Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Toán

Đ 122: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN (129)

I - MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỷ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.

II - ĐỒ DÙNG:

- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to còn trống.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2 – 3)

- M: Kể tên các đơn vị đo thời gian? Sắp xếp các đơn vị đo thời gian từ lớn đến bé?

 Hoạt động 2: Bài mới (15)

* Hoạt động 2.1: Ôn các đơn vị đo thời gian:

+ Giáo viên treo bảng đơn vị đo thời gian còn trống.

+ HS nêu mối quan hệ giữa: Thé kỷ - năm, năm - tháng, năm - ngày -> năm thường, năm nhuận (4 năm -> có 1 năm nhuận).

+ GV cho ví dụ: năm 2000 là năm nhuận. Tìm năm nhuận tiếp theo? -> nêu đặc điểm của năm nhuận?

* Hoạt động 2.2: HS kể tên các tháng và cho biết số ngày trong tháng:

+ HS nêu theo dãy. GV hướng dẫn số ngày của tháng dựa vào 2 nắm tay.

* Hoạt động 2.3: HS nêu mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác: ngày - giờ, giờ - phút, phút - giây.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2009
Toán
Đ 121: kiểm tra định kì học giữa kì II
( Kiểm tra theo đề của PGD )
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2009
Toán
Đ 122: bảng đơn vị đo thời gian (129)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỷ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II - Đồ dùng:
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to còn trống.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2 – 3’)
- M: Kể tên các đơn vị đo thời gian? Sắp xếp các đơn vị đo thời gian từ lớn đến bé?
 Hoạt động 2: Bài mới (15’)
* Hoạt động 2.1: Ôn các đơn vị đo thời gian:
+ Giáo viên treo bảng đơn vị đo thời gian còn trống.
+ HS nêu mối quan hệ giữa: Thé kỷ - năm, năm - tháng, năm - ngày -> năm thường, năm nhuận (4 năm -> có 1 năm nhuận).
+ GV cho ví dụ: năm 2000 là năm nhuận. Tìm năm nhuận tiếp theo? -> nêu đặc điểm của năm nhuận?
* Hoạt động 2.2: HS kể tên các tháng và cho biết số ngày trong tháng:
+ HS nêu theo dãy. GV hướng dẫn số ngày của tháng dựa vào 2 nắm tay.
* Hoạt động 2.3: HS nêu mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác: ngày - giờ, giờ - phút, phút - giây.
+ GV ghi vào bảng cho hoàn chỉnh. Gọi 1 - 2 HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
* Hoạt động 2.4: Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian.
+ Giáo viên lần lược cho học sinh đổi các đơn vị thời gian theo mốc:
Năm -> Tháng	 Giờ -> Phút	 Phút -> Giờ
+ Học sinh nêu rõ cách đổi.
Hoạt động 3: Luyện tập (17’)
a) Miệng : 	* Bài 1/130 (3-5’)
- KT: Ôn về thế kỷ, nhắc lại những phát minh vĩ đại trong lịch sử phát triển loài người (Dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ)
- Chốt: Cách ghi và đọc thế kỉ
b) Bảng con:	* Bài 2/131 + Bài 3/131 (phần a) (5-7’)
- KT: Đổi đơn vị đo thời gian từ lớn -> nhỏ
- Chốt: Nêu cách đổi đơn vị đo thời gian từ lớn -> nhỏ?
c) Vở:	* Bài 2/131 + Bài 3/131 (phần b) (5-7’)
- KT: Biết cách đổi đơn vị đo thời gian từ lớn -> nhỏ, nhỏ -> lớn.
- Chốt: Nêu cách đổi đơn vị đo thời gian từ lớn -> nhỏ, nhỏ -> lớn.
* Dự kiến sai lầm:
- Xác định thế kỷ sai, đổi các đơn vị đo thời gian nhầm lẫn. Ví dụ: 1 ngày = 60 giờ, 1 giờ = 60 giây.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3-5’)
- Nêu các đơn vị đo thời gian ? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2007
Toán
Đ 123: Cộng số đo thời gian (131)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giái các bài toán đơn giản.
II - Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 – 5’)
- M: Kể tên các đơn vị đo thời gian? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian?
Hoạt động 2: Bài mới (15’)
* Hoạt động 2.1: Ví dụ 1 (5-7’)
+ Học sinh đọc ví dụ 1/ SGK. Giáo viên vẽ sơ đồ lên bảng.
+ Học sinh suy nghĩ và nêu phép tính:
3 giờ 15 phút + 4 giờ 35 phút =?
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Hỏi học sinh cách đặt tính và cách cộng số đo đơn vị thời gian.
* Hoạt động 2.2: Ví dụ 2 (8-10’)
+ Học sinh đọc ví dụ 2 ở SGK, nêu phép tính :
22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây =?
+ Học sinh thực hiện phép tính ở bảng con.
+ Nhận xét VD2 và VD1 ? ( 83 giây > 60 giây, nên đổi 83 giây = 1 phút 23 giây. Vậy: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 46 phút 23 giây).
+ Giáo viên chốt: Muốn cộng số đo đơn vị thời gian ta làm như thế nào ?
Hoạt động 3: Lý thuyết - Thực hành (17’)
a) Bảng con: 	* Bài 1/132 (8-10’)
- KT: Biết đặt tính và cộng số đo đơn vị thời gian.
+ Lưu ý: Đổi đơn vị đo thời gian.
- Chốt: Cách cộng số đo thời gian. 
b) Vở: 	* Bài 2/132 (7’)
- KT: Giải toán có liên quan đến cộng số đo thời gian.
- Chốt: Em đã làm thế nào để biết Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian?
* Dự kiến sai lầm: 
- Cộng nhầm các hàng đơn vị.
- Quên không đổi đơn vị đo.
- Trình bày không đúng mẫu.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2-3’‘)
- Muốn cộng đơn vị đo thời gian ta làm như thế nào?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
Toán
Đ 124: Trừ số đo thời gian (132)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian.
- Vận dụng giái các bài toán đơn giản.
II - Đồ dùng: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 – 5’)
- Bảng con: 12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây =?
- Nêu cách cộng số đo thời gian?
Hoạt động 2: Bài mới (15’)
* Hoạt động 2.1: Ví dụ 1 (5’)
+ Học sinh đọc Ví dụ 1 SGK - Giáo viên vẽ sơ đồ minh hoạ.
+ Học sinh suy nghĩ và nêu phép tính:15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
+ Giáo viên hướng dẫn cách đặt tính và tính. Chốt cách đặt tính và cách trừ SĐTG .
* Hoạt động 2.2: Ví dụ 2 (10’)
+ Học sinh đọc VD2, nêu phép tính: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ?
+ Giáo viên hướng dẫn đặt tính trên bảng.
+ Em có nhận xét gì về VD1 và VD2 ? -> Cách làm :
 3 phút 20 giây 2 phút 80 giây
 - 2 phút 45 giây - 2 phút 45 giây 
 0 phút 35 giây
+ Giáo viên chốt : Muốn trừ số đo thời gian em làm thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (17’)
a) Bảng con: 	* Bài 1 /133 (5’)
b) Nháp: 	* Bài 2 /133 (5’)
- KT: Trừ số đo thời gian.
- Chốt: Cách trừ số đo thời gian.
c) * Bài 3/133 ( 7’)
- KT: Giải toán có liên quan đến trừ số đo thời gian
- Chốt: Trình bày bài toán có lời văn.
* Dự kiến sai lầm: 
- 150 phút học sinh kém không đổi cứ để trừ và nhớ sang đơn vị lớn hơn liền kề.
- Trình bày không đúng mẫu ở sách giáo khoa.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (1 – 2’)
- Muốn trừ số đo thời gian ta làm như thế nào?
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Toán
Đ 125: Luyện tập (134)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kỹ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế.
II - Đồ dùng: Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KTBC (3-5’)
- M: Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian? Muốn cộng, trừ số đo thời gian ta làm thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành ( 30-32’)
a) Bảng con:	 * Bài 1/134 (10 - 12’)
- KT: Đổi số đo thời gian theo các đơn vị tương ứng.
- Chốt: Nêu cách đổi số đo thời gian?
b) Vở:	 	* Bài 2/134 (5 – 7’)
	* Bài 3/134 ( 5 – 7’)
- KT: Cộng, trừ số đo thời gian.
- Chốt: Muốn cộng, trừ số đo thời gian em làm thế nào?
c) Nháp:	 	* Bài 4/134 (8 – 10’)
- KT: Giải toán có liên quan đến trừ số đo thời gian.
- Chốt: Muốn biết hai sự kiện này cách nhau bao lâu chúng ta phải làm thế nào?
* Dự kiến sai lầm:
- Nhầm mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo ngày và giờ. Ví dụ:	
1 ngày = 60 giờ -> 12 ngày =12 x 60 giờ = 720 giờ
15 ngày 6 giờ -> 14 ngày 66 giờ
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3’)
- Khi đổi số đo thời gian các em cần lưu ý gì ?
- Muốn cộng, trừ số đo thời gian ta làm thế nào ?
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc