Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tuần 30 - Lê Văn Thái

Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tuần 30 - Lê Văn Thái

3.Dạy bài mới :

a/ Giới thiệu bài :

b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km) .

-GV nói : Ta đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét,đềximét và mét. Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị lớn hơn là kilômét.

-Kilômét kí hiệu là km .

- 1 kilômét có độ dài bằng 1000 m.

-GV viết bảng : 1 km = 1000 m

-Gọi HS đọc bài học SGK.

-Trò chơi .

C / HD luyện tập :

*Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.

-Nhận xét.

- Vẽ hình biểu diễn đường gấp khúc.

*Bài 2 : Em hãy đọc tên đường gấp khúc ?

-Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômét ?

-Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét ?

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tuần 30 - Lê Văn Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KILÔMÉT.
I/ MỤC TIÊU : 
•-Biết kilômét làmột đơn vị đo độ dài , bviết đọc , viết kí hiệu đơn vị đo kilômét.
 - Biết được quan hệ giữa kilômét với đơn vị mét.
-Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo đơn vị km
-Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ .
- Rèn kĩ năng cộâng, trừ trên các số đo với đơn vị là kilômét(km) so sánh các khoảng cách nhanh đúng. 
- Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bản đồ Việt Nam.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.khởi động:
2. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng làm bài tập.
1m = .. dm
1m =  cm
 dm = 100 cm
-Nhận xét,cho điểm.
3.Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài :
b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km) .
-GV nói : Ta đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét,đềximét và mét. Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị lớn hơn là kilômét.
-Kilômét kí hiệu là km .
- 1 kilômét có độ dài bằng 1000 m.
-GV viết bảng : 1 km = 1000 m
-Gọi HS đọc bài học SGK.
-Trò chơi .
C / HD luyện tập :
*Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
- Vẽ hình biểu diễn đường gấp khúc.
*Bài 2 : Em hãy đọc tên đường gấp khúc ?
-Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômét ?
-Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét ?
-Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômét ?
-Nhận xét, cho điểm.
*Bài 3 :-PP trực quan : Treo bản đồ Việt Nam.
-GV chỉ trên bản đồ giới thiệu quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình trong SGK, làm tiếp bài.
-Gọi HS lên bảng chỉ vào lược đồ đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường.
-Nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố : Kilômét viết tắt là gì ?
-1 km = ? m
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò.
-Hát vui
-2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
1m = 10 dm
1m = 100 cm
10 dm = 100 cm
-Kilômét.
-Vài em đọc : 1 km = 1000 m 
-Nhiều em đọc phần bài học.
-Trò chơi “Làm toán”
-2 em lên bảng. Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-Quan sát đường gấp khúc. 
-1 em đọc : Đường gấp khúc ABCD.
-Quãng đường AB dài 23 km.
- Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90 kilômét , vì BC dài 42 km, CD dài 48 km, 42 cộng 48 bằng 90 km.
- Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65 kilômét , vì CB dài 42 km, BA dài 23 km, 42 cộng 23 bằng 65 km.
-Làm bài .
-Quan sát bản đồ.
-Làm bài.
- 6 em lên bảng mỗi em tìm 1 tuyến đường.
-Nhận xét.
.-Kilômét viết tắt là km.
-1 km = 1000 m.
-Xem lại đơn vị đo khoảng cách km.
MILIMÉT .
I/ MỤC TIÊU : 
•-Biết milimét đơn vị đo độ dài , biết đọc viết kí hiệu đơn vị milimét. 
-Bết được quan hệ giữa đơn vị milimét với các đơn vị đo độ dài cm , m . 
-Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm trong một số trường hợp đơn giản .
- Rèn kĩ năng cộâng, trừ trên các số đo với đơn vị là mm nhanh đúng. 
- Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Thước kẻ học sinh có vạch chia thành từng mm.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. khởi động :
2.Bài cũ ::Gọi 2 em lên bảng làm bài tập. Điền dấu > < =
 267 kmc 276 km
 324 kmc 342 km
 278 kmc 278 km
-Nhận xét,cho điểm.
3.Dạy bài mới : a/Đã học đơn vị đo độ dài là xăngtimét, đềximét, mét, kilômét, hôm nay học đơn vị đo độ dài nhỏ hơn xăng timét, đó là milimét.
b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài milimét.
-GV nói : Đã học đơn vị đo độ dài là xăngtimét, đềximét, mét, kilômét, hôm nay học đơn vị đo độ dài nhỏ hơn xăng timét, đó là milimét.
-Milimét kí hiệu là mm .
- đưa thước kẻ có vạch chia mm và yêu cầu tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 và hỏi : Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau ?
GV nói : một phần nhỏ chính là độ dài của 1 milimét.
- Qua việc quan sát được em cho biết 1 cm bằng bao nhiêu milimét ?
-Viết bảng : 1cm = 10 mm
-1 mét bằng bao nhiêu milimét ?
-Gợi ý : 1m bằng bao nhiêu xăngtimét ?
-Mà 1cm = 10 mm. Vậy 1m bằng 10 trăm milimét tức là 1m bằng 1000 mm.
- GV viết :1m = 1000 mm.
-Trò chơi 
c/ HD luyện tập, thực hành.
*Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
*Bài 2 : PP trực quan : Hình vẽ.
-Đoạn CD dài bao nhiêu milimét ?
-Đoạn MN dài bao nhiêu milimét ? 
-Đoạn AB dài bao nhiêu milimét ? 
-Nhận xét, cho điểm.
*Bài 4 : 
-Bài yêu cầu gì ?
-Muốn điền đúng các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần.
-Gọi 1 em đọc câu a ?
Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a ?
-Nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố : Mili mét viết tắt là gì ?
-1 m = ? mm.
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò
-Hát vui
-2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
Điền dấu > < =
 267 km < 276 km
 324 km < 342 km
 278 km = 278 km
-Milimét.
-Vài em đọc : Milimét kí hiệu là mm .
-Quan sát trên thước kẻ và nói : Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành 10 phần bằng nhau .
-Vài em nhắc lại : một phần nhỏ chính là độ dài của 1 milimét.
-1cm = 10 mm
-1m = 100 cm
-Vài em nhắc lại : 1cm = 10 mm
 1m = 1000 mm
-Trò chơi “Làm toán”
-2 em lên bảng. Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-1 em đọc lại bài làm.
-Quan sát hình vẽ trong SGK và TLCH.
- Đoạn CD dài 70 mm.
-Đoạn MN dài 60 mm.
-Đoạn AB dài 40 mm.
-Viết mm, cm, m hoặc km vào chỗ chấm.
- 1 em đọc : Bề dầy của hộp bút khoảng 25 .. Điền mm.
-HS làm tiếp các phần còn lại .
-Chiều dài phòng học khoảng 7 m
-Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Vinh dài 319 km.
-Chiều dài chiếc thước kẻ là 30 cm.
-Milimét viết tắt là mm.
-1 m = 1000 mm.
-Xem lại đơn vị đo milimét.
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 .
I/ MỤC TIÊU :
•-Biết cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc trong phạm vi 1000.
- Rèn làm tính cộng các số có 3 chử số nhanh, đúng.
- Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, hình chữ nhật.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.khởi động:
2.Bài cũ ::Gọi 2 em lên bảng viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị 
 234, 230, 405
 657, 702, 910.
 398, 890, 908.
-Nhận xét,cho điểm.
3.Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài.
b/HD Cộng các số có 3 chữ số.
a/ Nêu bài toán gắn hình biểu diễn số.
-Bài toán : Có 326 hình vuông thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
-Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông ta làm thế nào ?
b/ Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 + 253.
-: Gọi 1 em lên bảng thực hành tìm tổng của 326 + 253
- Tổng của 326 + 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông ?
-Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông thì có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
-Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu ?
c/Đặt tính, thực hiện :
-Yêu cầu : Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326 và 253.
-Gọi 1 em nêu cách đặt tính.
-GV hướng dẫn cách đặt tính : Viết số thứ nhất 326, xuống dòng viết số thứ hai 253 sao cho thẳng cột trăm, chục, đơn vị. Viết dấu cộng giữa hai dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số.
-Nêu cách thực hiện phép tính ?
-Nhận xét. Chốt lại cách đặt tính và tính (STK/ tr 178)
-Trò chơi .
C/ HD luyện tập, thực hành.
*Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Viết bảng 432 + 356
-Nhận xét.
*Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
*Bài 3 : Yêu cầu gì ?
- Em có nhận xét gì về các số trong bài tập ?
-Nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố : Mét là đơn vị dùng làm gì, mét viết tắt là gì ?
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò. Học thuộc cách đặt tính và tính
-Hát vui
-2 em lên bảng viết :
-Lớp viết bảng con.
 234 = 200 + 30 + 4
 230 = 200 + 30
 405 = 400 + 5 ..
-Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
-Theo dõi, tìm hiểu bài.
-Phân tích bài toán.
-Thực hiện phép cộng 326 + 253.
-HS thực hiện trên các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
-1 em lên bảng. Lớp theo dõi.
-Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
-Có tất cả 579 hình vuông.
-326 + 253 = 579
-2 em lên bảng. Lớp thực hiện vào nháp.
-1 em nêu cách đặt tính .
-2 em lên bảng làm
 326
+253
 579
-Thực hiện từ phải sang trái : 
Cộng đơn vị với đơn vị :6 + 3 = 9, viết 9.
Cộng chục với chục : 2 + 5 = 7, viết 7
Cộng trăm với trăm : 3 = 2 = 5, viết 5.
-Nhiều em đọc lại quy tắc.
-Trò chơi “Quay số chẵn, lẻ”
-Tính.
- Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-Đặt tính rồi tính.
-4 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Nêu cách đặt tính và tính . Nhận xét.
-Tính nhẩm
-HS nối tiếp nhau tính nhẩm mỗi em một con tính.
-Là các số tròn trăm.
-Học thuộc cách đặt tính và tính
LUYỆN TẬP .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh 
 -Củng cố về các đơn vị đo độ dài : m, km, mm. Làm tính giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học (m, km, mm)
 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Ghi bảng bài 3.
2.Học sinh : Sách, vở BT, Bộ đồ dùng, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.khởi động:
2 .Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng làm.
 1 cm =  mm
	 1000 mm = .. m
	 1m =  mm
-Nhận xét.
3.Dạy bài mới : 
a/Giới thiệu bài.
b/ luyện tập.
*Bài 1 : Gọi 1 em đọc đề và hỏi .
- Các phép tính trong bài là những phép tính như thế nào ?
-Khi thực hiện phép tính với các số đo độ dài ta làm như thế nào ?
-Sửa bài, cho điểm.
*Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề .
-GV vẽ sơ đồ.
 18 km 12 km
Nhà Thị xã Th phố.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
-Nhận xét.
*Bài 4 : Nêu cách tính chu vi của một hình tam giác ?
-Nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố : Nhận xét tiết học.
- Dặn dò. Ôn các đơn vị đo m, dm, cm, mm, km
-Hát vui
-2 em lên bảng làm, lớp làm nháp
 1 cm =  mm
 1000 mm = .. m
 1m =  mm
-Luyện tập.
-1 em đọc.
-Là các phép tính với các số đo độ dài.
-Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-1 em đọc đề. Một người đi 18 km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 12 km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu km ?
-HS làm bài 
Giải
Người đó đã đi số kilômét là :
18 + 12 = 30 (km)
Đáp số : 30 km.
-Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.
 - HS làm bài.
Giải
Chu vi hình tam giác là :
3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm.
-Ôn các đơn vị đo m, dm, cm, mm, km
VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM – CHỤC- ĐƠN VỊ.
I/ MỤC TIÊU :
-Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục vàsố đơn vịvà ngược lại .
- Rèn kĩ năng làm tính nhanh đúng. 
- Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bộ lắp ghép hình.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bộ lắp ghéùp, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.khởi động :
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng làm bài tập.
 987 c 978
 318 c 381
 839 c 893
 754 c 734
-Nhận xét,cho điểm.
3.Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài.
b Hướng dẫn viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
-Viết bảng : 375 và hỏi : Số 375 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
-Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết thành tổng như sau :
375 = 300 + 70 + 5
-300 là giá trị của hàng nào trong số 375 ?
-70 là giá trị của hàng nào trong số 375 ?
-5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 
thành tổng các trăm chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Yêu cầu HS tự phân tích số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị .
-Em hãy phân tích số 820 ?
- Với các số có hàng đơn vị là 0, ta không cần viết vào tổng ví số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
-Em hãy phân tích số 703 và rút ra nhận xét Chúng được xếp theo thứ tự như thế nào ?
- Phân tích tiếp số : 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị?
-Nhận xét.
c/ HD luyện tập, thực hành.
*Bài 1&2 : Yêu cầu HS tự làm.
-Nhận xét.
*Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-GV Viết bảng : 975 em hãy phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị ?.
-Khi đó ta nối 975 với tổng 900 + 70 + 5
-Nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố : Em hãy đọc viết số cấu tạo số có 3 chữ số 347. 374. 486. 468 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò.
-Hát vui
-3 em lên bảng : 
	987 > 978
	318 < 381
	839 < 893
	754 > 734
-Lớp viết bảng con.
-1 em nhắc tựa bài.
-Số 375 gồm 3 trăm 7 chục 5 đơn vị.
-300 là giá trị của hàng trăm.
-70 là giá trị của hàng chục.
-HS phân tích .
 456 = 400 + 50 + 6
 764 = 700 + 60 + 4
 893 = 800 + 90 + 3
-1 em lên bảng phân tích, lớp làm nháp.
820 = 800 + 20 + 0 hoặc 820 = 800 + 20
-HS phân tích vào nháp : 703 = 700 + 3
-Với các số có hàng chục là 0, ta không viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
-3 em lên bảng phân tích.Lớp làm vở BT.
 450 = 400 + 50
 707 = 700 + 7
 803 = 800 + 3
-Tự làm bài, đổi vở kiểm tra.
-Vài em đọc các tổng vừa làm được.
-Tìm tổng tương ứng với số .
-HS trả lời 975 = 900 + 70 + 5.
-Cả lớp làm tiếp với các bài còn lại.
-Đổi chéo vở kiểm tra.
-Vài em phân tích.
347 = 300 + 40 + 7 
- Tập phân tích số có 3 chữ số.
DUYỆT
Ban giám hiệu
Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_2_tuan_30_le_van_thai.doc