Giáo án môn Toán lớp 5 - Kì I - Tuần 01

Giáo án môn Toán lớp 5 - Kì I - Tuần 01

Toán

Tiết 1: Ôn tập: Khái niệm về phân số

I - Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.

- Ôn tập các viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

II - Đồ dùng dạy học

- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK, bảng phụ.

- HS: Bảng con.

III - Các hoạt động dạy học:

HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 2): Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

HĐ 2: Bài mới: (12 - 13)

2.1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số :

- GV gắn tấm bìa lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nêu tên gọi phân số, viết phân số (bảng con) rồi đọc phân số.

- Gọi HS trả lời theo dãy, GV viết bảng ; đọc là: hai phần ba.

- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.

- GV chỉ vào các phân số ; ; ; yêu cầu học sinh đọc theo dãy.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Kì I - Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 1: Ôn tập: Khái niệm về phân số
I - Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập các viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
II - Đồ dùng dạy học
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK, bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 2’): Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
HĐ 2: Bài mới: (12’ - 13’)
Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số :
- GV gắn tấm bìa lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nêu tên gọi phân số, viết phân số (bảng con) rồi đọc phân số. 
- Gọi HS trả lời theo dãy, GV viết bảng ; đọc là: hai phần ba.
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
- GV chỉ vào các phân số ; ; ; yêu cầu học sinh đọc theo dãy.
Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số: 
- GV yêu cầu HS lần lượt viết 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2 ; dưới dạng phân số vào bảng con rồi chữa. Giúp HS tự nêu: 1 chia 3 có thương là 1 phần 3. 
- Tương tự với các phép chia còn lại GV giúp HS nêu như chú ý 1 trong SGK.
- Làm tương tự đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK.
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (23’): 
a) Miệng: 	* Bài 1/ 4: ( 5’)
- KT : HS đọc phân số và nêu TS, MS theo dãy.
- Chốt : Cách đọc phân số.
b) Bảng con: * Bài 2/ 4: ( 6’)
- KT : Viết thương dưới dạng phân số.
- Chốt : Cách viết.
c) Vở:	* Bài 3/ 4: ( 6’)
- KT : Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
- Chốt : Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
* Bài 4/ 4: ( 6’)
- KT : Điền mẫu số, tử số để phân số có giá trị là 1 ; 0.
- DKSL : HS điền sai TS, MS.
 HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Miệng : GV ghi nhanh các phân số lên bảng -> HS đọc. 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:	
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006
Toán
Đ2: Ôn tập: tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’): Viết các phân số sau: ; ;
HĐ2: Bài mới: (12’ - 15’)
: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số: 
- VD 1 : Yêu cầu HS làm bảng con. 
- HS nêu nhận xét như SGK.
- VD 2 : Tương tự với VD1.
- Sau 2 VD, GV hướng dẫn HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số.
2.2 : ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Yêu cầu HS rút gọn phân số . 
 HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19’): 
a) Bảng con: 	 * Bài 1/ 6: ( 5’)
- KT : Rút gọn các phân số.
- Chốt : Nêu cách rút gọn phân số ?
b) Vở : 	 * Bài 2/ 6: ( 7’)
- KT : Quy đồng mẫu số các phân số.
- DKSL : Phần b HS quy đồng MS cả 2 phân số mà không nhận ra MS này chia hết cho MS kia.
- Chốt : Muốn quy đồng mẫu số 2 phân số em làm thế nào ?
	* Bài 3/ 6: ( 7’)
- KT : Tìm phân số bằng nhau trong các phân số đã cho.
- Chốt : Cách xác định các phân số bằng nhau.
HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
	- Miệng : Nêu tính chất cơ bản của phân số ? 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2006
Toán
Đ3: Ôn tập: so sánh hai phân số
I.Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’): 
	- Hãy quy đồng phân số và 
	- So sánh hai phân số vừa quy đồng.
HĐ2: Bài mới: (12’ - 13’)
	* Ôn tập cách so sánh hai phân số: 
	- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số? Lấy VD và giải thích. 
	- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số? Lấy VD và giải thích.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 18’)
	a) SGK :	* Bài 1/ 7: ( 8’)
	- KT : So sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
	- DKSL : So sánh 2 phân số khác mẫu số sai, chậm.
	- Chốt : Muốn so sánh 2 phân số cùng MS, khác MS em làm thế nào ?
b) Vở :	* Bài 2/ 7: ( 10’)
 	- KT : Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 	- DKSL : HS chỉ viết luôn theo thứ tự mà không trình bày cách làm.
	- Chốt : Muốn sắp xếp các phân số theo thứ tự em đã vận dụng kiến thức nào đã học ?
 HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
	- Miệng : Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng MS, khác MS ? 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2006
Toán
Đ4: Ôn tập: so sánh hai phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Ôn tập, củng cố về: 
- So sánh phân số với đơn vị.
- So sánh hai phân số có cùng tử số. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Kiểm tra bài (3’-5’)
	- Bảng con : So sánh hai phân số sau: và 
HĐ2: Ôn tập (30’ - 32’)
a) SGK + miệng : * Bài 1/7: ( 5’)
	- KT : So sánh phân số với 1; đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
	- Chốt : Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1 ?
b) Bảng con : 	 * Bài 2/7: ( 9’)
	- KT : So sánh các phân số.
	- DKSL : HS không nhận ra để so sánh 2 phân số có cùng tử số.
	- Chốt : Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng tử số ?
c) Vở : 	 * Bài 3/7: ( 9’)
	- KT : Tìm phân số lớn hơn.
	- DKSL : HS không trình bày quá trình làm mà chỉ so sánh luôn.
	- Chốt : Khuyến khích HS so sánh 2 phân số bằng nhiều cách như : Quy đồng MS ( TS ) để đưa 2 PS về cùng mẫu ( tử ) -> so sánh hoặc so sánh PS với 1.
	 * Bài 4/7: ( 9’)
	- KT : Giải toán có liên quan đến so sánh 2 phân số.
	- DKSL : HS rất lúng túng khi so sánh số quýt của 2 chị em.
	- Chốt: Muốn biết ai nhiều quýt hơn em phải vận dụng kiến thức nào ?.
HĐ3: Củng cố ( 2’ - 3’)
	- Miệng : Có mấy cách so sánh 2 phân số ? Nêu từng cách so sánh ?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ bảy ngày 9 tháng 9 năm 2006
Toán
Đ5: phân số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Nhận ra được: Có một phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số có thành phân số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV : Bảng phụ.
 - HS : Bảng con, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’):
	- Bảng con: Quy đồng các phân số sau: và 
 HĐ 2: Bài mới (12’ - 13’):
	- HS nhận xét về các phân số vừa quy đồng được .
	- Các phân số này có đặc điểm gì? (Các phân số này đều có mẫu số là 10)
	- GV viết bảng các phân số ; ; và yêu cầu HS nhận xét tiếp về đặc điểm của các phân số này.
	- GV giới thiệu : Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là các phân số thập phân.
	- GV nêu và viết bảng phân số rồi yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng . 
- Làm bảng con tương tự với ; ; HS đọc phần nhận xét trong SGK trang 8.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19’)
	a) Miệng:	 	 * Bài 1/ 8: ( 3’)
	- KT : Đọc các phân số thập phân.
	- Chốt : Thế nào là phân số thập phân ?
	b) Bảng con: 	* Bài 2/ 8: ( 3’)
	- KT : Viết phân số thập phân.
	c) Vở : 	* Bài 3/ 8: ( 5’)
	- KT : Nhận biết phân số thập phân.
	- Chốt : Một phân số được gọi là phân số thập phân khi nào ?
	* Bài 4/ 8: (8’)
	- KT : Điền số để được phân số thập phân.
	- DKSL: HS còn lúng túng khi đưa một phân số về phân số thập phân.
	- Chốt : Em đã vận dụng kiến thức nào để đưa các phân số đã cho thành phân số thập phân ?
HĐ 4: Củng cố (2’ - 3’) 
	- Miệng : Thế nào là phân số thập phân ? Lấy VD.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc