Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 30, 31: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 30, 31: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)

I. YÊU CẦU :

 Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện.

 Kể lại được truyện.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng, tranh.

- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 30, 31: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08 Ngày soạn : 
 CÂY BÚT THẦN
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
Văn bản 
 Tiết : 30-31 Ngày dạy : 
I. YÊU CẦU : 
 Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện.
 Kể lại được truyện. 
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng, tranh.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
- Hãy nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật truyện Em bé thông minh? -> Nhận xét.
- Giới thiệu về kiểu nhân vật tài năng -> Dẫn vào truyện -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời theo yêu cầu GV.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. 
- Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục.
- Tìm hiểu nội dung văn bản.
I Tìm hiểu nội dung văn bản:
1. Giới thiệu Mã Lương: 
- Mã Lương là cậu bé nghèo, mồ côi cha mẹ, tự kiếm sống.
- Em rất thông minh và thích học vẽ.
TIẾT 2
2. Nguyên nhân giúp Mã Lương vẽ giỏi: 
- Do lòng yêu thích học vẽ từ nhỏ, sự thông minh, say mê, cần cù luyện tập.
- Được thần tặng cây bút vàng vẽ ra như thật.
3. Mục đích vẽ của Mã Lương: 
- Vẽ cho người nghèo cái cày, cuốc, đèn, 
-> Phục vụ cho đời sống, sản xuất của nhân dân.
- Kẻ tham lam, độc ác (địa chủ, vua): vẽ ngựa, cung tên, biển, sóng lớn.
-> Trừng trị cái ác, thực hiện công lí xã hội.
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp.
- Nhận xét cách đọc HS.
- Yêu cầu HS lưu ý các chú thích 1, 3, 4, 7, 8, SGK.
Hỏi: Thử chia bố cục truyện và nêu ý chính từng đoạn?
- GV nhận xét và ghi ý chính các đoạn lên bảng phụ.
 + Đoạn 1: Giới thiệu Mã Lương.
 + Đoạn 2: Mã Lương vẽ cho người nghèo.
 + Đoạn 3: Mã Lương dùng bút thần chống địa chủ.
 + Đoạn 4: Mã Lương dùng bút thần chống lại vua.
 + Đoạn 5: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
- Cho HS đọc lại đoạn đầu.
Hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai? Mã Lương có hoàn cảnh sống như thế nào? Sở thích của em là gì?
- GV nhận xét, diễn giảng: 1 cậu bé có hoàn cảnh đáng thương, có khát vọng học tập.
Hỏi: Theo em, nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? Cho ví dụ?
- GV nhận xét câu trả lời HS -> Chốt lại ý chính.
- Nêu câu hỏi chuyển ý:
 Tài năng của Mã Lương là gì?
-> Ghi mục 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 SGK.
Hỏi: Theo em, nguyên nhân nào giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? 
* Gợi ý:
 + Nguyên nhân thực tế.
 + Nguyên nhân thần kì.
- Nhận xét -> Rút ra ý cơ bản.
Hỏi: Theo em, tại sao cụ già không tặng cho em bé 1 vật gì khác?
 Vậy, việc ban tặng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét câu trả lời HS -> Liên hệ đến hình ảnh “Viên phấn vàng”, “Đôi tay vàng”.
Hỏi: Tại sao khi có bút thần, Mã Lương không vẽ cho riêng mình?
- Cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, diễn giảng: Mã Lương là cậu bé nghèo nhưng không tham lam, biết vì mọi người.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Hỏi: Đối tượng vẽ của Mã Lương là ai? Em vẽ gì cho những người nghèo khổ?
-> Nhận xét.
Hỏi: Em suy nghĩ gì về những vật mà Mã Lương vẽ cho người dân? Tại sao Mã Lương không vẽ cho họ thóc, gạo?
- Cho HS (thảo luận) suy nghĩ.
- GV nhận xét, diễn giảng -> Giáo dục HS tình yêu lao động “Có làm thì mới có ăn” Mã Lương đúng là người nghị sĩ chân chính của nhân dân.
- Cho HS xem tranh và yêu cầu miêu tả nội dung tranh (Tóm tắt đoạn 3, 4).
Hỏi: Mã Lương vẽ gì cho bọn tham lam, độc ác? Vật được vẽ có tác dụng gì?
- GV nêu câu hỏi 4 SGK, tìm chi tiết thú vị và giải thích vì sao?
-> Nhận xét.
- Nghe.
- 4 HS lần lược đọc diễn cảm.
-> Lớp nhận xét.
- Cá nhân đọc chú thích 1, 3, 4, 7, 8 SGK.
- Chia bố cục và nêu ý chính từng đoạn.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Cá nhân dựa vào đoạn 1 để nêu hoàn cảnh sống và sở thích của Mã Lương.
- Nghe.
- HS phát hiện nhân vật tài năng kì lạ, VD: Thạch Sanh.
- Nghe.
- Cá nhân trả lời: Vẽ giỏi.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Cá nhân phát hiện nguyên nhân: 
 + Cây bút thần.
 + Cần cù luyện tập.
- Ghi vào tập.
- Thảo luận (2 HS).
-> Đáp ứng nhu cầu cần thiết -> Đó là phần thưởng cho công học tập.
- Nghe.
- HS thảo luận (2 HS).
- Nghe – hiểu thêm tính cách Mã Lương.
- Cá nhân đọc đoạn 2.
- Dựa vào SGK, cá nhân phát hiện và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời (HS Khá – Giỏi).
- Nghe + tiếp thu.
- Xem + miêu tả nội dung tranh.
- Cá nhân dựa vào SGK, cá nhân phát hiện vật vẽ và tác dụng của nó.
- Cá nhân tự do trình bày ý kiến.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ: 
 II. Tổng kết:
- Ghi nhớ SGK trang 85.
Hỏi: Nghệ thuật chủ yếu của truyện là gì? Nêu ý nghĩa truyện?
- Cho HS thảo luận.
- Nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS thảo luận tìm ra nghệ thuật và ý nghĩa truyện.
- Đọc ghi nhớ.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
 - Củng cố – luyện tập:
Bài tập 1:
- Kể diễn cảm truyện.
Bài tập 2:
- Truyện cổ tích: SGK trang 53.
- Các truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, 
 - Dặn dò:
- Cho HS kể lại truyện.
 + Lưu ý: Kể đúng chi tiết, trình tự, diễn cảm.
- Bài tập 2: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và liệt kê các truyện cổ tích đã học.
- Yêu cầu HS:
 + Nắm ghi nhớ.
 + Kể được truyện.
 + Làm bài tập 1, 2 sách bài tập (Bài 8 có gợi ý).
- Chuẩn bị: Ngôi kể và lời kể.
- Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
- Kể diễn cảm truyện.
- Cá nhân nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và kể tên các truyện đã học.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docc6-30-31-CAYBUTTHAN.doc