Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tuần 8 - Phạm Minh Trí

Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tuần 8 - Phạm Minh Trí

Tiết: 36 SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. MỤC TIÊU.

 Giúp HS :

 - Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

 * HSKG làm thêm BT3

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học lớp 5 - Tuần 8 - Phạm Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : / / 20
Tiết: 36	SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU.
 Giúp HS :
 - Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
 * HSKG làm thêm BT3 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
1 .Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Gọi HSTB lên bảng làm lại bài 3, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV ghi tựa bảng.
b. GV ghi ví dụ : Điền số thích hợp vào chỗ trống :
9 dm =   cm
9 dm =   m ; 90 cm =   m
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- GV ghi bảng kết quả HS nêu :
	-Yêu cầu HS so sánh :
	0,9 m    0,90 m
	-Vì sao biết 0,9 m = 0,90 m ?
- GV chốt lại 0,9 m =0,90 m
Hãy so sánh 0,9 và 0,90
- GV khẳng định 0,9 = 0,90
- Yêu cầu HS nhận xét phần thập phân của 2 số 0,9 và 0,90 
- GV nhận xét
 Nhận xét 1 :
- GV y/c HS tìm cách viết 0,9 thành 0,90
- Nếu thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 thì ta được 1 so như thế nào so với số 0,9?
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của 1 số thập thì ta được 1 số thập phân như thế nào ?
- Gọi HS lặp lại.
-Y/c HS tìm số thập phân bằng số thập phân :
 0,9 =
 8,75 =
 12 =
- Em có nhận xét gì về phần thập phân của số 12 ?
- Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác được coi là số thập phân đặc biệt, có phần thập phân là 0 ; 00 ; 000 
 Nhận xét 2 :
-Em hãy tìm cách viết 0,90 thành 0,9 ?
-Khi xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?
-Nếu 1 số thập phân có chữ số 0 ở bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi thì được một số như thế nào?
- Gọi HS nhắc lại.
Y/c HS tìm số thập phân bằng với số thập phân 0,9000 ; 8,75000 ; 12,000.
- GV ghi bảng :
0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
c. Luyện tập.
 Bài 1.
- Gọi HS đọc đề + xác định y/c đề
- Gọi 1 HS làm vào bảng phụ + cả lớp làm vào vở.
Chấm 5 tập.
Nhận xét – ghi điểm
 Bài 2.
Gọi HS đọc đề + xác định y/c đề
1 HS làm vào bảng phụ + cả lớp làm vào vở.
- Đính bảng phụ sửa
Nhận xét-ghi điểm
*Bài 3. HSKG làm thêm 
- Gọi HS đọc đề + xác định y/c
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi + 1 nhóm làm bài vào bảng phụ.
- Y/c HS chuyển số thập phân 0,100 thành các phân số thập phân rồi kiểm tra.
Nhận xét – ghi điểm
4. Củng cố – Dặn dò :
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị : "So sánh hai số thập phân ".
- 2HSTB lên làm lại
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
- 1HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
-1 HS nêu miệng :0,9 m = 0,90 m
-1 HS nhận xét.
-1 HS nêu : vì 0,9 m và 0,90 m điều bằng 9 dm.
- 1 HS nêu 0,9 = 0,90 
- 1 HS nhận xét.
- 0,9 phần thập phân có 2 chữ số (9 thuộc hàng phần mười, 0 thuộc hàng phần trăm).
-HS nhận xét.
- HS viết và nêu : Khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được số 0,90.
- Bằng với số 0,9
 0,90 = 0,9
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được 1 số thập phân bằng nó.
- HS làm vào giấy nháp và nêu
- 0,9 = 0,90 =0,900 = 0,9000
- 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
- 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
-Phần thập phân của số 12 là những chữ số 0 ?
-HS viết vào giấy nháp và nêu : Nếu xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.
- Ta được số 0,9 = 0,90.
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được 1 số thập phân bằng nó.
- HS nêu miệng.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định y/c.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ + cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét
- 2HS đọc đề + 2 HS xác định y/c đề
- 1 HS làm bài vào bảng phụ + cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc đề + xác định y/c.
HS làm bài theo nhóm đôi + 1 nhóm làm vào bảng phụ 
Nhận xét
0,100 = 
 0,100 = 0,10 = 
0,100 = 0,1 = 
- Như vậy các bạn Lan và Mỹ viết đúng, bạn Hùng viết sai.
Ngày dạy : / / 20
Tiết: 37	SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU.
 Giúp HS biết:
- Cách so sánh hai số thập phân .
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
* HSKG làm thêm BT3. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- GV ghi bảng.
- Viết thành số có ba chữ số ở phần thập phân.
7,5 =	1,04 =	72 =
- Viết số thập phân dưới dạng gọn hơn.
38,500 =	17,03000 =	 0,010 =
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài + cả lớp làm vào giấy nháp.
- Nhận xét – ghi điểm.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài :
- GV ghi ví dụ 1 lên bảng :
 So sánh 8,1m và 7,9m và hỏi :
- Em có nhận xét gì về 2 số này ?
- Làm thế nào để so sánh 2 số thập phân này ? đó là nội dung của bài học hôm nay.
Gv ghi tựa bảng : "So sánh hai số thập phân".
b.Hướng dẫn HS so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
- Y/c HS suy nghĩ tìm cách so sánh 2 số thập phân.
- GV nhận xét các cách so sánh mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn HS làm theo cách của SGK.
- So sánh 8,1m và 7,9m.
	Ta có thể viết : 8,1m = 81dm
	 7,9m = 79dm
	Ta có : 81dm > 79dm
	Tức là: 8,1m > 7,9m
- Biết 8,1m > 7,9m, em hãy so sánh 8,1 và 7,9 ?
- Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9 ?
- Muốn so sánh hai số thập phân, ta làm sao ?
- GV nêu lại kết luận trên.
- Gọi HS nhắc lại.
c. Hướng dẫn HS so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau.
- GV ghi ví dụ 2 lên bảng.
	So sánh 35,7m và 35,698m
- Làm thế nào để so sánh hai số thập phân này?
- GV nhận xét + giới thiệu cách so sánh như SGK.
 +Ta thấy 35,7m và 35,698m có phần nguyên bằng nhau ta so sánh các phần thập phân :
 - Phần thập phân của 35,7m là
	 =7 dm = 700m
 - Phần thập phân của 35,698m là	
	= 698 mm
Mà : 700 mm > 698 mm
Nên : 
Do đó : 35,7 m >35,698 m
- Em so sánh 35,7 và 35,698 ?
- Hãy so sánh hàng phần mười của 35,7 và 35,698 ?
- Nếu phần nguyên của hai số thập phân bằng nhau ta làm sao ?
- GV nêu lại.
- Nếu cả phần nguyên và hàng phần mười của hai số đều bằng nhau thì ta làm như thế nào ?
- GV nhắc lại kết luận của HS, sau đó nêu tiếp trường hợp hàng phần mười, hàng phần trăm bằng nhau.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
d. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc đề + xác định y/c
- Y/c HS làm vào bảng con .
- Cho đem bảng đính lên và nêu cách làm
- GV nhận xét
Bài 2.
- Gọi HS đọc đề + xác định y/c
Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
-1 HS làm bài vào bảng phụ + cả lớp làm bài vào vở.
- Chấm 5 tập.
- Nhận xét- ghi điểm
*Bài 3. HSKG làm 
- Gọi HS đọc đề + xác định y/c
 + Hỏi: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé ta phải làm gì ?
- Gọi1 HS làm bài vào bảng phụ + HSKG còn lại làm bài vào vở.
- Chấm 5 tập nộp đầu
- Đính bảng phụ sửa
- Nhận xét – ghi điểm.
4. Củng cố – Dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị : "Luyện tập".
- 2 HS lên bảng làm bài + cả lớp làm vào giấy nháp.
- Nhận xét.
- Quan sát – Lắng nghe.
- HS suy nghĩ và nêu :
 + So sánh luôn : 8,1m > 7,9m
 + Đổi ra dm rồi so sánh.
- Nhận xét
- HS nêu : 8,1 > 7,9
- Phần nguyên : 8 > 7
- Muốn so sánh hai số thập phân, ta có thể so sánh phần nguyên với nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có phần nguyên bé hơn thì số đó bé hơn.
-HS nhắc lại
- Đổi ra đơn vị khác để so sánh.
- So sánh hai phần thập phân với nhau.
- HS nêu : 35,7 > 35,698
- Hàng phần mười 7 > 6
- Ta so sánh phần thập phân, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS nhắc lại
- Ta so sánh đến hàng phần trăm, số nào có hàng phần trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS nêu : So sánh tiếp đến hàng phần nghìn.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- 2 HS đọc đề + xác định y/c
- HS làm vào bảng con.
	48,97 < 51,02
	96,4 > 96,38
	0,7 > 0,65
- 2 HS đọc đề + xác định y/c đề
- Chúng ta cần thực hiện so sánh các số này với nhau.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ + cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét.
- 2 HS đọc đề + 2 HS xác định y/c
- Chúng ta cần thực hiện so sánh các số này với nhau.
- 1HS làm bài vào bảng phụ + HSKG còn lại làm bài vào vở.
- Nhận xét
Ngày dạy : / / 20
Tiết : 38	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS biết:
- So sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
 * HSKG làm thêm BT4b. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- GV ghi bảng :So sánh số thập phân 
69,99  70,01	0,4  0,36
95,7  95,68	 81,01  81,010
-Gọi HS lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét.
-Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài :
- GV ghi tựa bảng :Luyện tập 
b. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề 
- Cho HS làm bảng con 
- Yêu cầu HS nêu cách làm 
- GV nhận xét 
- Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh hai số thập phân 
Bài 2.
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS nêu cách làm 
- Một HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Chấm 5 tập
- Đính bảng phụ sửa
 Nhận xét
Bài 3.
-Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi + 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- Đính bảng lên trình bày
-Nhận xét- ghi điểm.
Bài 4a
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3; 1nhóm làm vào bảng phụ.
*Bài 4b: HSKG làm 
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị bài " Luyện tập chung"
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét.
-Nhận xét.
-Lắng nghe.
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định yêu cầu đề 
- HS làm bảng con 
- HS nêu cách làm 
- HS nhận xét 
- HS nêu lại cách so sánh hai số thập phân.
84,2 > 84,19	6,843 < 6,85
47,5 = 47,500	90,6 > 89,6
- 1 HS đọc đề + 2 HS xác định yêu cầu đề 
- HS nêu cách làm
- 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở
Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn :
	4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02.
- Nhận xét
- 2 HS đọc đề + 2 HS xác định yêu cầu đề.
- HS giải bài theo nhóm đôi + 1 nhóm làm vào bảng phụ.
	9,7x 8 < 9,718
Phần nguyên và hàng phần mười của hai số bằng nhau.
Để 9,7 x 8 < 9,718 thì x < 1
Vậy x = 0 
Ta có 9,708 < 9,718
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề + 2 HS xác định yêu cầu đề.
- HS giải bài theo nhóm 3; 1 nhóm làm vào bảng phụ.
a) 0,9 < x < 1,2 
x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
b) 64,97 < x < 65,14 <
x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
-Nhận xét
Ngày dạy : / / 20
Tiết : 39	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS biết:
	- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
	* HSKG làm thêm BT4b. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định. 
2. Kiểm tra.
- GV ghi bảng: Khoanh vào số lớn nhất.
	5,694 ; 5,946 ; 5,96 ; 5,964
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm sao ?
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV ghi tựa bảng : Luyện tập chung.
b. Luyện tập.
 Bài 1.
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- GV ghi số lên bảng + yêu cầu HS đọc 
- Muốn đọc số thập phân ta làm sao ?
 Bài 2.
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- GV đọc số, HS viết số vào bảng con.
- Muốn viết số thập phân ta làm sao ?
-Nhận xét.
 Bài 3.
- Gọi HS đọc + xác định yêu cầu đề.
- Gọi 1 HS làm vào bảng phụ, cả 
lớp làm vào vở.
- GV chấm mộ số vở
- Cho HS đính bảng phụ lên sửa
- Nhận xét ghi điểm.
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm sao ?
*Bài 4b: HSKG làm (không yêu cầu HS tính bằng cách thuận tiện nhất)
- Cho 4 nhóm thi đua làm nhanh
4. Củng cố - dặn dò.
- Xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị bài" Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân"
- 1 HS lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định yêu cầu đề.
- HS nối tiếp nhau đọc số 
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định yêu cầu đề.
- HS viết số vào bảng con.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định yêu cầu đề.
- 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
 Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn :
41,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 42,538.
- Nhận xét.
-1 HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- HS làm bài theo nhóm bàn, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- HS trình bày và nêu cách làm.
-Nhận xét.
Ngày dạy : / / 20
Tiết : 40	VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI
 DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
	Biết viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 -Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNGCỦA TRÒ
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- GV ghi bảng : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
	74,629 ; 74,296 ; 74,926 ; 74,962.
- Gọi 1HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV ghi tựa bảng : Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
b. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
- GV đính bảng đơn vị đo độ dài, yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV gọi 1 HS lên viết các đơn vị đo độ dài vào bảng.
- Em hãy nêu quan hệ giữa mét và đề-ca-mét, giữa mét và đề-xi-mét? ( GV ghi bảng) 
+ Hỏi tương tự với các đơn vị khác.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau ?
c. Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới số thập phân.
Ví dụ 1.
- GV ghi đề lên bảng :
 6m 4dm =  m
- GV yêu cầu HS tìm số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm trên 
- Gọi HS phát biểu ý kiến sau đó nhận xét ý kiến HS và giới thiệu cách làm như sách HS
	6m 4dm = 6= 6,4m
Vậy : 	6m 4dm = 6,4m
Ví dụ 2: Làm tương tự như ví dụ1
d. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề.
- Cho HS làm vào bảng con 
- Nhận xét 
Bài 2.
- Gọi HS đọc đề + xác định yêu cầu đề 
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi, 2 nhóm làm vào bảng phụ.
- Tổ chức cho HS trình bày 
- Nhận xét - ghi điểm
Bài 3.
- Gọi HS đọc đề + HS xác định yêu cầu đề
- Gọi1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Chấm 5 tập
- Cho đính bảng phụ sửa
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị bài "Luyện tập"
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu :
- 1 HS lên bảng viết 
	1m = 
- HS nêu: Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng (0,1) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS cả lớp trao đổi để tìm cách làm
- 2-3 HS nêu cách làm + cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định yêu cầu đề 
- HS làm vào bảng con 
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định yêu cầu đề.
- HS làm bài theo nhóm đôi, 2 nhóm làm vào bảng phụ.
- HS trình bày cách làm
- 1 HS đọc đề + 1 HS xác định yêu cầu đề.
- 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TOAN 5_T8.doc