Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Toán

Đ 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ (135)

I - MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biêt thực hiện phép tính nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.

II - ĐỒ DÙNG:

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

a, Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5 phút)

nêu cách cộng, trừ SĐTG?

b, Hoạt động 2: Bài mới (15 phút)

* Hoạt động 2.1: Ví dụ 1. (7 phút)

- Học sinh đọc ví dụ 1, suy nghĩ đưa ra phép tính:

 1 giờ 10 phút x 3= ?

- Học sinh có thể tính kết quả bằng cách cộng 3 số hạng.

- Giáo viên hướng dẫn cách nhân SDTG theo cột dọc.

- Học sinh nhận xét cách đặt tính ,cách nhân?

* Hoạt động 2.2: Ví dụ 2 ( 8 phút)

- Học sinh đọc ví dụ 2 , đưa ra phép nhân.

 3 giờ 15 phút x 5 = ?

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
Toán
Đ 126: Nhân số đo thời gian với một số (135)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Biêt thực hiện phép tính nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II - Đồ dùng:
III- Các hoạt động dạy học:
a, Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5 phút)
nêu cách cộng, trừ SĐTG ?
b, Hoạt động 2: Bài mới (15 phút)
* Hoạt động 2.1: Ví dụ 1. (7 phút)
- Học sinh đọc ví dụ 1, suy nghĩ đưa ra phép tính:
 1 giờ 10 phút x 3= ?
- Học sinh có thể tính kết quả bằng cách cộng 3 số hạng.
- Giáo viên hướng dẫn cách nhân SDTG theo cột dọc.
- Học sinh nhận xét cách đặt tính ,cách nhân?
* Hoạt động 2.2: Ví dụ 2 ( 8 phút)
- Học sinh đọc ví dụ 2 , đưa ra phép nhân.
 3 giờ 15 phút x 5 = ?
- Học sinh làm phép nhân ở bảng con.
- Nhận xét: 75 phút > 60 phút ===> đổi 75 phút = 1 giờ 15phút. 
- Vậy 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút.
- Giáo viên chốt: Muốn nhân SĐTG với một số ta làm thế nào?
c, Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành: (17’)
* Bài 1/135: (5 phút)
- Học sinh làm bảng con.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài của bạn ở bảng con.
- Kiến thức: Nhân đúng , đổi kết quả đúng.
* Bài 2/135 (5 phút)
- Học sinh làm vở. 1 HS làm bảng phụ.
- Giáo viên chữa bài bảng phụ.
- Kiến thức: giải đúng bài toán có lời văn.
* Dự kiến sai lầm :
- Nhân xong kết quả của đơn vị đo quên không đổi.
- Nhân STP quên không đổi mà để SĐTG dưới dạng STP. 
- Ví dụ: 4.1 giờ x 6 = 24.6 giờ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
-Thời gian:Thứ ngày tháng năm 200
Đ 127. Chia số đo thời gian cho một số ( 136)
I - Mục tiêu:
Giúp học sinh:
-Biết thực hiện phép tính chia số đo thời gian cho một số.
-Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II - Đồ dùng:
* Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
a, Hoạt động1: KTBC : (3 - 5 phút)
- Miệng: Muốn nhân SĐTG ta làm thế nào ?
- Bảng con: 4 phút 10 giây x 6 = ?
b, Hoạt động 2: bài mới : (15 phút)
* Hoạt động 2.1: (7 phút)
- Học sinh đọc ví dụ 1. Nêu phép tính :
 42 phút 30 giây : 3 =?
- Giáo viên hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép chia.
- Nhận xét: học sinh nêu cách chia ?
* Hoạt động 2.2: (8 phút)
- Học sinh đọc VD2 , nêu phép chia:
 7 giờ 40 phút : 4 = ?
- Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện phép chia. Nếu còn dư học sinh thảo luận và nêu ý kiến :
- Đổi 3 giờ = 180 phút,cộng 40 phút để chia tiếp. 
- Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
- Giáo viên chốt: Muốn chia SĐTG ta làm thế nào?
c, Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (17’)
* Bài 1: (10 - 12 phút) 
- Học sinh làm bảng con.
- Giáo viên dùng bảng con để cho học sinh nhận xét bài làm của bạn: cách đặt tính, cách chia, kết quả ?
- Kiến thức: Đặt tính và làm đúng kết quả của phép chia SĐTG .
* Bài 2: ( 5 - 7 phút) 
- Học sinh làm vở , 1 em làm bảng phụ.
- Kiến thức: Trình bày và làm đúng toán có lời văn.
- GV chữa bài ở bảng phụ
* Dự kiến sai lầm:
+ Kiến thức: 
- không chia riêng từng đơn vị
- Khi chia STP kết quả không đổi đơn vị đo thời gian.
- Trình bày: với phép chia có dư khi đặt tính chưa để cách đơn vị thứ 2 để đổi đơn vị trước.
d, Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Muốn chia SĐTG cho một số ta làm thế nào ?
- Khi chia SĐTG ta cần chú ý gì ?
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2007
Toán
Đ 128: Luyện tập
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng nhân và chia SĐTG.
- Vận dụng tính giá trị của biếu thức và giải các bài toán thực tiễn.
II - Đồ dùng:
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- Muốn công, trừ số đo thời gian ta làm thế nào ?
- Muốn nhân, chia số đo thời gian ta làm thế nào ?
