Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33

TIẾT 161-162. VĂN HỌC.

BẮC SƠN

(TRÍCH HỒI BỐN)

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và có tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phái cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

 -Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.

 -Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.

 * CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

* Hoạt động 1

(KHỞI ĐỘNG).

-Ổn định lớp:

-Kiểm tra bài cũ:

-Giới thiệu bài:

-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.

-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

-Ở các lớp dưới, các em đã được học một số vở kịch, chèo – một trong nhữg hình thức sân khấu. Hôm nay, chúng ta sẽ được học một tác phẩm kịch nói hiện đại của Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

-Lớp trưởng báo cáo.

-Tổ trưởng báo cáo.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Ngày soạn: 14/4/2008
Ngày dạy: 21/4/2008
BÀI 32
TIẾT 161-162. VĂN HỌC.
BẮC SƠN
(TRÍCH HỒI BỐN)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và có tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phái cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
 -Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
 -Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói. 
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Ở các lớp dưới, các em đã được học một số vở kịch, chèo – một trong nhữg hình thức sân khấu. Hôm nay, chúng ta sẽ được học một tác phẩm kịch nói hiện đại của Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo. 
* Hoạt động 2 
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung: 
1.Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) SGK.
2.Thể loại:
-Kịch: là một trong ba loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch). Kịch thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
-Phương thức biểu hiện:
+Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại).
+Bằng cử chỉ hành động nhân vật.
-Các thể loại trong kịch:
+Ca kịch (chèo, tuồng, ).
+Kịch thơ.
+Kịch nói (bi kịch, hài kịch, chính kịch).
-Cấu trúc của kịch:
+Hồi.
+Lớp (cảnh).
HẾT TIẾT 161.
II.Phân tích văn bản:
1.Nhân vật Thơm:
-Hoàn cảnh:
+Cha, em: hy sinh.
+Mẹ: bỏ đi.
-Cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc,  ).
-Thái độ với chồng:
+Băn khoăn.
+Nghi ngờ chồng làm Việt gian.
-Hành động:
+Che dấu Thái và Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình.
+Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ hai chiến sĩ cách mạng.
Þ Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng: Cách mạng sống giữa lòng dân, không thể bị tiêu diệt.
2.Nhân vật Ngọc:
-Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài ® làm tai sai cho giặc (Việt gian).
Þ Tên việt gian bán nước, đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
3.Nhận vật Thái Cửu:
-Thái: bình tĩnh, sáng suốt.
-Cửu: hăng hái, nóng nảy.
Þ Những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành với tổ quốc, cách mạng, đất nước.
-Gọi HS đọc chú thích *.
-Gọi HS đọc chú thích * *
-Hỏi: Em hiểu gì về thể loại kịch? Phương thức thể hiện của kịch là gì?
-Gọi HS đọc phần tóm tắt SGK.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc theo phân vai, đúng tâm lí, hành động của nhân vật. Gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Hỏi: Ai là nhân vật chính?
-Hỏi: Hãy chỉ ra tình huống bất ngờ mà tác giả xây dựng trong các lớp kịch?
-Hỏi: Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể xung đột và phát triển hành động của kịch?
* Chuyển ý: Tiết tới, chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích về nhân vật Thơm.
-Hỏi: Thơm xuất thân trong hoàn cảnh như thế nào?
-Gọi HS đọc thầm đoạn đối thoại giữa Thơm và Ngọc (Thôi, tôi van anh thằng sáng  cười ngắm vợ – già nhỉ).
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc sống của Thơm?
-Hỏi: Qua lời đối thoại giữa Thơm với Ngọc, em có suy nghĩ gì về thái độ của Thơm đồi với Ngọc?
-Hỏi: Thơm đã có những hành động gì?
-Hỏi: Qua hành động của nhân vật Thơm tác giả muốn khẳng định điều gì về nhân vật Thơm và về phía cuộc đấu tranh cách mạng? (HĐ nhóm 2 bàn).
* Chuyển ý: Còn Ngọc là người thế nào, ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-Hỏi: Ngọc là một người có những bản chất gì?
-Hỏi: Hãy nêu đánh giá chung của em về nhân vật Ngọc?
-GV thuyết giảng: Bản chất Việt gian của Ngọc càng thể hiện rõ khi hắn ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẫn trốn trong vùng đặc biệt là Thái và Cửu, những gì mà Ngọc cố che dấu thì càng được thể hiện rõ hơn. Đến đây thì ta sẽ thấy rõ sự chiêù chuộng vợ của Ngọc là có ý đồ che dấu bản chất và hành động đối với Thơm.
* Chuyển ý: Trước sự truy lùng của Ngọc, số phận của Thái và Cửu ra sao? Liệu phong trào cách mạng có tiếp tục không? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.
-Hỏi: Những nét nổi bật trong con người của Thái và Cửu là gì?
-Hỏi: Qua những hình ảnh, con người của Thái và Cửu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Em học được điều gì ở hai nhân vật này?
(GV giáo dục về nhân cách làm người).
* Chuyển ý: Để thấy được bài học mà văn bản đã mang đến cho con người, chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời: Nhân vật Thơm.
-Trả lời: Thái Cửu đang chạy trốn trước sự truy lùng của Ngọc, lại chạy đúng ngay vào nhà của Thơm (vợ của Ngọc).
-Trả lời: Buột Thơm phải có thái độ chuyển biến đứng về phía cách mạng.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Nghe.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết: 
-Sự xung đột cơ bản giữa cách mạng và kẻ thù.
-Sự chuyển biến thái độ của nhân vật: từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
-Thành công trong tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật.
-Hỏi: nêu nét chính về nội dung của văn bản?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng?
* Luyện tập: 
-Gọi HS đọc BT1, về nhà thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Qua văn bản, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân?
-Học bài. Chuẩn bị “Tổng kết phần tập làm văn). (soạn các câu hỏi ôn tập tr 169 ® 172 SGK).
-Trả lời: Lòng yêu nước, yêu dân tộc, căm ghét những kẻ cướp nước, bán nước, ).
TIẾT 163-164. TẬP LÀM VĂN
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Oân lạiđể nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và phân biệt sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
 -Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.
 -Biết đọc các kiểu văn bản – theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc, chuẩn bị trước theo như SGK.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 
 (KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
 -Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 -Giới thiệu bài: Ở các lớp dưới và trong chương rtình lớp 9, các em đã được học đủ các kiểu văn bản và thể loại văn học. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại để nắm vững, phân biệt và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài. 
* Hoạt động 2 
 (ÔN TẬP) 
 @ Gọi HS đọc các câu hỏi ở SGK. Xác định yêu cầu, thực hiện. HS bổ sung để ghi nhận vào vở.
I.Các kiểu văn bản:
 1.Sự khác biệt của các kiểu văn bản:
 -Tự sự: Trình bày sự việc.
 -Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng.
 -Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
 -Nghị luận: Bày tỏ quan điểm.
 -Điều hành: Thủ tục hành chính.
 -Biểu cảm: cảm xúc.
 2. Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau.
 3. Một số văn bản có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.(HS cho ví dụ).
 4. (HS nêu ý kiến, không cần ghi vào vở).
 5.So sánh văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự:
 -Giống: kể sự việc.
 -Khác: Văn bản tự sự xét về hình thức phương thức; thể loại tự sự thì đa dạng (truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch).
 6.Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình:
 -Giống: chứa đựng nhiều cảm xúc ® tình cảm chủ đạo. Khác: Văn bản biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi); tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ).
 7.tác phẩm nghị luận cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. (HS giải thích vì sao).
HẾT TIẾT 163.
II.Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn:
 1.Văn (đọc hiểu văn bản ) và tập làm văn có mối quan hệ với nhau:
 -Mô phỏng.
 -Học phương pháp kết cấu.
 -Học cách diễn đạt.
