Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 19 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 19 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Tiết 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.

- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.

- Rèn kĩ năng tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - HS: Bảng con, giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.

 - GV: Bảng phụ, ê ke, thước, hình thang khai triển như sgk.

III- Các hoạt động dạy học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)

- Bảng con: Ghi công thức tính diện tích hình tam giác.

- Phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.

* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15)

HĐ 2.1: GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD?

HĐ 2.2: Cắt, ghép hình:

- HS cắt và ghép hình thang ABCD thành hình tam giác ADK (SGK).

- HS nêu nhận xét về diện tích hình thang với diện tích hình tam giác vừa ghép ( bằng nhau) -> Tính diện tích hình tam giác ADK?

- Nhận xét mối quan hệ giữa đáy và chiều cao của tam giác với các yếu tố hình thang?

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 19 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2007
Tiết 91: diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con, giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.
	- GV: Bảng phụ, ê ke, thước, hình thang khai triển như sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Bảng con: Ghi công thức tính diện tích hình tam giác.
- Phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
HĐ 2.1: GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD?
HĐ 2.2: Cắt, ghép hình:
- HS cắt và ghép hình thang ABCD thành hình tam giác ADK (SGK).
- HS nêu nhận xét về diện tích hình thang với diện tích hình tam giác vừa ghép ( bằng nhau) -> Tính diện tích hình tam giác ADK?
- Nhận xét mối quan hệ giữa đáy và chiều cao của tam giác với các yếu tố hình thang?
HĐ 2.3: Tính diện tích hình thang:
	( Dựa vào VD -> H S nhận xét).
	- GV giúp HS hiểu tính diện tích hình thang ABCD chính là tính diện tích của tam giác ADK.
	- HS nhận xét: + Đáy của tam giác với hai đáy của hình thang.
	 + Chiều cao của hình tam giác AND với chiều cao của hình thang.
	- HS nêu cách tính diện tích hình thang (SGK) -> Nêu công thức:
S : Diện tích
a, b : Độ dài hai đáy
h : Chiều cao
S =
(a + b) x h
( a, b, h cùng đơn vị đo)
2
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
* Bài 1/93 (Nháp):
- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang.
- Chốt: Nêu công thức tính diện tích hình thang?
* Bài 2/94 (bảng con):
- KT: Củng cố tính diện tích hình thang, hình thang vuông.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình thang em làm như thế nào?
* Bài 3/94 (Vở)
	 - KT: Giải toán có lời văn : tính diện tích hình thang, tìm số TBC (Tìm chiều cao).
	 - Chốt: Em đã vận dụng kiến thức nào để thực hiện yêu cầu của bài toán?
* Dự kiến sai lầm:
 - Xác định chiều cao của hình thang vuông HS dễ nhầm.
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Bảng con: Viết công thức tính diện tích hình thang.
- Miệng: Phát biểu quy tắc tính diện tích hình thang.
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ..................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2007
Tiết 92: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông ) trong các tình huống khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con.
	- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Bảng con + miệng: Viết công thức và nêu quy tắc tính diện tích hình thang?
* Hoạt động 2: Luyện tập. (32’’)
* Bài 1/94 (nháp): Phần a,b:
	- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang với các số đo là số tự nhiên, phân số.
	- Chốt: Muốn tính diện tích hình thang em làm thế nào?
* Bài 1/94: Phần c: ( vở)
- Củng cố công thức tính diện tích hình thang với các số đo là và số thập phân.
* Bài 2/94: (10’)
- KT: Giải toán có liên quan tính diện tích hình thang..
* Bài 3/94 (SGK):
	- KT: So sánh diện tích các hình thang à Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng.
* Dự kiến sai lầm:
 - HS lúng túng khi tính sản lượng thóc trên thửa ruộng ở bài 2
* Hoạt động 3: Củng cố. (3’)
- Nhận xét bạn làm đúng hay sai?
+ Tính diện tích hình thang biết:
a = 12 dm	b = 5 dm	h = 35 cm
+ Một bạn tính:
S =
(12 + 5) x 35
2
- Bạn tính đúng hay sai?
 - Em tính kết quả ra BC giúp bạn.
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2007 
Tiết 93: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng vào bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con.
	- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Ghi công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang; Phát biểu quy tắc?
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện tập. (32’)
* Bài 1/95 (bảng con):
- KT: Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông là số tự nhiên, số thập phân và phân số.
 - Chốt: Nêu công thức tính diện tích hình tam giác? 
* Bài 2/95 (nháp):
	 - KT: So sánh diện tích hình thang và diện tích hình tam giác.
	* Bài 3/95 ( Vở):
- KT: Giải toán về tỉ số phần trăm và diện tích hình thang.
* Dự kiến sai lầm:
 - HS lúng túng khi xác định chiều cao của tam giác BEC ở bài 2
* Hoạt động 3: Củng cố. (3’)
- Bảng con: Ghi công thức tính diện tích hình thang.
- Một HS phát biểu: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy trung bình cộng của hai đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo. Bạn nói đúng hay sai? Giải thích.
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2007
Tiết 94: hình tròn
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- HS: Bảng con, com pa, thước.
	- GV: Bảng phụ, com pa, thước, hình tròn bằng bìa.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Đồ dùng vẽ hình tròn.
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
a) Giới thiệu hình tròn, đường tròn:.
	- GV đưa tấm bìa hình tròn và giới thiệu.
	- GV dùng com pa vẽ hình tròn và nói: Đầu chì com pa vạch trên bảng một đường tròn -> HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
b) HS nắm được cách vẽ các yếu tố của hình tròn.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình tròn.
+ Xác định tâm hình tròn ( tâm O).
+ Dùng com pa à lấy độ lớn của bán kính ( đoạn thẳng nối từ tâm O đến 1 điểm bất kỳ trên đường tròn).
+ Quay một vòng tròn.
- GV giới thiệu các yếu tố của hình tròn.
+ O : Điểm tâm
+ OA, OB, OC: Bán kính
+ MN: Đường kính ( đoạn thẳng đi qua tâm nối 2 điểm trên đường tròn) 
à Quan hệ đường kính và bán kính ( MN = OA x 2).
- Chốt: + Nhận xét các bán kính của hình tròn?
	+ So sánh đường kính với bán kính của hình tròn?
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
* Bài 1/96 (Làm nháp)
- KT: Vẽ hình tròn với bán kính và đường kính cho trước.
* Bài 2/96 (Vở)
- KT: Rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn. Vẽ 2 đường tròn tiếp xúc nhau tại 1 điểm ( có bán kính bằng nhau = 2cm)..
- Chốt: Cách vẽ hình tròn khi biết bán kính.	
* Bài 3/97 
- KT: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
- Chốt: Cách vẽ.
* Dự kiến sai lầm:
- Xác định tâm của 2 nửa đường tròn ở bài 3
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Vở nháp: Vẽ đường tròn có bán kính = 3 cm -> Nêu các yếu tố của đường tròn đó?
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2007
Tiết 95: Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức vào bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con, com pa, thước.
- GV: Bảng phụ, com pa, thước, bộ khai triển hình tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Kể tên các yếu tố của hình tròn? Muốn vẽ hình tròn xác định các yếu tố nào? Nêu mối quan hệ giữa đường kính và bán kính?
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
a) Mô tả việc xác định chu vi hình tròn:
 - HS và GV thực hành vẽ, cắt một hình tròn có bán kính 2 cm, đánh dấu điểm A trên đường tròn.
	- Lăn hình tròn dọc theo thước thẳng.
	-> Nhận xét độ dài của một vòng lăn ( như SGK).
	- GV nêu cách tính chu vi hình tròn bán kính 2cm ( đường kính 4 cm).
 4 x 3,14 = 12,56 (cm).
b) Giới thiệu cách tính chu vi hình tròn:
	- HS nhận xét : 4 x 3,14 = 12,56 
	 đường kính	 Chu vi
	- HS nêu cách tính chu vi hình tròn:
Chu vi 	= 	đường kính x 3,14
C	= 	d 	 x 3,14
C 	= 	r x 2 x 3,14
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
c) Vận dụng công thức làm VD 1,2:
- GV nêu đề toán - HS vận dụng - Chữa, nhận xét.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
* Bài 1/98 (Nháp)
- KT: Tính chu vi hình tròn biết đường kính là số thập phân, phân số.
- Chốt: Muốn tính chu vi hình tròn khi biết đường kính, em làm thế nào?
* Bài 2/98: 
- KT: Tính chu vi hình tròn khi biết bán kính.
- Chốt: Nêu công thức tính chu vi hình tròn khi biết bán kính?
* Bài 3/98 (Vở lớp)
	- KT: Tính chu vi hình tròn vào giải toán thực tế.
- Chốt: Chu vi hình tròn được tính như thế nào?
* Dự kiến sai lầm:
- Sẽ có em nhầm giữa đường kính và bán kính
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
- Bảng con: Viết công thức tính chu vi hình tròn.
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docToan - Tuan 19.doc