Giáo án ôn hè lớp 5 - Tuần 2

Giáo án ôn hè lớp 5 - Tuần 2

A. Mục tiêu:

 - Giúp hs ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ,., giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.

B.Đồ dùng:

- SGK, Sách ôn tập hè

C. Các hoạt động dạy học.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn hè lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 10 tháng 7 năm 2012
Toán
Ôn tập về bốn phép tính với số tự nhiên.
A. Mục tiêu: 	
	- Giúp hs ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ,..., giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
B.Đồ dùng:
- SGK, Sách ôn tập hè
C. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9? Lấy ví dụ minh hoạ?
- 3,4 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx, ghi điểm.
3, Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào bảng con:
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi.
- Cả lớp làm bài, 2 Hs lên bảng làm phần a,b dòng 1.
-
+
 6195 5342
 2785 4185
 8980 1157
Bài 2. Làm bài vào nháp.
-Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi.
- Hs đọc yêu cầu bài tự làm bài vào nháp, đổi chéo nháp chấm bài bạn.
- 2Hs lên bảng chữa bài.
a. X + 126 = 480 b. X-209=435
 X= 480 - 126 X=435+209
 X=354 X = 644
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, trao đổi phát biểu thành lời các tính chất:
a+b = b+a; a- 0 = a.
(a+b)+c = a + (b+c); a - a = 0
a + 0 = 0 + a = a.
Bài 4. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Giảm tải giảm phần a.
- Làm bài vào vở.
- Gv chấm 1 số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đỗi cách làm bài thuận tiện.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Lớp làm bài vào vở, 3 hs lên bảng chữa bài.
168+2080+32 = (168+32) + 2080
 = 200 + 2080 = 2280.
(Bài còn lại làm tương tự)
Bài 5. Làm tương tự bài 4.
- Gv chấm, cùng hs nx chữa bài.
- Hs giải bài vào vở.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 - 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
4. Củng cố.
- Hệ thống lại nội dung bài
	- Nx tiết học.
5. Dặn dò.
-VN làm bài còn lại bài 1 vào vở.
_____________________________________________ 
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên 
(Tiếp theo).
A. Mục tiêu:
	- Giúp hs ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính (cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, ...giải các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.
B. Đồ dùng :
- Sách ôn tập hè
C.Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng? Lấy ví dụ và giải thích?
- 2 Hs lên bảng làm, lớp lấy ví dụ và giải.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3, Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 4Hs lên bảng chữa.
Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. 2057 7368 24
 13 0168 307 
 6171 00 
 2057
 26741
( Bài còn lại làm tương tự)
Bài 2: Tìm X.
- Lớp làm bài vào bảng con, 2 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx chữa bài:
a. 40 x X = 1400 b. X :13 = 205
 X= 1400:40 X= 205 x 13
 X = 35 X= 2 665.
Bài 3: 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu 1 hs lên trao đổi cùng lớp:
- Lớp trả lời miệng điền vào chỗ chấm và phát biểu tính chất bằng lời:
- Gv nx, chốt ý đúng:
 a x b = b x a; a:1 = a
(a x b ) x c = a x (b x c) ; a: a = 1(a#0)
a x 1 = 1 x a = a; 0:a = 0(a#0)
a x ( b +c ) = a x b + a x c.
Bài 4: 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp, đổi chéo nháp chấm bài:
- Cả lớp thực hiện, 2 hs lên bảng điền dấu.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi cách làm bài.
13 500 = 135 x100; 257 > 8762 x0
26 x11> 280 1600 :10 < 1006
320 : (16x2)= 320 : 16 :2; 
15 x8 x 37 = 37 x15 x 8 
Bài 5: 
- Hs đọc bài toán, tóm tắt, phân tích, nêu cách làm bài.
- Hs làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv chấm 1 số bài:
Bài giải
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Số lít xăng cần để ôtô đi được quãng đường dài 180 km là:
 180 : 12 = 15 (l)
Số tiền mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km là:
 7 500 x 15 = 112 500 (đồng)
 Đáp số : 112 500 đồng.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập tiết 156 VBT.
__________________________________ 
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
 ( Tiếp theo).
A. Mục tiêu:
	- Giúp hs ôn tập về 4 phép tính với số tự nhiên.
B. Đồ dùng :
- Sách ôn tập hè
C.Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng? Lấy ví dụ?
- 3 hs lên bảng, lớp lấy ví dụ và làm.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
3, Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài tập.
Bài 1. Giảm tải giảm phần b.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm:
- Mỗi nhóm tính một phép tính với giá trị của m,n:
- Cử 4 hs lên bảng chưã bài, các nhóm đổi chéo bài kiểm tra:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Nếu m= 952, n=28 thì:
 m+n = 952 + 28 = 980
 m-n= 952 - 28 = 924
 m x n = 952 x 28 = 26 656
 m : n = 952 : 28 = 34 
Bài 2. Làm tương tự bài 1.
a. 12 054 : (15+67) = 12 054 : 82 = 147
