I. YÊU CẦU :
Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở Tiểu học, giúp HS nắm:
- Đặc điểm của danh từ.
- Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Tham khảo SGK, SGV, sưu tầm một số danh từ chỉ đơn vị, sự vật, thiết kế giáo án mẫu, bảng phụ.
- HS : Đọc – trả lời SGK, sưu tầm một số câu có chứa danh từ trong các truyện đã học.
Tuần : 09 Ngày soạn : Tiết : 33 Ngày dạy : DANH TỪ Tiếng Việt I. YÊU CẦU : Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở Tiểu học, giúp HS nắm: - Đặc điểm của danh từ. - Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. II. CHUẨN BỊ : - GV : Tham khảo SGK, SGV, sưu tầm một số danh từ chỉ đơn vị, sự vật, thiết kế giáo án mẫu, bảng phụ. - HS : Đọc – trả lời SGK, sưu tầm một số câu có chứa danh từ trong các truyện đã học. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu: - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – sỉ số. Hỏi: Ở Tiểu học, em đã học những từ loại nào? + Em hiểu như thế nào là Danh từ? -> GV dẫn vào bài – ghi tựa. - Báo cáo sỉ số. - Nhắc lại kiến thức cũ. - Nghe – ghi tựa. + Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ và các loại danh từ: - Tìm hiểu đặc điểm danh từ I.Đặc điểm của danh từ: Xem ví dụ SGK: - Các danh từ: con trâu, vua, làng, thúng gạo nếp. - Đặt câu : + Làng em rất đẹp. + Cha của Mị Nương là vua Hùng. + Thúng là vật dụng dùng để đựng thóc, gạo. Ghi nhớ SGK tr. 86. - Hướng dẫn phân loại danh từ. II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật: Xem ví dụ: Ba con trâu Một viên quan Ba thúng gạo Sáu tạ thóc (DT chỉ ĐV) (DT chỉ SV) Ghi nhớ SGK tr. 87. - GV treo bảng phụ (Mục 1 SGK). - GV yêu cầu: Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm trên. Hỏi: Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên có những từ nào? Từ loại gì? Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn. Hãy nêu ý nghĩa biểu thị các danh từ trên? Hỏi: Vậy danh từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát gì? Có thể kết hợp được với những từ nào? -> Rút ra ý 1, 2 ghi nhớ. - Yêu cầu HS tìm thêm một số danh từ và đặt câu với danh từ đó. Hỏi: Hãy nêu nhận xét về chức vụ cú pháp của danh từ trong câu? -> GV nhận xét, rút ra ý 3 ghi nhớ SGK. - Gọi HS đọc ghi nhớ và chốt ý cơ bản. - Cho HS xem ngữ liệu SGK (Bảng phụ) Hỏi: Nghĩa của các danh từ in đậm trên có gì khác so với danh từ đứng sau? (Gợi ý: + Từ nào dùng làm đơn vị tính đếm đo lường? + Từ nào dùng để nêu lên từng loại, từng cá thể người, vật?) - GV nhận xét câu trả lời HS -> khái quát lại vấn đề. Hỏi: Danh từ tiếng Việt chia làm mấy loại lớn và chức năng gì? -> Rút ra ý 1 ghi nhớ. Hỏi: Trong các danh từ chỉ đơn vị trên, từ nào dùng đo lường theo quy ước, từ nào chỉ đơn vị tự nhiên (hay loại từ)? - GV nêu tiếp câu 2, 3 mục II SGK (bảng phụ). -> Cho HS thảo luận. - Gọi HS trình bày -> nhận xét, chốt lại vấn đề: + Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng một từ khác thì đơn vị tính đếm đo lường sẽth ay đổi theo. + Khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên thì đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi vì không chỉ số đo, số đếm. + Đơn vị quy ước chính xác không miêu tả về lượng. Hỏi: Danh từ chỉ đơn vị quy ước chia mấy nhóm? - Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK. - Đọc bảng phụ. - Cá nhân tìm danh từ: con trâu. - Cá nhân trả lời: Ba - con trâu - ấy số lượng danh từ chỉ từ - Phát hiện danh từ và rút ra ý nghĩa biểu thị: + Vua -> người. + Làng -> khái niệm. + Trâu -> vật. - Cá nhân trả lời mục 1, 2 ghi nhớ SGK. - Tìm danh từ và đặt câu (Mỗi nhóm đặt 1 câu). - Cá nhân trả lời mục 3 ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ SGK. - Đọc bảng phụ. - Cá nhân trả lời: + Con, viên, thúng, tạ -> chỉ đơn vị. + Trâu, quan, gạo, thóc -> chỉ sự vật. - Cá nhân phát hiện 2 loại và chức năng. - Phát hiện 2 nhóm từ chỉ đơn vị. - Đọc bảng phụ. Thảo luận nhóm (tổ) -> nhận xét. - Nghe – hiểu. - HS phân biệt 2 nhóm danh từ chỉ đơn vị quy ước. - Đọc ghi nhớ. + Hoạt động 3: Hướng dẫn Luyện tập: Bài tập 1: Một số danh từ chỉ sự vật: lợn, gà, bàn, Bài tập 2: Liệt kê các loại từ: a/ Đứng trước danh từ chỉ người Ngài, viên, người, em, b/ Đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quyển, quả, pho, tờ, Bài tập 3: Liệt kê các danh từ: a/ Chỉ đơn vị quy ước chính xát: Tạ, tấn, ki – lô – mét. b/ Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Hũ, bó, vốc, gang Bài tập 4: Chính tả: Viết đúng các chữ s /x, d/v các vần : ăc / ăt, uông/ương Bài tập 5: Tìm danh từ: - Chỉ đơn vị: em, que, con, bức, - Chỉ sự vật: Mã Lương, cha, mẹ, củi, cỏ, chim, Bài tập 1: Cho HS liệt kê một số danh từ và đặt một câu có danh từ đó. -> GV nhận xét. - Gọi HS đọc và nắm yêu cầu bài tập 2. -> Nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. -> GV nhận xét. - Đọc -> yêu cầu HS viết -> sửa lỗi sai -> hướng khắc phục. - Yêu cầu HS tìm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn chính tả trên. - Gọi 2 HS lên bảng. -> Nhận xét, sửa chữa. - Cá nhân liệt kê danh từ và đặt câu. - Đọc, nắm yêu cầu bài tập 2. - 2 HS lên bảng liệt kê -> lớp nhận xét. - Đọc + nắm yêu cầu bài tập 3. - 2 HS lên bảng -> lớp nhận xét. - Viết chính tả. - Đọc + xác định yêu cầu. - 2 HS lên bảng -> lớp nhận xét. + Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - Củng cố: - Dặn dò: - GV củng cố nội dung bằng sơ đồ: Gọi HS lên bảng điền vào sơ đồ (Bảng phụ). - Yêu cầu HS : Thuộc 2 ghi nhớ, làm bài tập 5, 6, 7 sách bài tập trang 33. Chuẩn bị: Thứ tự kể trong văn tự sự (đọc tìm hiểu theo gợi ý). Trả bài : Ngôi kể lời kể trong văn tự sự. - Dựa vào ghi nhớ điền vào sơ đồ. - Thực hiện theo yêu cầu GV.
Tài liệu đính kèm: