Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 61: Cụm động từ

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 61: Cụm động từ

I. YÊU CẦU :

Giúp HS hiểu cụm động từ là gì? Cấu tạo cụm động từ.

Biết sử dụng cụm động từ thích hợp.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo SGK, SGV, thiết kế giáo án, bảng phụ.

- HS : Đọc – trả lời SGK

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 61: Cụm động từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Ngày soạn : 15/12/2005 
 CỤM ĐỘNG TỪ
Tiếng Việt 
 Tiết : 61 Ngày dạy : 28/12/ 2005 
I. YÊU CẦU : 
Giúp HS hiểu cụm động từ là gì? Cấu tạo cụm động từ.
Biết sử dụng cụm động từ thích hợp.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo SGK, SGV, thiết kế giáo án, bảng phụ.
- HS : Đọc – trả lời SGK
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu: (5phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
 - Ổn định nề nếp – sỉ số.
 - Hỏi: Nêu đặc điểm của động từ..
 Các loại động từ chính trong tiếng Việt? Cho ví dụ.
 - Dựa vào đặc điểm của động từø -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe – ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cụm động từ. (15 phút)
 I. Cụm động từ là gì?
 1.Khái niệm:
 Là một loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành.
 Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
 2.Hoạt động trong câu:
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
3.Cấu tạo cụm động từ: 
 Gồm 3 phần:
+Phần phụ trước: bổ sung cho động từ các ý nghĩa thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định hoặc phủ định.
+Phần trung tâm: Động từ.
+Phần phụ sau: chỉ đối tượng địa điểm thời gian của hành động.
- Gọi HS đọc VD ở phần 1.
Hỏi: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào ?
Hỏi: Từ “đi”, “ra” thuộc từ loại gì?
- GV gợi ý: Một tổ hợp từ gồm động từ + các từ ngữ phụ thuộc nó -> Cụm động từ.
Hỏi: Vậy cụm động từ là gì ?
Hỏi: Thử bỏ các từ ngữ in đậm ở các ví dụ trên được không?
Hỏi: Vậy phụ ngữ có vai trò gì trong cụm động từ?
- Hỏi : Tìm một cụm động từ, đặt câu, tìm hoạt động trong câu của cụm động từ so với động từ?
- GV đánh giá, chốt lại nội dung.
Hỏi: Vẽ mô hình cấu tạo cụm động từ đã dẫn ở phần 1?
Từ đó, hãy cho biết cấu tạo của cụm động từ? Nêu ý nghĩa của phần phụ trước, phụ sau?
- GV chốt lại nội dung phần ghi nhớ.
- Đọc .
- HS trả lời cá nhân. 
-HS trả lời cá nhân: động từ.
- HS trả lời cá nhân: phần bài học SGK.
- Nhận xét vai trò phụ ngữ.
- HS tìm cụm động từ -> rút ra hoạt động trong câu của cụm động từ.
-HS lên vẽ mô hình.
-HS trả lời cá nhân: (ghi nhớ SGK)
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn Luyện tập: (20 phút)
Bài tập 1, 2: Xác định mô hình cụm động từ SGK.
PT
TT
PS
Còn đang
Đùa nghịch
Ơû sau nhà.
Yêu thương
Mị Nương
Muốn kén
Cho con
Bài tập 3:.
 Phụ ngữ “chưa” và “không” đều mang ý nghĩa phủ định.
+Chưa: phủ định tương đối.
+Không: phủ định tuyệt đối.
Gọi HS đọc bài tập 1, 2.
Yêu cầu HS tìm cụm động từ và vẽ mô hình.
-> GV nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3.
Cho HS thảo luận.
-> GV nhận xét, sửa chữa.
- Đọc yêu cầu BT1, 2.
- 1 HS xác địh yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng trình bày các phần.
-> Lớp nhận xét.
- Đọc, nắm yêu cầu bài tập 3.
- HS thảo luận.
- Nghe.
+ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (5 phút) 
- Củng cố:
- Dặn dò:
Hỏi: Thế nào là cụm động từ? Nêu mô hình cấu tạo cụm động từ?
-> Nhận xét, chốt lại kiến thức về cụm động từ.
- Yêu cầu HS : Thuộc bài. 
Chuẩn bị: Mẹ hiền dạy con.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.
DUYỆT
Ngày 16tháng 12..năm 2005

Tài liệu đính kèm:

  • docg4-61-CUMDONGTU.doc