Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 18 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 18  Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Tiết 86: DIỆN TÍCH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được cách tính diện tích tam giác.

- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS: Bảng con, ê ke, thước kẻ, 2 hình tam giác bằng nhau, kéo.

- GV: Bảng phụ, ê ke, thước kẻ, hình tam giác khai triển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)

- Nêu các yếu tố của hình tam giác ?

- HS vẽ chiều cao của hình tam giác vào bảng con.

* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15)

HĐ 2.1: Tìm hiểu bài toán: Tam giác EDC có chiều cao bằng h, đáy bằng a. Tính diện tích hình tam giác EDC?

HĐ 2.2: Lấy tam giác bằng nhau (đặt tên một tam giác là EDC và kẻ đường cao )

- HS thực hiện cắt, ghép hình (như SGK).

- HS so sánh:

+ Chiều dài hình chữ nhật với cạnh đáy của hình tam giác?

+ Chiều rộng hình chữ nhật với chiều cao của hình tam giác?

+ Diện tích hình chữ nhật với diện tích hình tam giác?

- HS nêu nhận xét:

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 18 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Tiết 86: Diện tích tam giác
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách tính diện tích tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con, ê ke, thước kẻ, 2 hình tam giác bằng nhau, kéo.
- GV: Bảng phụ, ê ke, thước kẻ, hình tam giác khai triển.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu các yếu tố của hình tam giác ?
- HS vẽ chiều cao của hình tam giác vào bảng con.
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
HĐ 2.1: Tìm hiểu bài toán: Tam giác EDC có chiều cao bằng h, đáy bằng a. Tính diện tích hình tam giác EDC?
HĐ 2.2: Lấy tam giác bằng nhau (đặt tên một tam giác là EDC và kẻ đường cao )
- HS thực hiện cắt, ghép hình (như SGK).
- HS so sánh:
+ Chiều dài hình chữ nhật với cạnh đáy của hình tam giác?
+ Chiều rộng hình chữ nhật với chiều cao của hình tam giác?
+ Diện tích hình chữ nhật với diện tích hình tam giác?
- HS nêu nhận xét:
 1	 2	 Chiều cao 
A
B
C
E
D
+ Diện tích D EDC bằng nửa diện tích hình chữ nhật ABCD.
 Đáy	
* Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS tính diện tích hình tam giác dựa trên diện tích hình chữ nhật.
	- HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật (SGK).
	- GV nêu: S là diện tích ; a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao.
	à Công thức tính diện tích hình tam giác:
S =
a x h
( a, h cùng đơn vị đo)
2
- HS tự nêu ví dụ độ dài của đáy và chiều cao -> tính diện tích của hình tam giác đó.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
+ Bài 1/88 (bảng con) 
- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình tam giác ( với các số đo là số tự nhiên, số thập phân ).
- Chốt: Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác?
+ Bài 2/88 (Vở ):
- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình tam giác nhưng không cùng đơn vị đo.
- Chốt: Khi tính diện tích hình tam giác em cần lưu ý gì?
* Dự kiến sai lầm
- HS quên không đổi về cùng một đơn vị đo
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Viết công thức tính diện tích hình tam giác à Giải thích miệng.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
Tiết 87: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh góc vuông của nó.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con.
	- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu quy tắc và viết công thức diện tích hình tam giác.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
+ Bài 1 (Bảng con)
- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình tam giác cùng ( hoặc không cùng đơn vị đo ( phần b) ).
- Chốt: Muốn tính diện tích hình tam giác em làm thế nào ?
+Bài 2/88 (Miệng):
	- KT: Xác định đáy và chiều cao của hình tam giác.
	- Chốt: Trong mỗi tam giác vuông, nếu cạnh góc vuông này là chiều cao thì cạnh góc vuông còn lại là cạnh đáy và ngược lại.
+ Bài 3/88 (bảng con + vở):
