Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 23, 24

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 23, 24

XĂNG – TI – MET KHỐI

ĐỀ – XI – MÉT KHỐI

I. MỤC TIÊU

Giúp HS

 Có biểu tượng về xăng – ti – mét khối, đề – xi – mét khối.

 Biết tên gọi ,kí hiệu ,”độ lớn” của đơn vị đo thể tích là xăng – ti – mét khối và đề – xi – mét khối.

 Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng – ti – mét khối và đề – xi – mét khối.

 Biết giải các bài toán có liên quan đến xăng-ti-mét khối,đề - xi-mét khối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng học Toán 5.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tiết 111 Ngày dạy 
XĂNG – TI – MET KHỐI
ĐỀ – XI – MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS 
Có biểu tượng về xăng – ti – mét khối, đề – xi – mét khối.
Biết tên gọi ,kí hiệu ,”độ lớn” của đơn vị đo thể tích là xăng – ti – mét khối và đề – xi – mét khối.
Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng – ti – mét khối và đề – xi – mét khối.
Biết giải các bài toán có liên quan đến xăng-ti-mét khối,đề - xi-mét khối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bộ đồ dùng học Toán 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS nhắc lại qui tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu ghi tựa.
3.2.Hình thành biểu tượng về xăng – ti – met khối, đề – xi – met khối:
- GV giới thiệu hình lập phương cạnh 1dm, 1cm và nêu:
+ Xăng – ti – mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Xăng – ti – mét khối viết tắt là cm3.
+ Đề – xi – mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
Đề – xi – mét khối viết tắt là dm3.
- Hướng dẫn học sinh: xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào đầy kín trong hình lập phương có thể tích 1dm3 và hỏi:
+ Xếp được bao nhiêu lớp thì đầy kín hình lập phương thể tích 1dm3 ?
+ Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3 ?
GV nêu : Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1cm3
3.3 Luyện tập
Bài 1:
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài.
Gọi HS đọc bài làm.
GV nhận xét – ghi điểm. 
Bài 2a:
Gọi HS đọc đề bài và tự làm vào vở.
Gọi HS đọc kết quả.
GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về đọc kỉ lại bài và chuẩn bị bài mét khối.
Nhận xét : 
-3 HS nêu.
- HS quan sát.
- Học sinh nghe và lặp lại.
- Xếp được 10 lớp, 1 lớp có 10 hàng.
- Gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- HS nhắc lại: 1dm3 = 1cm3
1HS đọc trước lớp: Viết vào ô trống (theo mẫu).
HS làm bài vào vở, đọc kết quả, lớp theo dõi, sửa bài.
Viết số
Đọc số
76 cm3
519 dm3
85,08dm3
4/5 cm3 
192 cm3 
Bảy sáu xăng – ti – met khối.
Năm trăm mười chín đề - xi – met khối.
Tám lăm phẩy khơng tám đề - xi – met khối.
Bốn phần năm xăng – ti – met khối.
Một trăm chín mươi hai xăng – ti – met khối.
- HS đọc và làm bài vào vở.
a. 1 dm3 = 1000 cm3
5,8 dm3 = 5800 cm3
375 dm3 = 1375000 cm3
4/5 dm3 = 800 cm3
b. 200 cm3 = 2 dm3
490 000 cm3 = 490 dm3 
154 000 cm3 = 154 dm3
5100 cm3 = 5,1 dm3.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 23 Tiết 112 Ngày dạy 
MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS 
Biết tên gọi ,kí hiẹu ,”độ lớn”của đơn vị đo thể tích là :mét khối.
Đọc và viết đúng các số đo thể tích có đơn vị là mét khối.
Biết quan hệ giữa các đơn vị đo mét khối, đề – xi – mét khối và xăng – ti – met khối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mô hình giới thiệu quan hệ giữa đơn vị đo thể tích dm3 và m3.
Bảng phụ viết phần nhận xét SGK/117.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS lên viết các số có đơn vị đo thể tích là cm3, dm3 do GV đọc.
- Gọi nhận xét, Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu.
3.2.Giới thiệu về met khối.
- GV đưa mô hình minh họa và nêu: Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dà 1m
Mét khối viết tắt là m3.
- Xếp các hình lập phương có thể tích 1dm3 vào đầy kín trong hình lập phương có thể tích 1m3. Hãy quan sát và cho biết xếp bao nhiêu lớp như thế sẽ đầy kín hình lập phương m3 ? 
- GV nêu : Hình lập phương cạnh 1m gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1dm.
Ta có : 1m3 = 1000dm3
- Hỏi: Nếu dùng các hình lập phương cạnh 1cm xếp đầy kín hình lập phương cạnh 1m thì sẽ xếp được bao nhiêu hình?
- GV nêu : Hình lập phương cạnh 1m gồm 100 x 100 x 100 = 1000000 hình lập phương cạnh 1cm.
Ta có : 1m3 = 1000000cm3.
- Hỏi:
+ 1m3 gấp bao nhiêu lần 1dm3 ?
+ 1dm3 bằng 1 phần bao nhiêu của 1m3 ?
+ 1dm3 gấp bao nhiêu lần 1cm3 ?
+1cm3 bằng 1 phần bao nhiêu của 1dm3?
+ Vậy mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó?
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1 phần bao nhiêu của đơn vị lớn hơn tiếp liền nó?
- GV treo bảng phụ và gọi HS đọc phần nhận xét.
3.3 Luyện tập
Bài 1:
GV viết lên bảng gọi HS đọc và viết các số đo thể tích.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
Gọi HS đọc đề bài và tự làm vào vở.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: (HS K-G)
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về đọc lại bài, chuẩn bị bài luyện tập.
Nhận xét : 
-2 HS lên bảng.
- Xếp được 10 lớp (vì 1m = 10dm) và 10 hàng, mỗi hàng 10 hình.
- Gồm 1000 hình lập phương thể tích 1dm3.
- HS nhắc lại: 1m3 = 1000dm3.
- HS nêu: 100 x 100 x 100 = 1000000 hình.
- HS nhắc lại: 1m3 = 1000000cm3.
+ 1m3 gấp 1000 lần 1dm3 .
+ 1dm3 bằng 1 phần nghìn của 1m3 .
+ 1dm3 gấp 1000 lần 1cm3 .
+ 1cm3 bằng 1 phần nghìn của 1dm3.
+ Gấp 1000 lần.
+ Bằng một phần nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS đọc.
HS đọc, viết các số đo thể tích.
2 HS ngồi gần đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
1HS đọc, cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
a. 1cm3 = 1/1000 dm3.
5,216m3 = 5216 dm3.
13,8m3 = 13800 dm3.
0,22m3 = 220 dm3.
b. 1dm3 = 1000cm3.
1,969dm3 = 1969 cm3.
1/4m3 = 250 000 cm3.
19,54m3 = 19540000cm3.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
+ Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3. Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là:
5 x 3 = 15 (hình)
+ Số hình lập phương 1dm3 xếp đầy hộp là: 15 x 2 = 30 (hình)
Đáp số: 30 hình. 
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 23 Tiết 113 Ngày dạy 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS 
Biết đọc, viết, các đơn vị đo mét khồi ,xăng –ti –mét khối ,đề –xi-mét khối mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích: m3, dm3, cm3.
Biết đổi các đơn vị đo thể tích ,so sánh các số đo thể tích.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS lên bảng đổi các số đo thể tích.
2m3 =  dm3; 3,1m3 = dm3.
42dm3 = cm3; 307,4cm3 = dm3.
- Gọi HS nhận xét, Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu.
3.2.Luyện tập.
Bài 1a,b:
GV viết sẵn lên bảng gọi HS đọc và viết các số đo thể tích.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
Yêu cầu HS tự đọc và chọn đáp án đúng.
Bài 3:
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về tự làm tại các bài tập đã làm ở lớp và chuẩn bị bài thể tích hình hộp chữ nhật.
Nhận xét : 
-2 HS lên bảng.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
a. Đọc các số: 15m3, 205m3, 25/100 m3; 0,911m3.
b. Viết các số:
Bảy trăm nghìn hai trăm met khối.
Bốn trăm met khối.
Một phần tám met khối.
Không phẩy không năm met khối.
HS đọc: không phẩy hai mươi lăm met khối. Đáp án a.
1HS đọc
1 lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a. 913,232413m3 = 913232413 cm3.
b. 12345/1000m3 = 12,345m3.
c. 8372361/100m3 = 8372361 dm3.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 23 Tiết 114 Ngày dạy 
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS 
Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
Biết cách tính và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mô hình thể tích của hình hộp chữ nhật có kích thước như SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu.
2.2.Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật..
- Gọi HS đọc ví dụ.
- GV đưa ra mô hình như SGK và giới thiệu: Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên bằng cm3 ta cần xếp vào đầy hộp số hình lập phương 1cm3.
- Lớp đầu tiên xếp được bao nhiêu hình? 
- Xếp được bao nhiêu lớp như thế?
- 10 lớp có bao nhiêu hình?
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 hình lập phương 1cm3 hay chính là 3200cn3.
- Ta có thể tích hình hộp chữ nhật này như sau:
20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)
+ 20 là gì của hình hộp chữ nhật?
+ 16 là gì của hình hộp chữ nhật?
+ 10 là gì của hình hộp chữ nhật?
Vậy muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
- Gọi HS đọc quy tắc và công thức trong SKG/121.
2.3 Luyện tập
Bài 1:
Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài.
Gọi HS nêu kết quả.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: (HS K-G)
Gọi HS đọc đề bài và thảo luận tìm cách tính.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Cách 1:
Chia khối gỗ thành 2 hình chữ nhật.
Thể tích của hình hộp chữ nhật 1 là: 
12 x 8 x 5 = 480 (cm3).
Chiều dài hình hộp thứ 2:
15 – 8 = 7 (cm).
Thể tích hình hộp 2:
7 x 6 x 5 = 210 (cm3).
Thể tích khối gỗ:
480 + 210 = 690 (cm3).
Đáp số: 690 cm3.
Gọi nhận xét.
GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: (HS K-G)
Gọi HS đọc đề bài.
Hỏi: khi thả hòn đá vào bể nước thì chuyện gì xảy ra?
Biết phần dâng lên của nước trong bể là thể tích của hòn đá, em hãy tìm cách tính thể tích hòn đá.
Yêu cầu HS tự làm bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Về học quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và chuẩn bị bài thể tích hình lập phương.
Nhận xét : 
- 20 x 16 = 320 hình lập phương 1cm3.
- 10 lớp (vì 10 : 1 = 1).
- có 320 x 10 = 3200 (hình)
- Xếp được 10 lớp (vì 1m = 10dm) và 10 hàng, mỗi hàng 10 hình.
- là chiều dài.
- là chiều rộng.
- là chiều cao.
- Ta lấy chiều dài nh ...  Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu.
2.2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1:
Gọi HS đọc bài tập 1.
Hỏi: để tính được 15% của 120, Dung đã làm thế nào?
10%, 5%, 15% của 120 có quan hệ với nhau như thế nào?
Yêu cầu HS đọc đề bài phần a.
Có thể phân tích 17,5% như thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, ghi điểm.
Hỏi: khi nhẩm được 2,5% của 240, ngoài cách tính tổng 10% + 5% + 2,5% ta còn làm cách nào nữa mà vẫn tính được 17,5% của 240?
Yêu cầu HS tự làm phần b.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm. 
Bài 2:
Gọi HS đọc đề bài.
Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu?
Tỉ số thể tích 2 hình lập phương là bao nhiêu?
Vậy tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: (HS K-G)
Gọi HS đọc đề bài và quan sát hình torng SGK.
Gợi ý: ta có thể chia hình này thành các hình nhỏ rồi tính.
Ta nên chọn cách chia thành 3 khối lập phương bằng nhau cho thuận tiện trong tính toán.
Gọi HS chũa bài.
GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của một số.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị bài giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu.
Nhận xét : 
bạn Dung đã tính 10%, 5% của 120 rồi mới tính 15% của 120.
10% gấp đôi 5%, 15% gấp ba 5% (15% = 10% + 5%).
1 HS đọc.
HS nêu: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
10% của 240 là 24.
5% của 240 là 12.
2,5% của 240 là 6.
Vậy 17,5% của 240 là 42.
Ta lấy giá trị của 2,5% nhân với 7 cũng được giá trị 17,5% của 240.
HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
Bài giải:
35% = 30% + 5% (35% = 5% x 7).
10% của 520 là 52.
30% của 520 là 156 (lấy giá trị 10% nhân với 3).
5% của 520 là 26.
Vậy 35% của 520 là 182.
1 HS đọc đề bài.
Là 64 cm3.
G
Là 3:2.
G
Là 3/2.
1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
a. Tỉ số thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 3/2. Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và bé là 3 : 2 = 1,5.
1,5 = 150%.
a. Thể tích hình lập phương lớn là:
64 x 3/2 = 96 (cm3).
 Đáp số: a. 150%, b. 96 cm3.
HS đọc đề bài và quan sát hình.
HS làm bài vào vở.
Bài giải:
Chia hình thành 3 hình lập phương thì mỗi hình được xếp bởi 8 hình lập phương nhỏ. Như vậy số hình lập phương nhỏ dùng để xếp là:
8 x 3 = 24 (lập phương nhỏ).
Diện tích của một mặt hình lập phương: 2 x 2 = 4 (cm2).
Ta nhận thấy, để sơn các mặt của hình bên thì:
Hình (1) phải sơn 5 mặt.
Hình (2) phải sơn 4 mặt.
Hình (3) phải sơn 5 mặt.
Diện tích cần phải sơn của hình bên:
(5 + 4 + 5) x 4 = 56 (cm2).
 Đáp số:
a 24 hình lập phương nhỏ.
56 cm2.
Rút kinh nghiệm 
Tuần 24 Tiết 118 Ngày dạy 
GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ
GIỚI THIỆU HÌNH CẦU
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS :
Nhận dạng được hình trụ ,hình cầu .
Biết xác định được một số vật có dạng hình trụ và hình cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu.
2.2. Giới thiệu hình trụ: 
GV giới thiệu hộp sữa, hộp chè có dạng hình trụ.
Cho HS quan sát và hỏi: các hình này có mấy mặt đáy? Các mặt đáy hình gì? Có mấy mặt bên?
Yêu cầu HS mở SGK/126 và cho biết hình nào là hình trụ.
Gọi HS đọc lại đặc điểm của hình trụ.
2.3. Giới thiệu hình cầu: 
Cho HS quan sát quả bóng, quả địa cầu và nêu: quả bóng, quả địa cầu có dạng hình cầu.
Yêu cầu HS mở SGK/126 quan sát các hình ở bài tập 2 và cho biết hình nào là hình cầu.
2.4. Thi kể các vật có dạng hình trụ, cầu:
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, tìm những đồ vật mà em biết có dạng hình trụ, hình cầu.
Kết thúc, nhóm nào nêu được nhiều đồ vật đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nêu lại đặc điểm hình trụ.
- Về xem lại bài, cbị Luyện tập chung.
Nhận xét : 
+ Hình trụ có 2 mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau.
+ Hình trụ có 1 mặt xung quanh.
HS nêu: hình A, E là hình trụ.
3 – 5 HS nêu.
HS quan sát.
HS nêu: quả bóng bàn, viên bi có dạng hình cầu; hộp chè, quả trứng gà, bánh xe đạp không phải là hình cầu.
- Lớp chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 em, ghi tên những vật có dạng hình trụ, hình cầu.
Rút kinh nghiệm:.
Tuần 24 Tiết 119 Ngày dạy 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập 1, 2 của tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu.
3.2. Luyện tập:
Bài 1: (HS K-G)
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm HS.
Bài 2a:
Gọi HS đọc đè bài toán.
Hỏi: trước tiên chúng ta phải tính được gì?
Hãy nêu cách tính Stam giác KQP.
Làm thế nào để tính tổng diện tích MKQ và KNP?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, ghi điểm. 
Bài 3:
Gọi HS đọc đề bài.
Hỏi: làm thế nào để tính được diện tích phần tô màu của hình tròn?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài Luyện tập chung.
Nhận xét :
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi nhận xét.
1 HS đọc trước lớp.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp vẽ hình và làm bài vào vở.
Bài giải:
a. Diện tích hình tam giác ABD là:
4 x 3 : 2 = 6 (cm2).
Diện tích hình tam giác BDC là:
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2).
b. Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là:
6 : 7,5 = 0,8 = 80%.
Đáp số: a. 6 cm2; 7,5cm2.
b. 80%.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Tính S tam giác KQP và tổng diện tích tam giác MKQ và KNP.
- KH x PQ : 2 (KH = 6cm;PQ=MN=12).
- Ta tính diện tích hình bình hành rồi trừ đi diện tích tam giác KQP.
Bài giải:
Diện tích hình bình hành MNPQ:
12 x 6 = 72 (cm2).
Diện tích tam giác KPQ:
12 x 6 : 2 = 36 (cm2).
Tổng diện tích hình tam giác KPQ và tam giác KNP:
72 – 36 = 36 (cm2).
Vậy diện tích hình tam giác KPQ bằng tổng diện tích hai tam giác MKQ và KNP.
1HS đọc trước lớp.
HS nêu: tính diện tích hình tròn; tính diện tích hình tam giác; lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích tam giác thì được diện tích phần tô màu.
1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Bán kính của hình tròn:
5 : 2 = 2,5 (cm).
Diện tích của hình tròn:
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2).
Diện tích tam giác ABC:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2).
Diện tích phần hình tròn được tô màu:
19,625 – 6 = 13,625 (cm2).
Đáp số: 13,625 cm2. 
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 24 Tiết 120 Ngày dạy 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu.
2.2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1a,b:
Gọi HS đọc đề bài toán.
Hỏi: hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
Khi tính được thể tích bể cá, làm thế nào để tính được thể tích nước?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm HS.
Bài 2:
Gọi HS đọc đè bài toán.
Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc tính Sxq, Stp, thể tích của hình lập phương.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, ghi điểm. 
Bài 3: (HS K-G)
Gọi HS đọc đề bài.
GV hướng dẫn: coi cạnh của hình lập phương N là a thì cạnh của hình M sẽ như thế nào đối với a?
Viết Stp của 2 hình N, M.
Vậy Stp của hình M gấp mấy lần Stp của hình N?
Viết công thức tính thể tích hình N ,M
Vậy thể tích hình M gấp mấy lần hình N?
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi Hs nhắc lại qui tắc tính Sxq, Stp, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài.
Nhận xét :
1 HS đọc trước lớp.
Sxq = chu vi mặt đáy x cao.
Thể tích: CD x CR x chiều cao.
H
Mực nước trong bể có chiều cao bằng ¾ chiều cao của bể nên thể tích nước cũng bằng ¾ thể tích của bể.
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
1m = 10dm; 50 cm = 5dm; 
Diện tích xung quanh bể cá:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2).
Diện tích kính mặt đáy bể cá:
10 x 5 = 50 (dm2).
Diện tích kính để làm bể cá:
180 + 50 = 230 (dm2).
Thể tích của bể cá:
50 x 6 = 300 (dm3).
300 dm3 = 300 lit.
thể tích nước trong bể cá:
300 x 3 : 4 = 225 (lit).
Đáp số: a. 230 m2; b. 300 dm2; c. 225 lit
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS nêu: Sxq: S một mặt x 4.
Stp: S một mặt x 6.
Thể tích: a x a x a.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Sxq của hình lập phương:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2).
Stp của hình lập phương:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2).
Thể tích của hình lập phương:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3, 375 (m3).
Đáp số: a. 9m2; b. 13,5 m2; c. 3,375 m3.
1HS đọc trước lớp.
HS nêu: sẽ gấp 3 lần, nên sẽ là a x 3.
Stp của N: a x a x 6.
Stp của M: (a x 3) x (a x 3) x 6.
= (a x a x 6) x 9.
Gấp 9 lần.
Thể tích N: a x a x a.
Thể tích M: (a x 3) x (a x 3) x (a x 3).
= (a x a x a) x 27.
Gấp 27 lần.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a x a x 6.
Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x 6.
= (a x a x 6) x 9.
Vậy Stp của hình M gấp 9 lần Stp của hình N.
Thể tích của: 
Hình N là: a x a x a.
Hình M là: : (a x 3) x (a x 3) x (a x 3).
= (a x a x a) x 27.
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN - TUAN 23 -24 M.doc