Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 9

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 9

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị: Phấn màu.

III. Hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng làm bài:

34m 5dm = m; 21m 24cm = m

 7dm 4cm = dm; 4dm 32mm = m

- Giáo viên nhận xét cho điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu – ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài tập 1:

 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.

 - Gọi 1 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.

Bài làm: a. 35m 23cm = 35,23m

 b. 51dm 3cm = 51,3dm

 c. 14m 7cm = 14,07m.

Bài tập 2:

 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.

 - Gọi học sinh lên bảng làm.

 - Giáo viên chữa bài.

Bài làm: 315cm = 3,15m; 234cm = 2,34m; 506cm = 5,06m; 34dm = 3,

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần dạy 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài: 
34m 5dm =  m; 	21m 24cm =  m
	7dm 4cm = dm; 	4dm 32mm =  m
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: 
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Gọi 1 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	a. 35m 23cm = 35,23m 
	b. 51dm 3cm = 51,3dm
	c. 14m 7cm = 14,07m.
Bài tập 2: 
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Gọi học sinh lên bảng làm.
 - Giáo viên chữa bài.
Bài làm: 315cm = 3,15m;	 234cm = 2,34m;	506cm = 5,06m;	34dm = 3,4m.
Bài tập 3: 
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
	 - Cho học sinh làm theo nhóm
 - Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 3km 245m = 3,245km; b. 5km34m = 5,034km; c. 307m = 0,307km.
Bài tập 4:
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Học sinh làm vào vở.
 - Giáo viên chấm điểm.
Bài làm: 	a. 12,44m = 12m 44cm	b. 7,4dm = 7dm 4cm
	c. 3,45km = 3km 450m	d. 34,3km = 34300m.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề; quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. Biết cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập tự luyện.
345cm =  m;	35dm =  m; 	678cm =  m	
84dm =  m; 	234mm = dm	12mm = cm.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng:
a. Bảng đơn vị đo khối lượng:
- Giáo viên treo bảng phụ có sẵn các cột của bảng đơn vị đo khối lượng và yêu cầu học sinh nêu các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé.
- 1 học sinh lên viết vào bảng đơn vị đo khối lượng – Học sinh, giáo viên nhận xét.
b. Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề:
- Giáo viên lần lượt hỏi học sinh mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng.
- Cho một số học sinh đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng kết hợp nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề.
c. Hướng dẫn học sinh viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân:
- Giáo viên nêu ví dụ: 5tấn132kg =  tấn.
- Gọi 1 số học sinh nêu cách làm: 5tấn132kg = tấn = 5,132 tấn.
	 Vậy: 5tấn132kg = 5,132 tấn.
- Giáo viên cho học sinh làm một số ví dụ khác để củng cố cách làm.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	a. 4tấn562kg = 4,562 tấn	b. 3tấn14kg = 3,014 tấn
	c. 12tấn6kg = 12,006 tấn	d. 500kg = 0,5 tấn.
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	a. 2kg50g = 2,05kg	b. 2tạ50kg = 2,5tạ
	 45kg23g = 45,023kg	 3tạ3kg = 3,03tạ
	 10kg3g = 10,003kg	 34kg = 0,34tạ
	 500g = 0,5kg	 450kg = 4,5tạ.
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Học sinh làm vào vở.
 - Giáo viên chấm điểm.
Bài giải: Lượng thịt cần để nuôi 6 con sư tử trong 1 ngày là:
	9 x 6 = 54 (kg)
	 Lượng thịt cần để nuôi 6 con sư tử trong 30 ngày là:
	54 x 30 = 1620 (kg).
	1620kg = 1,62tấn.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Toán
 Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh ôn tập về bảng đơn vị đo diện tích, quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng. Biết cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết số đo chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 học sinh nêu bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị.
- 1 học sinh lên bảng làm: 34tấn3kg =  tấn; 34tạ24kg =  tạ.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Ôn tập về các đơn vị đo diện tích:
a. Bảng đơn vị đo diện tích:
- Giáo viên treo bảng phụ có sẵn các cột của bảng đơn vị đo diện tích và yêu cầu học sinh nêu các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé.
- 1 học sinh lên bảng viết vào bảng đơn vị đo diện tích, HS - Giáo viên nhận xét.
b. Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích:
- Giáo viên lần lượt hỏi học sinh mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
- Cho một số học sinh đọc lại bảng đơn vị đo diện tích kết hợp nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề và quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng (1km2 = 1.000.000m2; 1ha = 10 000m2; 1km2 = 100ha )
c. Hướng dẫn học sinh viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân:
- Giáo viên nêu ví dụ 1: 3m25dm2 =  m2.
- Gọi 1 số HS nêu cách làm: 3m25dm2 = m2 = 3,05m2.
	 Vậy: 3m25dm2 = 3,05m2.
- Giáo viên nêu ví dụ 2 và cho HS nêu cách làm tương tự: 42dm2 = 0,42m2.
- Cho học sinh làm một số ví dụ để củng cố cách làm.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào vở.
	 - Giáo viên nhận xét.
Bài làm:	a. 56dm2 = 0,56m2; 	b. 17dm223cm2 = 17,23dm2; 
c. 23cm2 = 0,23dm2;	d. 2cm25mm2 = 2,05cm2.
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 1654m2=0,1654ha; b. 5000m2=0,5ha; c. 1ha=0,01km2; d.15ha=0,15km2.
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
BL:a.5,34km2=534ha;b.16,5m2=16m250dm2;c.6,5km2=650ha;d.7,6456ha=76256m2.
4. Củng cố – dặn dò:- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 2 tháng 11 năm 2006 
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố về viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân, giải bài toán có liên quan đến số đo độ dài và diện tích của một hình.
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết số đo và giải toán chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc – ta: 2,3km2; 4ha5m2; 9ha123m2; 4,6km.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:	
Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh lên bảng làm, học sinh khác làm vào vở.
Bài làm:	a. 42m34cm = 42,34m;	b. 56m29cm = 56,29m.
	c. 6m2m = 6,02m;	d. 4352m = 4,352km.
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Gọi 1 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào vở.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 500g = 0,5kg; 	b. 347g = 0,347kg; 	1,5 tấn = 1500kg.
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 2 học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 	7km2 = 7 000 000m2	30dm2 = 0,3m2
	4ha = 40 000m2	300dm2 = 3m2
	8,5ha = 85 000m2	515dm2 = 5,15m2.
Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - Học sinh làm bài vào vở, giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài giải: 	0,15km = 150m.
Ta có sơ đồ:	 Chiều dài:
	150m.
	 Chiều rộng:
	Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần)
	Chiều dài sân trường là: 150 : 5 x 3 = 90 (m)
	Chiều rộng sân trường là: 150 – 90 = 60 (m)
	Diện tích sân trường là: 90 x 60 = 5400 (m2)
	5400m2 = 0,5ha
	Đáp số: 5400m2; 0,54ha.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
- Rèn cho học sinh kĩ năng đổi đơn vị đúng.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng làm:
6ha =  m2	 40dm2 =  m2	
7,5ha =  m2	 	500dm2 =  m2.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.	
	 - 1 học sinh lên làm.
 - Học sinh – Giáo viên nhận xét.
Bài làm:	 a. 3m6dm = 3,6m	b. 4dm = 0,4m
	 c. 34m5cm = 34,05m	d. 345cm = 3,45m.
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh lên làm bảng phụ, học sinh dưới lớp làm vào vở.
	 - Học sinh – Giáo viên nhận xét.
Bài làm: 
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là Ki-lô-gam
3,2tấn
3200kg
0,502tấn
502kg
2,5tấn
2500kg
0,021tấn
21kg
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. HS lên bảng làm.
 - Giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài làm: a. 42dm4cm = 42,4dm; b. 56cm9mm = 56,9mm; c. 26m2cm = 26,02m.
Bài tập 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. Học sinh làm vở.
 - Giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài làm:	a. 3kg5g = 3,005kg; 	b. 30g = 0,03kg; 	c. 1103g = 1,103kg.
Bài tập 5: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. HS làm nhóm.
 - Giáo viên nhận xét tuyên dương.
Bài làm: a. 1kg800g = 1,8kg	b. 1kg800g = 1800g.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc