Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh (truyện cổ tích)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh (truyện cổ tích)

I. YÊU CẦU :

- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện.

- Kể lại được truyện.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án, tranh ảnh có liên quan.

- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK, kể lại được truyện .

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh (truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 05 Ngày soạn : 
 Tiết : 21-22 Ngày dạy : 
 THẠCH SANH
 (Truyện cổ tích)
Văn bản 
I. YÊU CẦU : 
- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện.
- Kể lại được truyện.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án, tranh ảnh có liên quan.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK, kể lại được truyện .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động. 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: Hãy nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và nêu ý nghĩa truyện Sọ Dừa?
- Giới thiệu về kiểu nhân vật truyện cổ tích -> Dẫn vào truyện Thạch Sanh -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Cá nhân trả lời theo yêu cầu.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. 
- Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục truyện.
I. Tìm hiểu chung: 
 Bố cục: 3 phần.
- Sự ra đời của Thạch Sanh.
- Chiến công của Thạch Sanh.
- Ý nghĩa truyện.
- Tìm hiểu nội dung truyện. 
II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
- Sự ra đời rất khác thường.
- Sống mồ côi dưới gốc đa.
- Được thần dạy võ nghệ và phép thần.
-> Thể hiện ước mơ về mẫu người dũng sĩ của nhân dân.
TIẾT 2
2. Những chiến công của Thạch Sanh:
- Thạch Sanh vượt qua nhiều thử thách (Chém chằn tinh, diệt đại bàng, vạch mặt kẻ vong ơn, đuổi quân 18 nước) là nhờ tài năng, phẩm chất.
- Phẩm chất Thạch Sanh và tính cách Lí Thông đối lập nhau:
Thạch Sanh:
- Thật thà, chất phát, vị tha.
- Dũng cảm, tài năng.
- Nhân hậu, yêu hoà bình.
Lí Thông:
- Xảo trá, nham hiểm, ích kỉ.
- Hèn nhát, bất tài.
- Đọc ác.
3. Ý nghĩa một số chi tiết thần kỳ:
- Tiếng đàn: Thể hiện công lí, tình yêu hoà bình.
- Niêu cơm thần: Tài năng, lòng nhân ái, tình yêu hoà bình của nhân dân.
- GV hướng dẫn đọc.
- GV tạm chia văn bản 4 đoạn, đọc mẫu 1 đoạn -> Gọi HS đọc 3 đoạn còn lại.
- Nhận xét cách đọc.
- Hướng dẫn HS lưu ý các chú thích 3, 6, 7, 8, 9, 12, 13 SGK.
- GV có thể cho HS xác định mở bài, thân bài, kết bài (Tích hợp TLV).
- Nhận xét chuyển ý.
Hỏi: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường, khác thường?
- Nhận xét câu trả lời HS.
- Khái quát lại nội dung cho HS ghi 1 số ý cơ bản.
Hỏi: Kể lại sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy nhằm ước mơ gì?
- Cho HS thảo luận.
- GV diễn giảng: Thạch Sanh là chàng dũng sĩ dân gian có nguồn gốc thần tiên phi thường nhưng cũng rất cụ thể, rõ ràng.
Hỏi: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách như thế nào? (Thạch Sanh đã lập những chiến công gì?).
- Yêu cầu HS liệt kê.
Hỏi: Theo em, do đâu mà Thạch Sanh vượt qua những thử thách đó?
- Cho HS thảo luận.
- Gọi HS trình bày -> nhận xét.
Hỏi: Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
- Cho HS trao đổi -> nhận xét. 
- GV liên hệ 3 SGK: Cho HS đối chiếu Thạch Sanh với tính cách Lí Thông.
- GV nhận xét, ghi nhận ý cơ bản.
Hỏi: Việc thể hiện tính cách 2 nhân vật trên thể hiện tình cảm gì của nhân dân?
- Cho HS tìm hiểu ý nghĩa 1 số chi tiết thần kì.
Hỏi: Trong những vũ khí mà Thạch Sanh dùng thì vũ khí nào mang yếu tố thần kì?
-> Liên hệ câu 4 SGK:
Hỏi: Hãy tìm ý nghĩa chi tiết thần kì: tiếng đàn và niêu cơm thần? (Khá - Giỏi).
- Cho HS thảo luận nhanh.
- GV lồng phần đọc thêm vào để làm nổi bật ý nghĩa tiếng đàn.
- Nêu câu 5 SGK. Yêu cầu HS tìm chủ đề truyện.
- Cho HS thảo luận.
- Nghe.
- 3 HS đọc diễn cảm truyện.
- Nghe.
- Đọc chú thích SGK.
- Đọc đoạn 1 SGK.
- Cá nhân phát hiện điểm khác thường và bình thường.
- Nghe – ghi.
- Thảo luận (2 HS)
-> Trình bày ý kiến.
- Nghe.
- Suy nghĩ những chiến công của Thạch Sanh 
- HS thảo luận -> trả lời: Có sức khoẻ, tài năng, việc làm chính nghĩa 
- Thảo luận (bàn).
-> Trả lời.
- Thảo luận -> rút ra nhận xét: 2 nhân vật đối lập nhau.
- Suy nghĩ trả lời: -> yêu cái thiện, ghét cái ác, xấu.
- Cá nhân phát hiện tiếng đàn, niêu cơm thần.
- Thảo luận (Tổ).
-> Ý nghĩa:
+ Tiếng đàn: Giải oan cho Thạch Sanh, tố cáo tội Lí Thông; gợi nổi nhớ quê, tình yêu con người
- Xem phần đọc thêm.
- Thảo luận trả lời.
Kết thúc truyện: thiện thắng ác, ở hiền gặp lành -> Ước mơ công lí, tư tưởng nhân đạo, tình yêu hoà bình.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ: 
 III. Tổng kết.
Ghi nhớ SGK tr. 67.
Hỏi: Truyện đã ca ngợi những chiến công nào của dũng sĩ Thạch Sanh?
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện? 
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- Cho HS xem tranh và yêu cầu miêu tả nội dung tranh, đặt tên tranh.
- Cá nhân trả lời theo ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ.
- Xem tranh, miêu tả tranh, đặt tên tranh.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
- Củng cố:
Bài tập 1. 
VD: Chọn chi tiết Thạch Sanh chém chằn tinh ở miếu hoang vì thể hiện tài năng, lòng dũng cảm, gan dạ của Thạch Sanh.
- Tên tranh: Thạch Sanh chém chằn tinh.
Bài tập 2: Kể diễn cảm truyện
- Dặn dò:
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
- Gọi 1 số HS trả lời.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS:
 + Kể đúng cốt truyện, nhân vật, sự việc.
 + Diễn đạt mạch lạc bằng lời văn của em. 
- Yêu cầu HS:
 + Nắm ghi nhớ.
 + Kể được truyện.
 + Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ.
 + Trả bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời.
- Kể diễn cảm truyện.
- Nghe, thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docb8-21-22-THACHSANH.doc