Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tuần 23 đến tuần 28

Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tuần 23 đến tuần 28

XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI

I. MỤC TIÊU :

 - Có biểu tượng về xăng-ti -mét khối và đề -xi -mét khối.

 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn”của đơn vị đo diện tích: xăng-ti -mét khối và

 đề -xi -mét khối.

 - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti -mét khối và đề xi -mét khối.

 - Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.

 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT2b.(Nếu còn thời gian)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 - Mô hình lập phương 1dm3 và 1 cm3

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tuần 23 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 23
Ngày dạy : / /	Tiết : 111
XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU :
 - Có biểu tượng về xăng-ti -mét khối và đề -xi -mét khối. 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn”của đơn vị đo diện tích: xăng-ti -mét khối và
 đề -xi -mét khối.
 - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti -mét khối và đề xi -mét khối. 
 - Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT2b.(Nếu còn thời gian)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
 - Mô hình lập phương 1dm3 và 1 cm3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KT bài cũ: 
- Hỏi kiểm tra lại kiến thức đã học.
- Nhận xét - Ghi điểm.
* Nhận xét chung.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 Hình thành biểu tượng về xăng -ti -mét khối và đề -xi -mét khối. 
- Giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1 dm và 1 cm cho HS quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu:
 + Xăng- ti -mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
 +Xăng- ti -mét khối viết tắt là: cm3
 + Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
 +Đề- xi- mét khối viết tắt là: dm3 
- Đưa hình vẽ để HS quan sát, rút ra được mối quan hệ giữa xăng ti mét khối đề xi mét khối.
- Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng -ti -mét khối và đề -xi -mét khối. 
 + Xếp hình lập phương có thể tích 1cm3 vào “đầy kín” trong hình lập phương có thể tích 1dm3 . Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3
 + Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ đầy kín hình lập phương có thể tíc1dm3 
 + Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3 .
- GV nêu: Như vậy hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 x 10 x 10 =1000 hình lập phương cạnh 1cm.
 Ta có: 1dm3 = 1000cm3
c. Hướng dẫn luyện tập
 * Bài 1 :
- Gọi HS đọc bài tập.
- GV đính bảng phụ.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi 5 HS nối tiếp lên bảng chữa bài.
- Nhận xét , sửa sai cho HS .
 * Bài 2 a:
- Gọi HS đọc bài tập. 
- Cho HS làm vào vở- 1 em làm bảng phụ (3/)
** Yêu cầu HS làm xong làm tiếp bài 2b,em nào xong đầu tiên lấy bảng phụ tính còn lại làm tiếp vào vở
- Chấm 1 số vở.
- Cho đính bảng phụ trình bày
-Y/c HS nhận xét.
- Nhận xét. 
- GV lưu ý HS : Ở phần (a) ta đổi số đo từ đơn vị lớn (dm3) sang đơn vị nhỏ (cm3) ngược lại đối với phần (b), số đo được đổi từ đơn vị nhỏ (cm3) ra đơn vị lớn (dm3), vì vậy phải chia nhẩm số đó cho 1000.
- Đính bảng phụ sửa tiếp câu b
3. Củng cố – Dặn dò : 
- Nhận xét giờ học . 
- Về làm lại các bài tập
- Xem trước bài : Mét khối .
- HS nêu .
- Quan sát , nhận xét.
- HS lắng nghe và lặp lại
- HS đọc và viết kí hiệu vào nháp
- Quan sát , nhận xét.
- Nêu mối quan hệ giữa giữa xăng -ti -mét khối và đề -xi -mét khối. 
- lớp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có:
 10 x 10 = 100 hình
- ..xếp đươc 10 lớp như thế(vì 1dm= 10cm)
- gồm 1000 hình
- HS lặp lại
-1 HS đọc đề.
- HS làm bài.
- 5 HS lên bảng sữa.
- Nhận xét, sửa bài.
- HS đọc bài tập.
- HS làm bài.
- Trình bày
- Nhận xét
- HS đổi vở kiểm tra.
a/ 1dm3 = 1000 cm3
375 dm3 = 375 000 cm3
5,8 dm3 = 5 800 cm3
 dm3 = 0,8 dm3 = 800 cm3
b/ 2000 cm3 = 2 dm3
154 000 cm3 = 154 dm3
490 000 cm3 = 490 dm3
5 100 cm3 = 5,1 dm3
Ngày dạy : / /	Tiết : 112
MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU : 
 Giúp HS : 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
 - Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi -mét khối và xăng- ti- mét khối dựa trên mô hình.
 - Biết đổi đúng các đơn vị đo.
 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT3.(Nếu còn thời gian)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh vẽ về mét khối.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KT bài cũ:
- GV đính bảng phụ đã ghi sẵn đề
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3 , dm3, cm3
- Giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối , đề -xi -mét khối , xăng- ti- mét khối 
- Giới thiệu về mét khối tương tự như giới thiệu đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra được mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối .
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1dm3 vào “đầy kín” trong hình lập phương có thể tích 1m3 . Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tíc1dm3 .
 + Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ đầy kín hình lập phương có thể tíc1m3 
 + Như vậy hình lập phương thể tích 1m3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1dm3 .
- GV nêu: Như vậy hình lập phương cạnh 1m gồm 10 x 10 x 10 =1000 hình lập phương cạnh 1dm.
 Ta có: 1m3 = 1000 dm3
- GV hỏi: Nếu dùng các hình lập phương cạnh 1cm để xếp vào cho đầy kínhình lập phương cạnh 1m thì sẽ xếp được bao nhiên hình?
- GV nêu: hình lập phương cạnh 1m gồm 100 x 100 x 100 =1000000 hình lập phương cạnh 1cm.
 Ta có: 1m3 = 1000000 cm3 
- GV hỏi: để HS nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích ( từ m3,dm3 , cm3)
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn
- Cho HS đọc lại bảng
c. Luyện tập Thực hành 
 * Bài 1 :
- Bài1a : Cho HS nêu miệng.
- Bài1b: Cho HS làm bài vào b/c.
 * Bài 2 :
- Gọi HS đọc và nêu y/c bài tập 
- Cho HS làm vào vở- 1 em làm bảng phụ (5/)
** Yêu cầu HS làm xongBT2 làm tiếp bài 3, em nào xong đầu tiên lấy bảng phụ tính, còn lại làm tiếp vào vở
- Chấm 1 số vở.
- Cho đính bảng phụ trình bày
-Y/c HS nhận xét.
- GV nhận xét
 ** Bài 3 :
- Gọi HS đọc và nêu y/c bài tập 
- GV đính hình vẽ h/d
- Yêu cầu 1 HS làm bài vào bảng phụ , còn lại thực hiện vào vở 
- Gọi HS đính bảng phụ trình bày , - GV nhận xét , sửa sai cho HS .
3. Củng cố – Dặn dò : 
- Nhận xét giờ học và tuyên dương HS học tốt.
- Về làm lại BT2
- Về nhà xem trước bài : Luyện tập.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm : 
a/ 25 dm3 =  cm3
 8,5 dm3 =  cm3 
 dm3 =  cm3
b/ 2 860 000 cm3 =  dm3
 8600 cm3 =  dm3
 125 000 cm3 =  dm3
- Quan sát , nhận xét.
- Lắng nghe sau đó đọc và viết kí hiệu của m3
- Quan sát hình vẽ, nhận xét và rút ra mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối .
- Lớp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình vuông có 10 x10 = 100 hình
- Xếp được 10 lớp như thế
(vì 1m =10dm)
-  gồm 1000 hình
- HS trao đổi và nêu xếp được
100 x 100 x 100 = 1000000 hình
- HS lặp lại
 1m3 = 1000000 cm3
- HS lắng nghe trả lời
- HS nối tiếp lên điền
- 2HS đọc
- Vài HS đọc các số đo, HS khác nhận xét.
- HS làm bài 
- 2 HS đọc và nêu .
- Làm bài .
- Nhận xét, sửa sai.
- 2 HS đọc và nêu yêu cầu .
- Lớp q/s lắng nghe
- HS làm bài 
- Đính bảng phu trình bày
- Nhận xét.
- Lắng nghe .
Ngày dạy :	 / /	 Tiết : 113
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc, viết các đơn đo mét khối, đề - xi - mét khối, xăng - ti mét khối và mối quan hệ giữa chúng. 
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích,so sánh các số đo thể tích .
 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT1b(dòng 4), BT3c. (Nếu còn thời gian)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ:
- Gọi HS nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học.
- Mỗi đơn vị đo thể tích (liền kề) hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
- Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Luyện tập 
 * Bài 1 : 
 - 1a. Gọi HS đọc y/c của bài tập .
-Y/c HS đọc đề bài.
- Cho HS làm miệng
- GV đánh giá, nêu cách đọc chung.
 - 1b. Gọi HS đọc y/c
- Cho HS làm vào b/c
- GV nhận xét.
 Bài 2 : HS học nhóm đôi.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV ghi đầu bài.
-Y/c HS thảo luận nhóm làm bài,
 1 HS làm bài vào bảng phụ, HS còn lại thực hiện vào vở .
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
-Hướng dẫn HS chữa bài.
-GV chú ý HS : Cả 3 cách đọc (a), (b), (c) đều đúng.
 *Bài 3a,b: 
-Y/c HS đọc đề rồi tự làm bài.
- GV gợi ý : Hãy đưa các số đo về dạng số thập phân với cùng đơn vị đo. Nhẩm lại quy tắc so sánh số thập phân (hoặc quy tắc so sánh số thập phân).
-Y/c HS nhận xét các số đo.
-Y/c HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
-Y/c HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV hỏi : Chuyển phân số thập phân sang số thập phân, ta làm thế nào ?
3. Củng cố – Dặn dò : 
- Hỏi lại bảng đơn vị đo thể tích.
- Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3.
- Dặn HS về làm lại BT.
 - Xem trước bài: Luyện tập.
- Nhận xét. 
- HS nêu.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- HS đọc
- HS nối tiếp đọc các số đo.
- Nhận xét. 
- HS đọc
1952 cm3	2015 m3
 dm3	0,919 m3
- HS thảo luận làm bài.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Treo bảng phụ, sửa bài.
- HS chữa bài.
- HS đọc đề bài và làm vào vở.
- So sánh các số đo.
a/Đổi 913,232413m3 = 913232413 cm3
b/ Đổi m3 = 12,345 m3
c/ m3 = 87323,61 m3
	 = 87323610 dm3
Nên : m3 > 8732361 dm3
- Nhận xét. 
- HS nêu
Ngày dạy :	 / /	Tiết : 114
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Hình thành biểu tượng về thể tích hình hình hộp chữ hật.
	- Biết tính thể tích của hình hình hộp chữ hật .
	- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hình hộp chữ hật để giải một số bài tập có liên quan.
 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT 2,3. (Nếu còn thời gian)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	- Hình HCN rỗng, có nắp.
	- Khối lập phương thể tích 1 cm3
.III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- GV gọi HS, kiểm tra lại kiến thức về hình HCN.
- Hình HCN có mấy mặt ? Đó là những mặt nào ?
- Hình HCN có mấy kích thước ? bao nhiêu cạnh ? đỉnh?
- Nhận xét – Ghi điểm.
* Nhận xét chung.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài .
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Nêu bài toán trong SGK/120
- Giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật. 
- Đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét, rút ra được quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Y/c HS giải một bài toán cụ thể về tính thể tích hình hộp chữ nhật ( lấy 1 phần của bài 1 trong SGK ). 
- Hình thành quy tắc.
- GV ghi và giải thích :
- Gọi HS đọc lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV ghi bảng : 
Gọi V là thể tích của hình hình hộp chữ nhật . Ta có :
 V = a x b x c 
(a, b, c là 3 kích thước cùng đơn vị đo).
-Y/c HS ghi vào vở.
c. Thực hành 
 * Bài 1 : 
 - Gọi HS đọc đề và xác định y/c đề 
- Tổ chức cho HS thực hiện bài tập.
- Cho HS làm vào v ... g trái) kết quả viết kèm đơn vị đo.
- 1 HS đọc .
-HS nêu.
3 giờ 15 phút x 5 = ?
	 3 giờ 15 phút
	 X	 5
	 15 giờ 75 phút
-75 phút đổi ra giờ và phút .
75 phút = 1 giờ 15 phút.
-Học sinh lắng nghe.
- 2 HS đọc và nêu .
- HS làm bài 
- Trình bày cách làm
- Nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm vào bảng phụ trình bày
 Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là :
1 giờ 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây
-Nhận xét. 
-HS đổi vở kiểm tra chéo.
Ngày dạy :	 / /	 Tiết : 127
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU :
 Giúp HS :
	-Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho 1 số.
	-Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT2. (nếu còn thời gian)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KT bài cũ:
 Đặt tính rồi tính:
 a. 2giờ 23 phút x 5
 b. 2,5 phút x 6
- Nhận xét ghi điểm
- GV nhận xét chung
2. Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài : 
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 Ví dụ 1 :
-GV nêu bài toán như SGK.
-GV y/c HS rút ra phép tính và GV giới thiệu phép chia số đo thời gian.
-Cho 1 HS giỏi xung phong lên bảng thực hiện tính chia (nếu HS không làm được GV hướng dẫn).
-GV hướng dẫn HS đặt tính và tính (GV vừa viết vừa giảng giải).
Lưu ý : Đây là trường hợp các số đo ở từng đơn vị đều chia hết cho số chia.
 Ví dụ 2 :
-GV nêu bài toán như SGK.
-Y/c HS nêu phép tính.
-Y/c HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và thực hiện tính. 
-Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính.
-Y/c HS nhận xét bước tính đầu tiên.
-Y/c HS nêu cách làm tiếp theo (gợi ý đổi ra phút nếu HS không biết làm)
-Y/c HS thực hiện
-GV nhận xét 
7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
-Y/c HS nêu lại cách làm.
-GV kết luận : Đây là trường hợp số đo thời gian của đơn vị đầu không chia hết cho số chia. Khi đó ta sẽ chuyển sang đơn vị nhỏ hơn rồi tiếp tục chia.
c. Luyện tập.
 *Bài 1 :
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Cho HS làm bài cá nhân vào b/c. Theo dõi, giúp đỡ HS yếu đặt tính và tính.
- Cho HS đính b/c trình bày nêu cách thực hiện.
-GV nhận xét 
** Bài 2 : 
- Cho HS đọc đề bài.
-GV hướng dẫn thêm cách làm cho HS trung bình, yếu.
-1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp thực hiện vào vở
- Hướng dẫn HS sửa bài.
- Cho HS đổi vở, kiểm tra chéo.
- GV đánh giá
3.Củng cố – Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Về làm lại bài tập
- Xem trước bài : Luyện tập. 
- 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp để nhận xét
42 phút 30 giây : 3 = ?
42 phút 30 giây 	3
12	 
 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 	 0
-HS theo dõi cách thực hiện.
- Nêu phép chia tương ứng : 
7 giờ 40 phút : 4 = ?
-Số đo ở đơn vị giờ không chia hết và còn dư 3 giờ.
-Đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút rồi chia tiếp.
 7 giờ 40 phút 4
3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20 phút
 0
-Lấy số đo của từng loại đơn vị chia cho số chia, nếu còn dư chuyển sang đơn vị nhỏ hơn.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài 
-Trình bày
- Nhận xét.
a/ 6 phút 3 giây
b/ 7 giờ 8 phút
c/ 1 giờ 12 phút 
d/ 3,1 phút
- 1 HS đọc.
-HS làm bài
- Đính bảng phụ sửa
Đáp số : 1 giờ 30 phút.
Ngày dạy :	 / /	Tiết : 128
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Biết nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
** Hướng dẫn HS làm thêm BT1a,b ; BT2c,d (nếu còn thời gian)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KT bài cũ:
 Đặt tính rồi tính:
 a. 54 phút 39 giây : 3
 b. 7 giờ 52 phút :4
- Nhận xét ghi điểm
- GV nhận xét chung 
2. Dạy bài mới.
- 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp để nhận xét
a.Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn HS luyện tập
 *Bài 1c,d :
-Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài.
-HS làm bài.
-Cho 1 HS làm bài vào bảng phụ – lớp làm vào vở (4/)
**GV y/c tiếp em nào tính xong bài 1c,d làm tiếp bài 1a,b
-Chấm 1 số tập
- Đính bảng trình bày
-HS nêu cách làm.
-GV đánh giá.
**Yêu cầu sửa tiếp bài 1a,b
- Nhận xét
-Nhận xét. 
c/ 14 phút 52 giây
d/ 2 giờ 4 phút.
a/ 9 giờ 42 phút
b/ 12 phút 4 giây
 *Bài 2 a,b:
-Y/c HS đọc đề bài.
-HS đọc đề bài.
-Cho 1 HS làm bài bảng phụ, lớp làm bài vào vở.(5/)
**GV y/c tiếp em nào tính xong bài 2a,b làm tiếp bài 2c,d
a/ 18 giờ 15 phút
b/ 10 giờ 55 phút
(GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm).
Hướng dẫn HS sửa bài.
-Cho 1HS nêu cách thực hiện.
- Trình bày
-GV đánh giá.
**Yêu cầu sửa tiếp bài 2 c,d
c/ 2 phút 59 giây
d/ 25 phút 9 giây
 * Bài 3 :
-Y/c đọc đề bài.
-HS đọc đề bài.
-Gọi HS nêu cách giải 
- 1HS nêu cách giải.
-Cho 1 HS làm bài bảng phụ, lớp làm bài vào vở. (2 cách)
- HS làm bài 
-GV chấm điểm một số vở.
-Hướng dẫn HS sửa bài.
- Nhận xét ghi điểm
- Đính bảng trình bày
 ĐS: 17 giờ
-Kiểm kết quả của lớp.
* Bài 4 :
-Y/c HS đọc đề bài.
-HS đọc đề bài.
 - Cho HS xác định y/c bài tập.
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày, giải thích kết quả.
-Y/c HS nêu cách làm.
-Thực hiện chuyển đổi hoặc tính toán trước khi so sánh.
-GV đánh giá.
-Nhận xét. 
-GV xác nhận cách làm như HS đã nêu.
3. Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS làm lại bài tập và chuẩn bị bài : “Luyện tập chung”.
Ngày dạy : / /	Tiết : 129
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
 - Biết cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
 -Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải đúng các bài toán có nôi dung thực tế.
 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT2b ; BT4 (dòng 3,4 ) (nếu còn thời gian)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1. KT bài cũ:
 Tính:
 a.( 6giờ 35phút +7giờ 4 phút):3
 b. 63 phút 4giây – 32 phút 16 giây:4
- Nhận xét ghi điểm
- GV nhận xét chung 
2. Dạy bài mới.
- 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp để nhận xét
1’
a. Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn HS luyện tập
7’
 *Bài 1 :
-Y/c HS đọc đề bài.
-HS đọc đề bài.
-Y/c HS tự làm bài vào vở 
- Cho 4 HS làm xong trước làm bài bảng phụ.
- GV chấm 1 số tập
a/ 22 giờ 8 phút 
b/ 21 ngày 6 giờ 
 c/ 37 giờ 30 phút
d/ 4 phút 15 giây
-Y/c HS đính bảng nêu cách làm.
-HS nêu cách làm của cả 4 bài 
-Y/c HS nhận xét.
-GV đánh giá.
5’
 *Bài 2a:
-Y/c HS đọc đề bài.
-HS đọc đề bài.
-Gọi HS làm bài bảng phụ + lớp làm bài vào vở.(5’)
**GV y/c tiếp em nào tính xong bài 2a làm tiếp bài 2b
- Chấm 1 số tập
- Cho đính bảng trình bày
-1 HS làm bài bảng phụ + lớp làm bài vào vở.
- Trình bày
-Y/c HS nhận xét bài làm.
-Nhận xét. 
-Cho HS so sánh 2 dãy tính trong mỗi phần, so sánh kết quả.
a/ 17 giờ 15 phút 
 12 giờ 15 phút 
-Y/c HS giải thích vì sao kết quả khác nhau.
-HS nêu.
Ž Y/c HS nêu lại thứ tự thực hiện phép tính trong dãy tính.
-HS nêu.
4’
-GV nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức.
**Yêu cầu HS sửa tiếp bài 2b
-Học sinh lắng nghe.
b/ 6 giờ 30 phút
 9 giờ 10 phút
9’
*Bài 3 :
-Y/c HS đọc đề toán và nêu tóm tắt.
-HS đọc đề toán và nêu tóm tắt.
-Y/c HS thảo luận nhóm đôi cách làm bài.
-HS thảo luận.
-Cho HS trình bày kết quả.
Đáp số : 35 phút
-Gọi HS nêu cách làm.
-HS nêu 2 cách làm.
-Y/c HS khác nhận xét.
-Nhận xét. 
-GV đánh giá.
11’
*Bài 4(2 dòng đầu):
- Treo bảng phụ
-Cho 1 HS đọc nội dung bài tập. 
- GV nêu câu hỏi gợi ý
-1 HS đọc nội dung bài tập.
- Trả lời
-Y/c HS tự làm bài
-HS tự làm bài vào vở 
-1HS làm bài vào bảng phụ.
- Đến h/d những em còn chậm
-Hướng dẫn HS sửa bài.
-Nhận xét. 
-Cho HS nêu cách làm.
-HS nêu.
-GV lưu ý HS trường hợp từ Hà Nội đến Lào Cai.
-GV đánh giá khắc sâu cách làm bài tập 4.
** Hướng dẫn 2 dòng còn lại về nhà tính
- Về nhà tính
3’
3. Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
- Về làm lại BT
-Chuẩn bị bài : “Vận tốc”.
Ngày dạy :	 / /	Tiết : 130
VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU : 
 Giúp HS :
	-Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
	-Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 ** Hướng dẫn HS làm thêm BT3(nếu còn thời gian)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ ghi phần ghi nhớ và công thức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1.Bài cũ:
-Cho HS làm bài tập.
-2 HS lên bảng làm bài.
Viết số thích hợp vào ô trống :
a/ 2 phút 5 giây =  giây
135 phút =  giờ 
b/ 3 giờ 10 phút =  phút
95 giây =  phút
-Nhận xét. 
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2.Bài mới : 
1’
a.Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
 * Bài toán 1 :
-GV nêu bài toán SGK, y/c HS suy nghĩ tìm cách giải.
-HS suy nghĩ, tìm cách giải.
-Gọi HS nêu cách làm, gọi 1 HS lên bảng lớp làm nháp.
-HS nêu cách giải và giải.
170 : 4 = 42.5 (km)
-GV : Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,5km giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ.
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được : 42,5 km
-GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc.
-Gọi HS nêu cách tính của vận tốc.
-HS nêu.
-GV nêu tên gọi và ghi công thức : 
v = s : t
-Gọi 1 số HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.
-HS nêu.
-GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, GV sửa lại cho đúng thực tế.
-Người đi bộ khoảng 5 km/giơ.
-Xe đạp 15 km/giờ
-Xe máy 35 km/giờ.
-Ô tô 50 km/giờ
-GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
* Bài toán 2 :
-GV nêu bài toán, y/c HS suy nghĩ nêu cách giải.
-HS tìm cách giải.
-Gọi HS nói cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán.
-HS nêu và giải.
Vận tốc chạy của người đó :
60 : 10 = 6 (m/giây)
-GV hỏi về đơn vị và nhấn mạnh đơn vị m/giây.
-Gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc.
15’
c.Hướng dẫn HS luyện tập
 *Bài 1 :
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Chấm 1 số tập
- Cho đính bảng phụ trình bày
-HS làm bài 
- Trình bày
-Cho HS nhận xét bài làm của bạn.
v = 105 : 3 = 35 (km/giờ)
-GV nhận xét, đánh giá.
-Gọi 1 HS nêu lại cách tính vận tốc.
 *Bài 2 :
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-1 HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở (5’)
**GV y/c tiếp em nào tính xong bài 2 làm tiếp bài 3
- Chấm 1 số tập
-Cho đính bảng phụ trình bày
-1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở
- Trình bày
-Hướng dẫn HS sửa bài.
Đáp số : 720 km/giờ.
-Nhận xét. 
-Nhận xét. 
 **Bài 3 :
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Y/c HS nêu điểm khác so với 2 bài 1 và 2. 
-Thời gian cho trong bài có đơn vị phức hợp, đề bài y/c tính vận tốc = m/giây.
-GV lưu ý HS đổi đơn vị đo.
Giải
-Cho đính bảng phụ trình bày
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc của người đó :
400 : 80 = 5 (m/giây)
-GV lưu ý đơn vị là m/giây.
Đáp số : 5 m/giây.
3’
3.Củng cố – Dặn dò : 
-Y/c HS nêu lại công thức và cách tính vận tốc.
-Ý nghĩa của đại lượng vận tốc ?
-GV nhận xét tiết học.
- Về làm lại BT
-Chuẩn bị bài : Luyện tập”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T5_T23-26.doc