- KT: Tính diện tích hình tam giác vuông.
- Chốt: Công thức tính diện tích hình tam giác vẫn áp dụng cho tam giác vuông.
+ Bài 4/89 
- KT: Đo độ dài các cạnh và tính diện tích hình tam giác.
- Chốt: Trước khi tính diện tích hình tam giác em cần lưu ý gì?
* Dự kiến sai lầm
- Tính diện tích tam giác vuông chưa nhanh.
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Bảng con: Viết công thức tính diện tích của hình tam giác.
- Phát biểu quy tắc tính diện tích của hình tam giác.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
Tiết 88: Luyện tập CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn luyện về:
- Các hàng của số thập phân và giá trị theo hàng của các chữ số trong số thập phân.
- Tỉ số phần trăm của hai số; đổi đơn vị đo khối lượng.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.
- Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị đo cho trước.
- Giải bài toán có liên quan đến diện tích hình tam giác.
- So sánh các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con.
	- GV: Phiếu bài tập ( phần 1/sgk )
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Tính diện tích tam giác vuông có cạnh là 4cm và 5cm
* Hoạt động 2: Luyện tập (32’)
HĐ 2.1 (9’): GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS tự làm bài.
	- GV điều khiển HS chữa bài.
	- KT: + Giá trị theo hàng của các chữ số trong số thập phân.
	 + Tỉ số phần trăm của hai số.
	 + Đổi đơn vị đo khối lượng.
	 + Trình bày dạng bài trắc nghiệm.
HĐ 2.2: ( 28’)
+ Bài 1/90 (Bảng con):
	- KT: Củng cố 4 phép tính với số thập phân.
	- Chốt: Cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ( chú ý dấu phẩy ).
 + Bài 2/90 (Sách):
	- KT: Viết số đo độ dài, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
	- Chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo diện tích.
+ Bài 3/90 (vở):
- KT: Tính diện tích hình tam giác vuông.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình tam giác em làm thế nào?
+ Bài 4/90:
- KT: So sánh số thập phân.
* Dự kiến sai lầm
- Chia hai số thập phân cho nhau HS còn nhầm.
* Hoạt động 3: Củng cố. (3’)
- Nhắc lại các kiến thức vừa ôn
Rút kinh nghiệm bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007
Tiết 90: Hình thang
I. Mục tiêu:
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con, eke, thước.
	- GV: Bảng phụ, eke, thước, hình thang bằng bìa ( bộ đồ dùng).
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Chữa bài kiểm tra.
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
HĐ 2.1: HS quan sát hình cái thang SGK trang 91 nhận ra hình ảnh của hình thang, nêu VD về hình thang.
HĐ 2.2: Giới thiệu hình thang và các cạnh của hình thang:
	- GV vẽ hình thang ABCD à HS quan sát hình thang và mô hình lắp ghép cho biết hình thang:
	+ Có mấy cạnh?
	+ Có 2 cạnh nào song song với nhau?
	- GV giới thiệu đáy lớn, đáy nhỏ à một cặp cạnh đối diện song song, 2 cạnh bên.
 - HS tự rút ra nhận xét về hình thang.
HĐ 2.3: Giới thiệu chiều cao của hình thang:
- GV vẽ chiều cao AH ở hình thang ABCD.	
- GV giới thiệu chiều cao của hình thang “ Đoạn thẳng ở giữa 2 đáy và vuông góc với 2 đáy là chiều cao của hình thang” 
+ Nêu quan hệ giữa chiều cao AH và hai đáy?
HĐ 2.4: Tổng hợp về hình thang:
- HS nêu hiểu biết về hình thang( SGK).
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
+ Bài 1 (miệng + SGK)
- KT: Củng cố biểu tượng về hình thang.
- Chốt: Nêu cách vẽ chiều cao hình thang?
+ Bài 2 (Làm miệng + nhóm đôi)
- KT: Nhận biết các yếu tố của hình thang.
- Chốt: Hình thang gồm có những yếu tố nào?
+ Bài 3 (SGK)
	- KT: Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được hình thang.
	- Chốt: Cách nhận biết một hình thang
+ Bài 4 (vở)
 - KT: Giới thiệu hình thang vuông và các đặc điểm của nó.
* Dự kiến sai lầm:
- ở bài 3 HS còn nhầm ở phần b
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Miệng: Nêu đặc điểm của hình thang và hình thang vuông.
- Mỗi hình thang có bao nhiêu đường cao?
Rút kinh nghiệm bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docToan - Tuan 18.doc