Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tuần 21 - Lê Văn Thái

Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tuần 21 - Lê Văn Thái

ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC.

I/ MỤC TIÊU :

- Nhận biết được và gọi đúng tên đường gấp khúc.

- Nhận biết độ dài đường gấp khc .

- Biết độ dài đường gấp khúc (khi biết độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó).

-Vẽ đường gấp khúc nhanh, đúng chính xác.

- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

II/ CHUẨN BỊ :

-Mô hình đường gấp khúc . Ghi bảng bài 1-2.

-Sách, vở BT, bảng con, nháp.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tuần 21 - Lê Văn Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
- Thuộc bảng nhân 5.
•-Củng cố về nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
2.Kĩ năng : Tính đúng, nhanh, chính xác độ dài của đường gấp khúc.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học
II/ CHUẨN BỊ :
 Ghi bảbg bài 3.
Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Khởi động
2.Bài cũ : 
-Viết các tổng sau dưới dạng tích :
5 + 5 + 5 = 15
3 + 3 + 3 + 3 = 12
4 + 4 + 4 = 12
 9 + 9 = 18
3. Dạy bài mới : 
a/Giới thiệu bài.
b/HD làm bài tập.
*Bài 1 :
-Phần a : Gọi vài em HTL bảng nhân 5.
-Nhận xét.
*Bài 2 : 
-Viết : 3 x 4 – 9 = 12 – 9 
 = 11.
-Hỏi : em thực hiện như thế nào ?
-Nhận xét.
*Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề toán.
-Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
-Nhận xét.
-Nhận xét, cho điểm.
4 .Củng cố : 
-Giáo dục -Nhận xét tiết học.
-Dặn dò- Học bài.
-Hát vui
-Bảng con, 2 em lên bảng.
5 x 3 = 15
3 x 4 = 12
4 x 3 = 12
9 x 2 = 18
-Luyện tập.
-Vài em HTL bảng nhân 5.
-HS nhẩm nêu kết quả
-HS tự làm bài, sửa bài.
-HS làm nháp, 1 em lên bảng sửa.
 5 x 7 – 15 = 35 – 15
 = 20
-Làm tương tự với các bài b.c .
-Thực hiện từ trái sang phải,
-1 em đọc đề. Lớp đọc thầm.
Tóm tắt :
1 ngày : học 5 giờ.
5 ngày : học ? giờ.
Giải.
Số giờ Liên học trong mỗi tuần lễ :
5 x 5 = 25 (giờ)
Đáp số : 25 giờ.
-Học thuộc bảng nhân 2.3.4.5
ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC.
I/ MỤC TIÊU : 
- Nhận biết được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc .
- Biết độ dài đường gấp khúc (khi biết độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó).
-Vẽ đường gấp khúc nhanh, đúng chính xác.
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
-Mô hình đường gấp khúc . Ghi bảng bài 1-2.
-Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.khởi động
2 .Bài cũ : 
-Tính :5 x 9 – 38 =
5 x 5 + 25 =
- Một tổ có 9 học sinh, mỗi học sinh được chia 5 chiếc kẹo. Hỏi cả tổ được bao nhiêu chiếc kẹo ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
a/Giới thiệu bài.
b/Giới thiệu đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc.
.
-Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ hình vẽ)
-Nhận xét.
-Hướng dẫn học sinh nhận dạng đường gấp khúc ABCD.
-Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng ?
-Đó là những đoạn thẳng nào ?
-Điểm B và C là điểm chung của hai đoạn thẳng nào 
-Hướng dẫn học sinh biết độ dài của đường gấp khúc.
-Nhìn vào số đo của từng đoạn thẳng trên hình vẽ, em hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng ?
-Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
-Tính tổng độ dài của đường gấp khúc ?
-Nhận xét.
c/ HD Thực hành.
*Bài 1a : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét.
*Bài 2 : Yêu cầu HS làm bài.
a/ Giáo viên vẽ đường gấp khúc.
b/ Vẽ tiếp đường gấp khúc.
-Nhận xét.
*Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề.
-Em có nhận xét gì về đường gấp khúc đặc biệt này ?
-Nhận xét – cho điểm
4. Củng cố : 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò- Học bài.
-Hát vui
-Làm phiếu
-Tính : 5 x 9 – 38 = 45 – 38 = 7
 5 x 5 + 25 = 25 + 25 = 50
 Giải 
Số kẹo cả tổ có :
5 x 9 = 45 (kẹo)
Đáp số : 45 chiếc kẹo.
-Đường gấp khúc-Độ dài đường gấp 
khúc.
-Quan sát.
-HS lần lượt nhắc lại : Đường gấp khúc ABCD.
-HS nêu : Đường gấp khúc này gồm 3 đoạn thẳng.
-AB, BC, CD.
-B là điểm chung của hai đoạn thẳng AB và BC, C là điểm chung của hai đoạn thẳng BC và CD.
-Độ dài của đoạn thẳng AB dài 2 cm.
-Độ dài của đoạn thẳng BC dài 4 cm.
-Độ dài của đoạn thẳng CD dài 3 cm.
-Vài học sinh nhắc lại.
-HS làm nháp .
Độ dài của đường gấp khúc ABCD là 
2cm + 4cm + 3cm = 9cm.
-Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
-Nối các điểm để được ĐGKhúc.
-Học sinh có thể nối theo các cách khác nhau.
Chia 3 nhóm : Mỗi nhóm cử đại diện 1 em lên bảng vẽ. Nhận xét
Giải vở BT.
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là :
3cm + 2cm + 4cm = 9(cm).
Đáp số : 9 cm.
Giải :
Độ dài đường gấp khúc ABC là :
5cm + 4cm = 9(cm)
Đáp số : 9 cm.
1 em đọc đề. Cả lớp tự làm bài .
Giải.
Độ dài đoạn dây đồng là :
4 + 4 + 4 = 12(cm).
Đáp số 12 cm.
-Đường gấp khúc khép kín này gồm có 3 đoạn thẳng tạo thành hình tam giác. Điểm cuối của đoạn thẳng thứ ba trùng với điểm đầu của đoạn thẳng thứ nhất.
-Độ dài mỗi đoạn thẳng của đường gấp khúc này đều bằng 4 cm nên độ dài của đường gấp khúc có thể tính 
như sau :
4cm + 4cm + 4cm = 12 (cm).
 4cm x 3 = 12 (cm)
-Học cách vẽ đường gấp khúc.
LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
•- Củng cố về nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
- Tính đúng, nhanh, chính xác độ dài của đường gấp khúc.
- Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
 -Ghi bảbg bài 3.
-Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.khởi động
2.Bài cũ : Tính độ dài của đường gấp khúc gồm 3 đoạn : AB (2cm), BC (4cm), CD (6cm)
-Nhận xét.
3. Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài.
b/ HD làm bài tập.
*Bài 1 : Cho học sinh tự làm bài phần a-b và sửa bài.
-Nhận xét.
-Gợi ý học sinh ghi chữ rồi đọc tên đường gấp khúc .
*Bài 2 :
-Nhận xét.
4.Củng cố : 
-Nhận xét tiết học liên hệ GD.
-Dặn do HS về làm VBTø.
- Hát vui
-1 em lên bảng giải. Lớp làm bảng con.
Độ dài của đường gấp khúc là :
2cm + 4cm + 6cm = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm.
-Luyện tập.
-HS làm bài.
Độ dài đường gấp khúc là :
12 + 15 = 27 (cm)
10 + 14 + 9 = 33 (dm)
Đáp số : 27 cm, 33 dm.
-5-6 em đọc lại tên đường gấp khúc.
-HS tự đọc đề và giải.
Con ốc sên phải bò một đoạn đường dài là :
5 + 2 + 7 = 14 (dm)
Đáp số : 14 dm.
LUYỆN TẬP CHUNG .
I/ MỤC TIÊU :
•- Thuộc ghi nhớ các bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 bằng thực hành tính 
-Biết tính giá trị của biểu thức số cĩ hai dấu phép nhân và cộng hoặc trửtong trường hợp đơn giản .
-Biết giải một bài tốn cĩ một phép nhân .
•- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
-Rèn tính nhanh đúng.
- Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
- Ghi bảng bài 3.
- Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.khởi động:
2.Bài cũ : Kiểm tra HTL bảng nhân 2.3.4.5
 -Nhận xét.
3.Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài
b/ Làm bài tập.
*Bài 1 : GV yêu cầu HS làm bài, sửa bài.
-Nhận xét.
*Bài 3 :
-Cho HS làm bài theo mẫu.
-Hỏi : Em thực hiện phép tính này như thế nào ?
-Nhận xét.
*Bài 4 : Cho học sinh tự làm bài và sửa bài.
-Chú ý : 1 đôi đũa luôn có 2 chiếc.
-Nhận xét.
*Bài 5 : Gọi 1 em đọc đề.
-Bài toán yêu cầu tìm gì ? Em tính độ dài của đường gấp khúc như thế nào ?
-Nhận xét.
-Chuyển thành phép nhân như thế nào ?
4.Củng cố : Gọi 3 em đọc thuộc bảng nhân 2.3.4.5
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Dặn dò, HTL bảng nhân 2.3.4.5
-Vài em đọc thuộc bảng nhân 2.3.4.5
-Luyện tập chung.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Làm theo mẫu .
-Em tính từ trái sang phải, hoặc em 
làm tính nhân trước rồi lấy tích cộng hay trừ với số còn lại .
5 x 5 + 6 = 25 + 6 = 31
4 x 8 – 17 = 32 – 17 = 15
2 x 9 – 18 = 18 – 18 = 0
3 x 7 + 29 = 21 + 29 = 50
Nhận xét .
-Đọc thầm bài toán.
Tóm tắt.
1 đôi đũa : 2 chiếc
7 đôi đũa : ?chiếc.
Giải
Số chiếc đũa của 7 đôi :
2 x 7 = 14 (chiếc)
Đáp số : 14 (chiếc)
-1 em đọc đề toán.
-Tìm độ dài đường gấp khúc.
-Tính tổng độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc.
Giải.
Độ dài của đường gấp khúc là :
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Đáp số : 9 cm.
3+3+3 = 9(cm) thành 3 x 3 = 9 (cm)
-4 em đọc thuộc lòng.
-Học thuộc bảng nhân 2.3.4.5.
LUYỆN TẬP CHUNG .
I/ MỤC TIÊU :
•- Ghi nhớ thuộc các bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 để thực hành tính nhẩm .
- Biết thừa số , tích .
- biết giải bài toán cĩ một phép nhân .
- Rèn tính nhanh đúng.
- Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
- Ghi bảng bài 3.
- Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Khởi động
2. Bài cũ : Kiểm tra HTL bảng nhân 2.3.4.5
 -Nhận xét.
3.Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài :
b/HD Làm bài tập.
*Bài 1 : GV yêu cầu HS làm bài, sửa bài.
-Nhận xét.
*Bài 2 :
-GV viết bảng : 2 x . = 6
-Em thực hiện như thế nào ?
-Viết số nào vào chỗ chấm ?
-Nhận xét, cho điểm.
*Bài 3 :
-Cho HS làm bài theo mẫu.
-Hỏi : Em thực hiện phép tính này như thế nào ?
-Nhận xét.
*Bài 4 : Cho học sinh tự làm bài và sửa bài.
-Chú ý : 1 đôi đũa luôn có 2 chiếc.
-Nhận xét.
3.Củng cố : Gọi 4 em đọc thuộc bảng nhân 2.3.4.5
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Dặn dò, HTL bảng nhân 2.3.4.5
- Hát vui
-Vài em đọc thuộc bảng nhân 2.3.4.5
-Luyện tập chung.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Làm theo mẫu .
-Lấy 2 nhân với một số để được 6.
-Nhẩm 2 x 3 = 6.
-Viết số 6 vào chỗ chấm.
-Tương tự HS làm tiếp những bài còn lại.
-HS làm bài theo mẫu và sửa bài.
-Em tính từ trái sang phải, hoặc em 
làm tính nhân trước rồi lấy tích cộng hay trừ với số còn lại .
5 x 5 + 6 = 25 + 6 = 31
4 x 8 – 17 = 32 – 17 = 15
2 x 9 – 18 = 18 – 18 = 0
3 x 7 + 29 = 21 + 29 = 50
Nhận xét .
-Đọc thầm bài toán.
Tóm tắt.
1 đôi đũa : 2 chiếc
7 đôi đũa : ?chiếc.
Giải
Số chiếc đũa của 7 đôi :
2 x 7 = 14 (chiếc)
Đáp số : 14 (chiếc)
-4 em đọc thuộc lòng.
-Học thuộc bảng nhân 2.3.4.5.
DUYỆT
Ban giám hiệu
Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_2_tuan_21_le_van_thai.doc