Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 89, 90: Buổi học cuối cùng

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 89, 90: Buổi học cuối cùng

I. YÊU CẦU :

 - Nắm được nhân vật, cốt truyện, tư tưởng của truyện: thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

 - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.

- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút)

 - Ổn định lớp.

 - Kiểm tra bài cũ.

 - Giới thiệu bài mới.

- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.

Hỏi : Cảnh thiên nhiên ven sông Thu Bồn được miêu tả như thế nào ?

Hỏi : Hình ảnh Dượng Hương Thư trong cảh Vượt thác được miêu tả như thế nào ?

- GV giới thiệu bài mới.

- Báo cáo sỉ số.

- HS trả lời cá nhân.

- Nghe, ghi tựa bài.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết học 89, 90: Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23 Ngày soạn : 15/02/2006 
 Tiết : 89-90 Ngày dạy : 20/02/2006 
 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
Văn bản 
I. YÊU CẦU : 
 - Nắm được nhân vật, cốt truyện, tư tưởng của truyện: thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
 - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động. 
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.
- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi : Cảnh thiên nhiên ven sông Thu Bồn được miêu tả như thế nào ?
Hỏi : Hình ảnh Dượng Hương Thư trong cảh Vượt thác được miêu tả như thế nào ?
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Phân tích văn bản.(30 phút)
 - Hướng dẫn tìm hiểu chú thích, tìm hiểu văn bản.
I. Giới thiệu chung: 
 1. Tác giả:
- An – phông – xơ Đô – đê (1840 - 1897) là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng. 
2. Tác phẩm :
 - Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp học thầy Ha – men tại một trường làng trong vùng An – dát trong thời kì chiến tranh Pháp – Phổ.
II. Phân tích :
 1. Nhân vật Phrăng : 
 - Định chốn học rong chơi nhưng đã cưỡng lại được và vội vã đến trường.
 - Ngạc nhiên trước quang cảnh yên tĩnh và trang nghiêm của lớp học.
 - Choáng váng, sững sờ khi biết đây là buổi học cuối cùng; nuối tiếc, ân hận, xấu hổ vì trước kia lười nhác học tập.
 - Hiều được lời khuyên của thầy, hiểu được ý nghĩa của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau dồi, học tập.
-> Phrăng hồn nhiên, yêu tiếng dân tộc, yêu nước.
(Hết tiết 1)
2. Nhân vật thầy Ha – men : 
 - Trang phục : Mặc chiếc áo Giơ – đanh – gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn, đội chiếc mũ bằng lụa đen.
 - Thái độ : dịu dàng, không trách mắng, không trừng phạt học sinh.
 - Lời nói : Tiếng Pháp “đó là  lao tù”.
 - Hành động, cử chỉ : Người tái nhợt, không nói hết câu, dồn sức mạnh viết lên bảng “Nước Pháp muôn năm”, đầu dựa vào tường, giơ tay ra hiệu cho HS.
=> Thầy Ha – men yêu nghề, yêu tiếng dân tộc, yêu nước, tự hào về tiếng nói dân tộc
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
- Cho HS đọc chú thích dấu sao
Hỏi : Hãy cho biết vài nét về tác giả ?
Hỏi : Truyện kể về ai ? Về việc gì ? Xảy ra trong thời gian nào, địa điểm nào ?
- GV hướng dẫn HS đọc, chú ý nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng, ở cuối nhịp dồn dập.
Hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai ?
Hỏi: Truyện kể theo ngôi thứ mấy ?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục truyện.
Hỏi: Tâm trạng của nhân vật Phrăng trước buổi học như thế nào?
Hỏi: Khi vào lớp, không khí của lớp học có gì khác thường? Tâm trạng Phrăng như thế nào trước quang cảnh yên tĩnh và trang nghiêm khác thường ấy?
Hỏi: Khi thầy Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp thì ý nghĩ và tâm trạng Phrăng ra sao?
- Cho HS xem đoạn “Phrăng .lao tù” và đoạn “Tuy nhiên cuối cùng này”.
Hỏi: Chứng kiến cảnh các cụ già đến dự buổi học và những lời nhắc nhỡ của thầy trong buổi học cuối cùng, tâm trạng Phrăng biến đổi như thế nào?
Hỏi: Qua các chi tiết trên, em có nhận xét gì về chú bé Phrăng?
- GV nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Nhân vật thầy Ha-men được miêu tả như thế nào về trang phục?
Hỏi: Với cách ăn mặt của thầy, em có nhận xét gì về buổi học hôm đó?
Hỏi: Thái độ của thầy đối với HS ra sao?
Hỏi: Thầy có những lời nói gì về tiếng Pháp đối với HS và đối với dân làng? Em hiểu gì về những lời nói đó?
Hỏi: Hành động của thầy khi kết thúc buổi học ra sao?
Hỏi: Qua những chi tiết trên, gợi cho em hình dung một người thầy như thế nào?
(GV tổng hợp, đánh giá).
Hỏi: Ngoài hai nhân vật chính, các nhân vật phụ cũng thể hiện lòng yêu nước. Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó.
-HS đọc chú thích.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- Đọc theo hướng dẫn..
- TL: Thầy Ha-men và chú bé Phrăng.
- HS trả lời cá nhân: ngôi thứ nhất.
- Chia 3 đoạn.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: im lặng.
- HS trả lời cá nhân: ngạc nhiên.
-HS trả lời cá nhân. .
- Xem lại.
- Thảo luận 2 em.
-HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.
- HS trả lời cá nhân. 
-HS trả lời cá nhân: rất quan trọng.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: muốn cho mọi người yêu tiếng mẹ đẻ, sức mạnh của tiếng nói dân tộc.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- Các cụ già cũng đến tham dự buổi học đánh vần như các em nhỏ.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (5 phút)
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK / 55
- Hỏi Em cảm nhận ý nghĩa sâu sắc nào qua truyện “Buổi học cuối cùng”?
 Em hãy cho biết về nghệ thuật của truyện?
- GV nhận xét, chốt lại ý cơ bản..
-> Rút ra ghi nhớ SGK
- Cho HS đọc lại ghi nhớ.
- Thảo luận nhanh tìm ý nghĩa và nghệ thuật truyện.
- Đọc ghi nhớ SGK.
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) 
- Củng cố:
- Dặn dò:
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
- Cho HS kể tóm tắt câu chuyện.
 - Yêu cầu HS :
 + Học bài.
 + Chuẩn bị : Nhân hoá..
- Đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu GV

Tài liệu đính kèm:

  • docb4-89-90-BUOIHOCCUOICUNG..doc