Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 26

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 26

TOÁN

NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I. Mục tiêu

- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số

- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.

- Giáo dục học sinh ham thích học toán.

II. Chuẩn bị : Phấn màu, bảng phụ.

II. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

B. Dạy bài mới :

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số

Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán, HS nêu phép tính tương ứng

1 giờ 10 phút x 3 = ?. GV cho hs nêu cách đặt tính rồi tính:

1 giờ 10 phút

 3

 3 giờ 30 phút

Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút

Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán. HS nêu phép tính tương ứng

3 giờ 15 phút x 5= ? . GV cho hs đặt tính và tính:

3 giờ 15 phút

 5

15 giờ 75 phút

- HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến: cần đổi 75 phút ra giờ và phút

75 phút = 1 giờ 15 phút

Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 5 phút

* GV nêu : Khi nhân so đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo. Nếu phần đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26	Toán
Nhân số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn. 
- Giáo dục học sinh ham thích học toán.
II. Chuẩn bị : Phấn màu, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán, HS nêu phép tính tương ứng
1 giờ 10 phút x 3 = ?. GV cho hs nêu cách đặt tính rồi tính:
x
1 giờ 10 phút
	 3
	 3 giờ 30 phút
Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán. HS nêu phép tính tương ứng
3 giờ 15 phút x 5= ? . GV cho hs đặt tính và tính:
x
3 giờ 15 phút
	 5
15 giờ 75 phút
- HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến: cần đổi 75 phút ra giờ và phút
75 phút = 1 giờ 15 phút 
Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 5 phút
* GV nêu : Khi nhân so đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo. Nếu phần đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề
2. Luyện tập
Bài 1 : HS làm bài vào bảng con.
3 giờ 12 phút	 4,1 giờ 	4 giờ 23 phút
 3	 6	 4
9 giờ 36 phút	24,6 giờ	;	16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở GV gọi 1 em chữa bài
Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi đu là:
3 x 1 phút 25 giây = 4 phút 15 giây
Đáp số: 4 phút 15 giây.
3. Củng cố – dăn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học
- HS về nhà ôn lại phép nhân số đo thời gian với một số
Toán
Chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
- Giáo dục học sinh ham thích học toán.
II. Chuẩn bị : Phấn màu, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số
Ví dụ 1: GV cho HS đọc và nêu phép chia tương ứng:
42 phút 30 giây : 3 = ?
GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia
42 phút 30 giây 3
12	 14 phút 10 giây
 0 30 giây
	 00
Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây
Ví dụ 2: GV cho HS đọc và nêu phép chia tương ứng:
7 giờ 40 phút : 4 = ?
GV cho một đặt tính và thực hiện phép chia trên bảng.
7 giờ 40 phút	 3
3 giờ = 180 phút	1 giờ 55 phút
 	 220 phút
	 20
	 0
Vậy: 7 giờ 40 phú : 4 =1 giờ 55 phút
* GV nêu: khi chia số đo thời gian cho 1 số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
2. Luyện tập
Bài 1: HS làm vào bảng con.
24 phút 12 giây 4	35 giờ 40 phút 5
 0 12 giây 6 phút 3 giây	 0 40 phút 7 giờ 8 phút
	 0	 0
Bài 2: - HS đọc đề bài
 - Cả lớp giải vào vở
 - HS chữa bài
Bài giải
 	Thời gian người đó là 3 dụng cụ là:
12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Thời gian làm 1 dụng cụ là:
4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
3. Củng cố – dăn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn. 
- Giáo dục học sinh ham thích học toán.
II. Chuẩn bị : Phấn màu, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài 1: HS làm bảng con.
3 giờ 14 phút x 3 = 9 giờ 42 phút ; 7 phút 26 giây x 2 = 14 phút 52 giây
36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây ; 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút
Bài 2: HS làm theo nhóm. Gọi HS chữa bài.
a/ (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút ) x 3 = 5 giờ 65 phút x 3 
 	= 15 giờ 195 phút = 18 giờ 15 phút
b/ 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3 = 3 giờ 40 phút + 6 giờ 75 phút
	 = 9 giờ 115 phút = 10 giờ 45 phút
c/ (5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây): 4 = 11 phút 56 giây: 4 
 = 2 phút 59 giây
d/ 12 phút 3 giây x 2 + 4 phút 12 giây : 4 = 24 phút 6 giây + 1 phút 3 giây
	 = 25 phút 9 giây
Bài 3: HS đọc và phân tích bài. Cả lớp giải vào vở – GV chấm
Bài giải
 Thời gian làm 7 sản phẩm là: 1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút
 Thời gian làm 8 sản phẩm là: 1 giờ 8 phút x 8 = 9 giờ 4 phút
 Thời gian làm số sản phẩm trong cả hai lần là: 
7 giờ 56 phút +9 giờ 4 phút = 17 giờ 
Đáp số : 17 giờ
Bài 4: HS làm bài miệng.
 4,5 giờ > 4 giờ 5 phút
 = 4 giờ 30 phút	
 8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút x 3
 = 6 giờ 51 phút 	 = 6 giờ 51 phút
 26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút
 = 5 giờ 17 phút	 = 5 giờ 35 phút
3. Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn tập.
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn. 
- Giáo dục học sinh ham thích học toán.
II. Chuẩn bị : Phấn màu, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi hs nêu cách nhân, chia số đo thời gian
2. Dạy bài mới
Bài 1: Học sinh làm bài vào vở.
a/ 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút = 21 giờ 68 phút = 22 giờ 8 phút
b/ 45 ngày 23 giờ – 24 ngày 17 giờ = 21 ngày 6 giờ
c/ 6 giờ 15 phút x 6 = 36 giờ 90 phút = 37 ngày 30 phút
d/ 21 phút 15 giây : 5 = 4 phút 15 giây
Bài 2: Học sinh làm bài.
a/ (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút) x 3 = 5 giờ 45 phút x 3 
 = 15 giờ 135 phút = 17 giờ 15 phút
b/ 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3 = 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút
	 = 11 giờ 75 phút = 12 giờ 25 phút
c/ (5 giờ 20 phút + 7 giờ 40 phút) : 2 = 13 giờ : 2 
	 = 6 giờ 30 phút
d/ 5 giờ 20 phút + 7giờ 40 phút : 2 = 5giờ 20 phút + 3 giờ 50 phút
	 = 8 giờ 70 phút = 9 giờ 20 phút
Bài 3: HS suy nghĩ trả lời miệng, khoanh vào câu trả lời đúng
 	Đáp án : 35 phút
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp giải vào vở – GV chấm điểm
Bài giải
Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút 
Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
17 giờ 25 phút – 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
11 giờ 30 phút – 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
(24 giờ - 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ
Đáp số : 8 giờ
3. Củng cố – dăn dò 
- Giáo viên nhận xét giờ học
 - HS về nhà ôn tập
Thứ sáu ngày 16 tháng 03 năm 2007
Toán
 Vận tốc
I. Mục tiêu
- Bước đầu có khái niệm vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. 
- Giáo dục học sinh ham thích học toán.
II. Chuẩn bị : Phấn màu, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu cách nhân, chia số đo thời gian.
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu về khái niệm vận tốc.
* GV đọc bài toán 1: GV dẫ dắt học sinh để phân tích bài. 
- Học sinh suy nghĩ và tìm kết quả.
+ Trung bình mỗi giờ ô tô đi được: 170 : 4 = 42,5 (km)
+ GV nêu: vận tốc trung bình của ô tô là: 42,5 km/giờ
+ GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 km/giờ
- HS nêu cách tính vận tốc : Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- HS rút ra công thức: v= s : t (v là vận tốc ,s là quãng đường, t là thời gian)
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhạnh hay chậm của một chuyển động
* GV nêu bài toán 2: Học sinh làm nhanh ra nháp. HS nêu cách giải.
Vận tốc chạy của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/ giây)
Đáp số : 6 m/ giây
b. Thực hành
Bài 1: GV nêu cách tính vận tốc. HS lên bảng giải – cả lớp làm ra nháp.
Bài giải: 	Vận tốc của xe máy là: 
105 : 3 = 35 (km/ giờ)
 	Đáp số : 35 km/giờ
Bài 2: GV cho làm vào vở.
Bài giải:	Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
Đáp số: 720 km/giờ
Bài tập 3: HS làm vào vở
Bài giải : 	Đổi 1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc của người đó chạy là :
400 : 80 = 5 (m/giây)
Đáp số : 5 m/giây
3. Củng cố – dặn dò
Giáo viên nhận xét giờ học, dặn HS về học thuộc công thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc