Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 33

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 33

TOÁN

Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. Mục đích yêu cầu:

 - Thuộc công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học.

 - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

 - Bài tập cần làm : Bài 2, bài 3.HSKG làm các bài còn lại.

II. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.

- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.

2. Dạy - học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta ôn tập về tính diện tích và thể tích của một số hình đã học.

2.2. Ôn tập hình dạng, công thức tính S và thể tích của HLP, H2CN.

- GV vẽ lên bảng 1 H2CN, 1 HLP Yc Hs chỉ và nêu tên của từng hình.

- Yc Hs nêu các quy tắc và công thức tính Sxq và Stp, thể tích của từng hình.

- GV nghe, viết lại các công thức lên bảng.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 33
Thứ tư, ngày 25 tháng 4 năm 2012
TOÁN
Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH 
I. Mục đích yêu cầu:
 - Thuộc công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học.
 - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
 - Bài tập cần làm : Bài 2, bài 3.HSKG làm các bài còn lại. 
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta ôn tập về tính diện tích và thể tích của một số hình đã học.
2.2. Ôn tập hình dạng, công thức tính S và thể tích của HLP, H2CN.
- GV vẽ lên bảng 1 H2CN, 1 HLP Yc Hs chỉ và nêu tên của từng hình.
- Yc Hs nêu các quy tắc và công thức tính Sxq và Stp, thể tích của từng hình.
- GV nghe, viết lại các công thức lên bảng.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
F Bài tập 1: Khuyến khích Hs KG thực hiện.
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS # làm bài vào VBT.
Bài giải
Sxq phòng học là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m2)
S cần quét vôi là: 84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)
 Đáp số : 102,5 m2
- Chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
F Bài tập 2: 
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
? Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt của hình lập phương ?
? Như vậy diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
a, Thể tích của cái hộp hình lập phương
10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b, Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy màu cần dùng bằng S toàn phần của hình lập phương và bằng :
10 x 10 x 6 = 600 (cm3)
 Đáp số : 1000 cm3, 600 cm3
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
F Bài tập 3: 
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Thể tích của bể nước là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số : 6 giờ
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà.
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2012
TOÁN
Tiết 162: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2; HSKG làm bài 3*.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài tập tiết trước
- Nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới:
F Bài tập 1: Yc Hs tính Sxq, Stp, Vhlp và Vhhcn (áp dụng trực tiếp số vào các công thức tính đã biết). Rồi ghi kết quả vào ô trống ở bài tập.
- GV treo bảng phụ
- HS đọc bài và làm bài
- GV chữa bài và cho điểm
F Bài tập 2: - Gọi HS đọc đề toán
? Để tính được chiều cao của HHCN ta có thể làm như thế nào?
- GV gợi ý để HS biết cách tính chiều cao H2CN khi biết V và Sđáy của nó (chiều cao bằng V chia cho Sđáy). 
- GV cho HS tự tính rồi chữa bài.
Bài giải:
Diện tích đáy bể là: 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể là: 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số: 1,5 m
- Nxét – Chấm bài
F Bài tập 3*: - Gọi HS đọc đề toán
- Để so sánh được Stp của hai khối lập phương ta làm thế nào?
- Hd: Trước hết tính cạnh khối gỗ. Sau đó, tính Stp của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh Stp của hai khối đó. 
GV cho HS tự giải bài toán rồi chữa bài.
Bài giải:
Stp khối nhựa hình lập phương là:
 (10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Stp của khối gỗ hình lập phương là:
 (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Stp khối nhựa gấp Stp của khối gỗ số lần là:
 600 : 150 = 4 (lần)
 Đáp số: 4 lần
- Nxét – Chấm bài
3. Củng cố dặn dò: 
- Cho Hs viết lại cụng thức tính S và V một số hình. Dặn về nhà làm các bài tập hướng dẫn thêm.
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012
TOÁN
Tiết 163: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu: Ở tiết học này, học sinh biết:
- Thực hành tính diện tích và thể tích của các hình đã học.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
 Trong tiết học này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán luyện tập về S và V của các hình đã học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
F Bài tập 1: 
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Nửa chu vi của mảnh vườn HCN là:
 160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn HCN là:
 80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn HCN là:
 50 x 30 = 1500 (m2)
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được là:
15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
 Đáp số : 2250kg
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
F Bài tập 2: 
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán. 
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- HS thực hiện chuyển đổi công thức:
Sxq = (d + r) x 2 x h
 _ h =
 Sxq
(d + r) x 2
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
60000 : 200 = 30 (cm)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
F Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, đồng thời vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình.
? Để tính được chu vi và S của mảnh đất có dạng như trên chúng ta cần biết những gì?
? Mảnh đất có dạng phức tạp nên để tính được diện tích của nó?
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà.
Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2012
TOÁN
Tiết 164: MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐÃ HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Ở tiết học này, học sinh biết:
- Một số dạng toán đã học.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng & hiệu của hai số đó.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2; HSKG BT3*.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: 
Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về một số dạng toán có lời văn đã học ở lớp 5.
2.2. Tổng hợp một số dạng toán đã học:
?Em hãy kể tên các dạng toán có lời văn đặc biệt mà em đã được học?
- GV nhắc lại tên các định dạng toán như SGK đã nêu :
1. Tìm số trung bình cộng.
2. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
4. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
5. Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
6. Bài toán về tỉ số phần trăm.
7. Bài toán về chuyển động đều.
8. Bài toán có nội dung hình học.
GV: Chúng ta sẽ lần lượt ôn tập về cách giải các bài toán trên.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
F Bài tập 1:
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- Yc nêu cách tính trung bình cộng của các số.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
F Bài tập 2:
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- Yc HS suy nghĩ, tìm cách giải bài toán, sau đó mời 1 HS khá trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
Bài giải
Nửa chu vi của HCN hay tổng chiều dài và chiều rộng HCN là: 120 : 2 = 60 (m)
Chiều rộng của mảnh đất là:(60 - 10) : 2 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh đất là: 25 + 10 = 35 (m)
S mảnh đất HCN là: 25 x 35 = 875 (m2)
 Đáp số : 875 m2
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
F Bài tập 3*: 
- GV mời HS đọc đề toán.	- GV mời HS tóm tắt bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
Bài giải
Khối kim loại 4,5cm3 cân nặng là:
22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5g
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà. 
Thứ năm, ngày 3 tháng 5 năm 2012
TOÁN
Tiết 165: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
 - Lớp làm các Bài 1, bài 2, bài 3. HSKG làm các BT4* còn lại.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi BT3
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- 1 HS lên bảng làm các bài tập HD luyện tập thêm của tiết trước
- GV chữa bài nhận xét cho điểm
 2. Dạy bài mới:
 F Bài tập 1: Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh nhắc lại dạng bài toán trong bài (Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó).
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
Bài giải
S hình tam giác BEC là:13,6 : (3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2)
S hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
S hình tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
 Đáp số: 68 cm2 
- Nhận xét – chấm điểm
 F Bài tập 2: Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh nhắc lại dạng bài toán trong bài (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó).
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
Bài giải
Số HS nam trong lớp là: 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (Hs)
Số HS nữ trong lớp là: 35 – 15 = 20 (Hs)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
 20 – 15 = 5 (Hs)
 Đáp số: 5 học sinh
- Nhận xét – chấm điểm
 F Bài tập 3: Cho HS đọc bài toán
- Hd Hs biết đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “rút về đơn vị”. 
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
Bài giải
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ số lít xăng là:
 12 : 10 x 75 = 9 (lít)
 Đáp số: 9 lít 
- Nhận xét – chấm điểm
F Bài tập 4*:
-Hd Hs Theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm học sinh lớp 5 xếp loại khá của Trường Thắng Lợi. 
-GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng Lợi là:
 100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% HS khá là 120 HS là:
Số HS khối lớp 5 của trường là:
 120 : 60 x 100 = 200 (học sinh)
Số HS giỏi là:
 200 : 100 x 25 = 50 (học sinh)
Số HS trung bình là:
 200 : 100 x 15 = 30 (học sinh)
 Đáp số: 50 Hs; 120 Hs; 30 Hs.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 33.doc