Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 83, 84: Luyện nói về quan sát,tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 83, 84: Luyện nói về quan sát,tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Giúp HS biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.

Củng cố kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, , thiết kế giáo án.

 - HS : Lập dàn ý theo gợi ý SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động

- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV nêu vai trò tiết luyện nói -> dẫn vào bài -> ghi tựa.

- Báo cáo sỉ số.

- Nghe, ghi tựa. + Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu. (5 phút)

 - Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ.

 - Giới thiệu bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 83, 84: Luyện nói về quan sát,tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23 Ngày soạn : 
 Tiết : 83 - 84 Ngày dạy : 
 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
Tập làm văn 
I. YÊU CẦU : 
Giúp HS biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.
Củng cố kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, , thiết kế giáo án.
 - HS : Lập dàn ý theo gợi ý SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu vai trò tiết luyện nói -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu. (5 phút)
 - Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- GV lưu ý HS : lập dàn ý (không viết thành văn), diễn đạt ý mạch lạc.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị một bài tập.
 -Cho thảo luận dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
-Gọi đại diện nhóm trình bày dàn ý -> nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý HS: BT 1 tập trung vào 2 yêu cầu:
+ Người nói phải nêu được nhận xét của mình về 2 nhân vật.
+ Miêu tả lại hình ảnh nhân vật qua tưởng tượng.
- Lưu ý HS BT 2: chú ý làm nổi bật đặc điểm của người được miêu tả bằng hình ảnh so sánh, nhận xét.
- Bài tập 3 : lập dàn ý bài văn miêu tả đêm trăng theo yêu cầu gợi ý SGK.
-Bài tập 4: Lưu ý HS lập dàn ý về cảnh bình minh trên biển, trong đó tập trung vào yếu tố so sánh, tưởng tượng.
- Nghe.
- Nhóm, tổ thảo luận dàn ý theo yêu cầu.
-> Đại diện nhóm lần lượt trình bày – lớp nhận xét.
- Nghe.
- Nghe.
- Nghe- lập dàn ý.
- Nghe – quan sát, tưởng tượng, so sánh.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn cách luyện nói. (40 phút)
1.Lập dàn ý:
 Bài tập 1:
 a. Nhận xét Kiều Phương:
 -Hồn nhiên hiếu động.
 -Có đầu óc sáng tạo, không khoe khoang, có tài hội hoạ.
 -Tấm lòng trong sáng nhân hậu.
* Hình ảnh Kiều Phương theo tưởng tượng:
 - Xinh xắn, dễ thương.
 - Tóc tết thành hai bím.
- Mặt đầy vết nhọ của màu vẽ.
- Bộ đồ giản dị, cầm bút say sưa vẽ tranh.
* Nhân vật người anh:
 -Lúc đầu:xem thường em gái.
 - Khi phát hiện tài năng của em: xa cách, hay cáu gắt vì ghen tị, đố kị.
- Cuối cùng: xấu hổ, hối hận.
Bài tập 2: (Tả người)
 + Mở bài: Giới thiệu về người mình tả(em gái).
 + Thân bài : Nêu đặc điểm của người đó (em gái) :
- Hình dáng : 
 * Đôi mắt đen tinh nghịch.
 * Má căng tròn.
 * Đôi môi hồng đỏ.
 * Răng trắng đều như hạt bắp non.
- Sở thích : xem hoạt hình, chơi trò nấu ăn.
- Việc làm : thích được giúp mọi người làm việc, phá phách, 
 + Kết bài : nêu nhận xét chung và tình cảm của em đối với người đó (em gái).
Bài tập 3 : ( Tả cảnh )
 + Mở bài : giới thiệu cảnh được tả : Trăng rằm, sáng đẹp.
 + Thân bài : Tả đặc điểm tiêu biểu.
- Bầu trời trong trẽo và dường như xa hơn, rộng hơn, hàng triệu vì sao lấp lánh.
- Trăng mọc sớm và khá tròn.
- Đêm của làng quê thật yên ả, thanh bình.
+Cây cối rung rinh trong gió, lấp lánh dưới ánh trăng.
+Nhà cửa như đã ngủ yên.
+Con đường làng toả ánh trăng vàng-> thơ mộng.
+Những em nhỏ chơi trò trốn tìm.
- Càng về khuya trăng càng lên cao, cảnh càng huyền diệu.
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng quê hương.
Bài tập 4: Quang cảnh một buổi sáng trên biển.
 - Mặt trời như chui từ dưới nước lên (đang đội biển).
 - Bầu trời trong trẻo, sáng sủa, mát mẻ như gương mặt của bé sau giấc ngủ ngon.
- Chân trời đằng đông ửng lên một vầng sáng màu hồng.
- Biển thức giấc và bắt đầu nổi sóng.
-Bãi cát vàng lấp lánh trong nắng sớm.
-Những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi trong không gian náo nức của một ngày mới.
- Bước 1: GV cho HS thảo luận về cách diễn đạt (10 phút).
- Bước 2 : Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp -> GV nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày một nội dung nào đó để nhiều HS được luyện tập.
- Bước 4: GV nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm về cách diễn đạt.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- Cá nhân diễn đạt một nội dung cụ thể.
-> lớp nhận xét.
+ Hoạt động 3: Thực hành luện nói. .(35 phút)
 - GV tổng kết bài học, đánh giá, nhận xét chung về tiết luyện nói (ưu - khuyết)
-Yêu cầu HS:
 + Tự luyện nói theo dàn ý
 + Chuẩn bị: Vượt thác.
 + Trả : Bức tranh của em gái tôi.
- Nghe (phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót).
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
+ Hoạt động 4: Củng cố (Luyện tập) – dặn dò. (10 phút)
-Củng cố:
- Dặn dò:
DUYỆT
Ngày tháng ..năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • doca8-83-84-LUYENNOIVEQUANSATTUONGTUONGSOSANH......doc