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (32-34’)
a) Bảng con: 	* Bài 1/ 137 ( 7-8’) 
- Kiến thức: Nhân, chia số đo thời gian.
- Chốt: Cách đặt tính và tính.
b) Nháp: 	* Bài 2/ 137-phần a, d (4-5’) 
- Kiến thức: Tính giá trị của biểu thức có liên quan đến +, -, x, : số đo thời gian.
- Chốt: Thứ tự thực hiện.
c) Vở: 	* Bài 2/ 137-phần b, c (4-5’) 
- Kiến thức: Tính giá trị của biểu thức có liên quan đến +, -, x, : số đo thời gian.
- Chốt: Thứ tự thực hiện.
* Bài 3/ 137 ( 8-10’)
- Kiến thức: Giải toán có liên quan đến số đo thời gian.
- Chốt: Lời giải; Chữa cách 2 vì phép nhân số đo thời gian với 2 chữ số.
* Bài 4/ 137 ( 6-8’)
- Kiến thức: Điền dấu vào ô trống bằng cách so sánh số đo thời gian.
- Chốt: Muốn điền dấu vào ô trống em thực hiện theo mấy bước?
* Dự kiến sai lầm :
+ Kiến thức: 
- Bài 2 ( b,c ): Học sinh cộng trước nhân chia sau 
- Bài 3: Làm C2 chưa biết nhân số đo thời gian với 2 chữ số
- Bài 4: Chưa tính kết quả từng vế đã điền dấu
+ Trình bày:
- Chưa đúng với loại bài tính biểu thức và điền dấu.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2-3’)
- Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Khi tính giá trị biểu thức và điền dấu ta cần lưu ý gì ?
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
Toán
Đ 129: Luỵện tập chung (137)
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II - Đồ dùng:
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2 – 3’)
- Muốn cộng, trừ số đo thời gian ta làm thế nào ?
- Muốn nhân, chia số đo thời gian ta làm thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (34’)
a) Bảng con: * Bài 1/ 137 ( 8-10’) 
- Kiến thức: Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Chốt: Cách đặt tính và tính.
b) Vở: 	 * Bài 2/ 137 ( 8-10’) 
- Kiến thức: Tính giá trị của biểu thức có liên quan đến +, -, x, : số đo thời gian.
- Chốt: Thứ tự thực hiện biểu thức khi có ngoặc đơn.
c) Miệng: 	* Bài 3/ 138 ( 3-4’) 
- Kiến thức: Giải đúng bài toán trừ số đo thời gian dưới dạng trắc nghiệm.
- Chốt: Vì sao em chọn đáp án đó?
 d) Vở: 	* Bài 4/ 138 ( 10’) 
- Kiến thức: Tính thời gian tàu đi.
- Chốt: Cách tính, lời giải.
* Dự kiến sai lầm:
- Bài 2: Học sinh cộng trước, nhân, chia sau.
- Trình bày bài toán có lời văn chưa đẹp, phép tính và kết quả chưa cùng 1 dòng.
- Bài 4: Tính sai thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Lào Cai 
( 24 giờ - 22 giờ ) + 6 giờ = 8 giờ.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2 – 3’)
- Nêu các kiến thức được luyện trong giờ học hôm nay.
- Khi tính giá trị biểu thức ta cần chú ý gì ?
* Rút kinh nghiệm giờ dạy :
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007
Toán
Đ 130: Vận tốc 
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II - Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5’)
- Bảng con: Đổi 1 phút 20 giây = ? phút = ? giây.
Hoạt động 2: Bài mới ( 13-15’)
* Hoạt động 2.1: Học sinh đọc bài toán 1.
- Giáo viên vẽ sơ đồ lên bảng. Học sinh suy nghĩ và tìm cách giải.
170
:
4
=
42.5
¯
¯
¯
GV chốt:
km
giờ
km/giờ
- Giáo viên: Trung bình mỗi giờ ô tô đi dược 42,5 km.
- Hỏi: Em hiểu 42.5 km / giờ nghĩa là thế nào ?
- Đọc nhận xét SGK/ 139
- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào ?
- GV: Nếu quãng đường là s; Thời gian là t ; Vận tốc là v thì công thức được viết như thế nào? Vài học sinh nêu cách tìm v và công thức : v = s : t 
- GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, đi xe đạp ,xe máy, ô tô .... sau đó sửa lại cho đúng với thực tế. GV cung cấp cho HS một số đơn vị vận tốc thông dụng: km/ giờ ; m / phút ; m / giây.
* Hoạt động 2.2: Hướng dẫn đọc đề bài toán 2, suy nghĩ và giải bài toán vào BC: 
60 : 10 = 6 (m/giây).
- GV: gọi HS nhận xét bài làm ở bảng con, nêu lời giải, đơn vị vận tốc ?
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (17-19’)
a) Bảng con:	* Bài 1/139 (6-7’) 
- Kiến thức: Tính đúng vận tốc và ghi đúng đơn vị vận tốc.
- Chốt: Cách tính vận tốc của người đi xe máy.
b) Nháp:	* Bài 2/139 (6’)
- Kiến thức: Vận dụng công thức tính đúng vận tốc, ghi đúng đơn vị đo của vận tốc: km/ giờ.
- Chốt: Trình bày bài theo mẫu BT 2.
c) Vở:	* Bài 3/139 (8’)
- Kiến thức: Vận dụng công thức tính đúng vận tốc, ghi đúng đơn vị đo của vận tốc: m/ giây.
- Chốt: Cách tính diện tích; Trình bày bài.
* Dự kiến sai lầm:
- Tính vận tốc khi đơn vị tương quan chưa tương ứng.
- Ghi đơn vị vận tốc sai.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3 – 5’)
- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Nêu công thức tính vận tốc ? Các đơn vị vận tốc thông dụng.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc