc đề
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập.
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
GV chấm điểm một số bài
a)	Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
	(2,5 + 1,1) 2 0,5 = 3,6(m2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
	2,5 1,1 = 2,75(m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
	3,6 + 2 2,75 = 9,1(m2)
	Đáp số: 3,6m2
	9,1m2
b)	Bài giải
Đổi 3m = 30dm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
	(30 + 15) 2 9 = 810(dm2)
Diện tích toàn phần củ hình hộp chữ nhật là:
	810 + 2 (30 15) = 1710(dm2)
	Đáp số: 810dm2
	1710dm2
Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
GV đánh giá
Bài 2:
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Viết số đo thích hợp vào ô trống
GV treo bảng phụ
Bảng này có nội dung gì?
Cho biết các kích thước của một số hình hộp chữ nhật.
Hãy nêu các yếu tố đã biết, yếu tố cần tìm trong từng trường hợp.
HS nêu
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài
HS làm bài
Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận
HS treo bảng phụ lên bảng trình bày
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
a
4m
cm
0,4dm
b
3m
cm
0,4dm
h
5m
cm
0,4dm
Cmd
14m
2cm
1,6dm
Sxq
70m2
cm2
0,64dm2
STP
94m2
cm2
0,96dm2
Yêu cầu HS nhận xét kết quả
GV chính xác hóa
Hãy nêu cách tình chiều rộng của hình hộp chữ nhật khi đã biết chu vi mặt đáy và chiều dài?
Ta lấy chu vi mặt đáy chia cho 2 rồi trừ đi chiều dài.
Nhận xét về chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hình hộp chữ nhật thứ 3 (Hình hộp chữ nhật đó có gì đặc biệt)?
Chiều dài = chiều rộng = chiều cao
Những hình hộp chữ nhật có đặc điểm như vậy là hình lập phương.
Vậy hình lập phương có thể coi là hình hộp chữ nhật thế nào?
Đó là hình hộp chữ nhật đặc biệt có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài
Một HS đọc:
Hình lập phương có a = 4cm, nếu a tăng gấp 3 lần thì Sxq, STP tăng mấy lần? Tại sao?
GV trưng bày dụng cụ trực quan(hình vẽ)
Tính Sxq, Stp hình cũ, hình mới rồi so sánh.
Gọi các nhóm nêu kết quả thảo luận.
	Đáp số : 9 lần
III. Củng cố – dặn dò:
Hỏi quy tắc tình diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Chuẩn bị “Thể tích một hình”.
Tiết 110: THỂ TÍCH MỘT HÌNH
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Có biểu tượng về thể tích một hình
Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bộ đồ dùng dạy học Toán 5
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn học tập
Hoạt động 1: Hình thành biểu tương về thể tích 1 hình
a) Ví dụ 1:
GV trưng bày đồ dùng yêu cầu HS quan sát
HS quan sát
Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
Hình lập phương và hình hộp chữ nhật
Hình nào to hơn? Hình nào nhỏ hơn?
Hình hộp chữ nhật to hơn
Hình lập phương bé hơn
Giới thiệu: Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phươngc ó thể tích nhỏ hơn.
Đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật
Hãy nêu vị trí của 2 hình khối
Hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật
Giới thiệu: Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, ta cũng nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
HS lắng nghe
Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
HS nhắc lại
b) Ví dụ 2:
GV treo hình minh họa
HS quan sát
Có 2 hình khối C và D
Hỏi mỗi hình C và D đựơc hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ?
Hình C gồm 4 hình lập phương, hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế( các hình lập phương giống nhau)
Giới thiệu: Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D
Yêu cầu HS nhắc lại
HS nhắc lại: Hình C được hợp bởi 4 hình lập phương nhỏ và hình D được hợp bỏi 4 hình lập phương như thế; ta nói C và D có thể tích bằng nhau.
c) Ví dụ 3:
GV lấy bộ đồ dùng dạy học Toán 5 đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ớ SGK ví dụ 3( trang 114). Gọi HS tách phần xếp được thành 2 phần (2-3 HS nêu cách tách)
Hình P gồm mấy hình lập phương?
Hình P gồm 6 hình lập phương
Khi tách hình P thành 2 hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
Hình M gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 2 hình lập phương.
Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình.
Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng tổng số hình lập phương nhỏ của hình M và hình N.
Ta nói rằng thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
GV kết luận: Ta biết một hình nằm hoàn toàn trong hình khác thì có thể tích bé hơn và cũng biết 2 hình được hợp bởi các hình lập phương như nhau thì có thể bằng nhau. Một hình tách ra thành 2 hay nhiều hình nhỏ thì thể tích của hình đó bằng tổng thể tích của các hình nhỏ.
HS nghe, hiểu và nhắc lại
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài. Quan sát hình vẽ đã cho để trả lời (ghi vào vở).
HS đọc đề và tự quan sát hình đã cho, trả lời.
Gọi HS nêu bài giải. Giải thích kết quả.
Hình A gồm 16 hình lập phương nhỏ, hình B gồm 18 hình lập phươnng nhỏ. Hình B có thể tích lớn hơn.
GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc đề bài
HS đọc đề, quan sát hình vẽ ở SGK(trang 115).
Yêu cầu HS thảo luận (nhóm đôi) tìm cách giải.
HS thảo luận
Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận
Đại diện nhóm trình bày:
Hình A có 5 lớp, mỗi lớp có 9 hình lập phương nhỏ nên có 9 5 = 45 hình lập phương nhỏ (tính từ phải qua trái).
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài
Một HS đọc
GV đưa cho các nhóm bộ đồ dùng gồm 6 hình lập phương.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách xếp 6 hình lập phương thành hình hộp chữ nhật.
HS thảo luận.
Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm trình bày cách xếp.
Hãy so sánh thể tích các hình đó?
Các hình trên có thể tích bằng nhau vì đều được ghép từ 6 hình lập phương (như nhau)
III. Củng cố – dặn dò:
Hỏi tựa bài
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị “Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan ki 1.doc