 -Gợi ý sáng tạo.
Þ Đọc nhiều để học cách viết tốt; không đọc, ít đọc thì viết không tốt, không hay.
 2.Mối quan hệ giữa phần tiếng Việt – văn – tập làm văn:
 -Biết nhiều về tiếng Việt thì cảm thụ văn học tốt hơn, làm văn hay, viết câu, diễn đạt tốt.
 3. (GV khơi gợi HS nêu ý kiến, không cần ghi vào vở).
III.Các kiểu văn bản trọng tâm:
 Dựa vào các câu hỏi ở SGK, GV ôn tập cho HS ba kiểu văn bản trọng tâm.
 1.Văn bản thuyết minh.
 2.Văn bản tự sự.
 3.Văn bản nghị luận.
* Hoạt động 3 
 (DẶN DÒ)
 -Về xem lại bài.
 -Chuẩn bị “Tôi và chúng ta”. 
 ...  sát cuộc sống, biến động của mọi thời đại, thời kỳ: đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, đế quốc; ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí, lòng yêu nước, lao động, thiên nhiên,tình bạn bè, tình yêu, vợ chồng, mẹ cha; 
 II.Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam: (chủ yếu là văn học viết)
 1.Từ thể kỷ X đến thế kỷ XIX:
 Là thời kỳ văn học trung đại trong điều kiện xã hội phong kiến suốt 10 thế kỷ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ.
 -Văn học yêu nước chống xâm lược (Lý – Trần – Lê – Nguyễn): các tác giả Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.
 -Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc: Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, 
 2.Từ đầu thế kỷ XX đến 1945:
 -Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ: Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Aùi Quốc, 
 -Sau 1930: xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạng (Nhớ rừng), văn học hiện thực (Tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú).
 3.Từ 1945 đến 1975: 
 -Kháng chiến chống Pháp (Đồng chí, Đên nay Bác không ngủ, Cảnh khuya, ).
 -Kháng chiến chống Mỹ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, ).
 -Cuộc sống lao động (Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác, ).
 4.Từ sau 1975:
 -Viết về chiến tranh, hồi ức, kỷ niệm.
 -Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước, đổi mới.
 III.Mấy nét đậc sắc nổi bật của văn học Việt Nam:
 1.Tư tưởng yêu nước.
 2.Tinh thần nhân đạo.
 3.Sức sống bền bĩ và tinh thần lạc quan.
 4.Tính thẩm mỹ.
B.Sơ lược một số thể loại văn học:
 I.Một số thể loại văn học dân gian:
 -Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
 -Trữ tình dân gian: ca dao – dân ca.
 -Sân khấu dân gian: chèo, tuồng.
 (tục ngữ là một dạng đặc biệt của nghị luận: đúc kết các kinh nghiệm, quan niệm về thiên nhiên, con người, xã hội, lao động sản xuất).
 II.Một số thể loại văn học trung đại:
 1.Các thể thơ:
 -Có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: cổ phong, Đường luật.
 -Có nguồn gốc dân gian: lục bát, song thất lục bát.
 2.Các thể truyện ký:
 -Truyền kỳ mạn lục, Thượng kinh kí sự, Hoàng Lê nhất thống chí, 
 3.Truyện thơ Nôm: 
 Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, 
 4.Một thể văn nghị luận:
 Hịch, cáo, chiếu.
 III.Một số thể loại văn học hiện đại:
 -Truyện ngắn, thơ mới, tuỳ bút, 
 -Đề tài mở rộng phong phú.
* Hoạt động 3 
 (DẶN DÒ)
 -Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
 -Về xem lại bài.
 -Chuẩn bị “Ôn tập để chuẩn thi học Kỳ II”. 
TIẾT 169-170.
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ II
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK ngữ văn 9, chủ yếu là tập 2.
 -Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. 
*NỘI DUNG ĐỀ:
(Phòng Giáo dục ra đề)
Đề ở sổ chấm trả bài. Tiết trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ II ( tiết 175)
Ký duyệt
TUẦN 35
Ngày soạn: 28/4/2008
Ngày dạy: 05/5/2008
TIẾT 171-172. TẬP LÀM VĂN.
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 -Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cần phải viết thư, điện chúc mừng tới người thân, bạn bè những khi mình bận việc không đến được mà vẫn bảo đảm biểu thị được đầy đủ, trọn vẹn nội dung chúc mừng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về việc viết thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo. 
* Hoạt động 2 
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
II.Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
-Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
-Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
HẾT TIẾT 171
-Gọi HS đọc 4 tình huống ở BT1 (I).
-Gọi HS đọc câu 2 a, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọccâu 2 b, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Cho biết mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
* Chuyển ý: Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cách viết thư (điện) chúc mừg và thăm hỏi.
-Gọi HS đọc BT 1, 2 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần. 
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để viết một thư (điện) chúc mừng được tốt hơn.
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời: câu a, b (chúc mừng); câu c, d (thăm hỏi).
-HS đọc. Trả lời: (nêu ý kiến cá nhân).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: (nhiều HS nêu ý kiến để rút ra kết luận chung như nội dung ghi).
* Hoạt động 3 
(LUYỆN TẬP)
III.Luyện tập:
1.(cho HS ghi một bức điện đúng yêu cầu vào vở).
2.Các tình huống phù hợp:
a.Điện chúc mừng.
b.Điện chúc mừng.
c.Điện thăm hỏi.
d.Thư (điện) chúc mùng.
e.Thư (điện) chúc mừng.
-Gọi HS đọc thầm BT 1.Xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 3 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 3 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Gọi HS đọc BT3, về nhà thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra văn” (nghiên cứu lại đề bài).
-HS đọc.
TIẾT 173. VĂN HỌC.
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Ôn lại, khắc sâu một số kiến thức về văn học đã học (về truyện).
 -Thấy được những sai sót trong quá trình làm bài để có hướng khắc phục, học tốt hơn.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài.
 -GV: Chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 -Gọi HS nêu lại câu hỏi.
 -Gọi HS thảo luận, nêu ý kiến để bổ sung đáp án (sổ chấm trả bài).
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của HS: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS). Có thể đọc một vài bài hoặc vài đoạn hay trong bài làm của HS.
 -GV kết luận chung về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
 * Hoạt động 3 ( DẶN DÒ)
 -Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra tiếng Việt” (về ngiên cứu lại đề bài).
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 174. TIẾNG VIỆT.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Ôn lại, khắc sâu một số kiến thức về tiếng Việt.
 -Thấy được những sai sót trong quá trình làm bài để có hướng khắc phục, học tốt hơn.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài.
 -GV: Chọn trước bài làm của HS để minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 -Gọi HS nêu lại câu hỏi, bài tập.
 -Gọi HS thảo luận, nêu ý kiến để bổ sung đáp án (sổ chấm trả bài).
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của HS: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS).
 -GV kết luận chung về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
 * Hoạt động 3 ( DẶN DÒ)
 -Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ II” (về ngiên cứu lại đề bài).
TIẾT 175.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS ôn lại các kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa. 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài.
 -GV:Chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 Bước 1: Sửa phần lí thuyết:
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án cho phần lí thuyết.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án (theo đáp án của sở giáo dục).
 Bước 2: Sửa phần tự luận:
 -Gọi HS nêu lại đề bài tự luận.
 -Gọi HS thảo luận, nêu ý kiến để bổ sung đáp án cho phần tự luận (theo đáp án của sở giáo dục).
 -HS tự đánh giá bài làm của mình (so với đáp án vừa nêu), tìm ra ưu, khuyết điểm.
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của HS: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS). Có thể đọc một vài bài hoặc vài đoạn hay trong bài làm của HS.
 -GV kết luận chung về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
 * Hoạt động 3 ( DẶN DÒ)
 -Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “Ôn tập thêm trong hè” (xem lại các kiến thức, bài tập phần tiếng Việt; văn bản (tác giả, nội dung, nghệ thuật); các kiểu tập làm văn đã học).
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doc24 V9.doc