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi cách làm bài:
29 150 - 136 x 201=29150 - 27 336=1 814
b. 9 700 : 100 + 36 x12 = 97 + 432 =529.
(160x5 - 25x4):4 = (800 - 100) :4
 = 700 : 4 = 175
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- 1 Hs trao đổi cùng cả lớp:
- Lớp làm bài phần a vào nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp chấm bài
a. 36x25x4 =36 x (25x4) = 36 x100= 3600
18x24:9 = 24 x ( 18 : 9 ) = 24 x2 = 48
41 x 2 x8x5 = (41x8)x(5x2) =328x10 = 3280
Bài 4:
- 1 hs lên trao đổi cùng lớp:
- Lớp làm bài vào vở:
- Gv chấm bài.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài, tóm tắt, phân tích và nêu cách giải bài toán:
- 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
714 : 14 = 51 (m)
Đáp số: 51 m vải.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn làm bài tập 3b vào vở. Bài 5 giảm tải giảm.
___________________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 11 tháng 7 năm 2012
Luyện từ và câu 
ôn tập về từ ghép và từ láy
A. Mục tiêu : 
- Qua luyện tập, củng cố cho HS nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp và có nghĩa phân loại)
- Củng cố cho HS nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần).
B. Đồ dùng dạy học:
STVNC lớp 4
C. Các hoạt động dạy - học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2. Kiểm tra :
3. Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu
b.Nội dung :
*Kiến thức cần ghi nhớ:
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Cho ví dụ?
- Thế nào là từ láy?Có mấy loại từ láy? Cho ví dụ?
+Từ ghép: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau
Có hai loại từ ghép:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợpLmang nghĩa khái quát)
-Từ ghép phân loại( mang nghĩa cụ thể)
+Từ láy: là sự phối hợp những tiếng có âm hay vần hoặc cả âm lẫn vần được lặp lại.
Có 3 loại từ láy:
-Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
-Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
-Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
+Sự giống nhau giữa từ ghép và từ láy:
-Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng( hai, ba, bốn tiếng)
-Khác nhau: ./Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
	./Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về âm.
* Luyện tâp:
Gv hướng dẫn HS làm một số bài tập
+)Bài tập 1: Đọc đoạn văn
Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trời...Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, dông gió, biển đục ngầu, giận dữ...Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
 (Vũ Tú Nam)
a)Tìm các từ ghép và chia thành 2 nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và có nghĩa phân loại.
b) Tìm các từ láy và chia thành 3 nhóm
HS đọc đoạn văn, làm vào vở, một số HS trình bày.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp là: buồn vui, mây trời, dông gió, tẻ nhạt,thay đổi, màu sắc.
Từ ghép có nghĩa phân loại: đục ngầu, con người.
Từ láy âm đầu: xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, gắt gỏng, hả hê
Từ láy vần: sôi nổi 
Láy tiếng: ầm ầm.
+ Bài tập 2: Ghép tiếng tươi với các tiếng có nghĩa dưới đây(không kể mẫu) để tạo thành 10 từ ghép và ghi vào chỗ trống: 
	Sáng, tốt, vui, xinh, thắm, trẻ, non.
M: tươi sáng, sáng tươi
(1) (2).
 ..(10)
+Bài tập 1, 2. 3 (TVNC lớp 4/82-83)
4.Củng cố- dặn dò:
GV cho nêu nội chính cần nhớ.
Y/c học thuộc.
___________________________________ 
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả cây cối
A. Mục tiêu:
-Nắm được cấu tạo 3 phần (MB, TB, KB) một bài văn miêu tả cây cối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học ( BT2: tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).
B. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, STK
C. Các hoạt động dạy - học:
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hs kiểm tra chéo vở TLV bạn chữa bài tiết trước.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MT.
* Nội dung:
a. Phần nhận xét.
Bài 1.
- 1 Hs đọc nội dung bài.
- Lớp đọc thầm đoạn văn, xác định đoạn và nội dung từng đoạn.
- Trình bày:
- Lần lượt Hs nêu, lớp nx trao đổi.
- Gv nx, chốt lời giải đúng, dán phiếu.
Đoạn
Nội dung
Đoạn1: 3 dòng đầu
- Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trưởng thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
Đoạn 3: còn lại
Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài tập. Lớp đọc thầm bài : Cây mai tứ quý.
- Hs trao đổi theo nhóm yc bài tập.
- Hs phát biểu ý kiến, 
- Lớp nx trao đổi
- Gv nx chung chốt câu đúng, dán phiếu.
Đoạn
Nội dung
Đoạn1: 3 dòng đầu
- Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh).
Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
Tả cánh hoa trái cây.
Đoạn 3: còn lại
Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
? So sánh trình tự miêu tả 2 bài có gì khác?
- Bài cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây, bài bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu, trao đổi cặp rút ra nhận xét.
b. Phần ghi nhớ.
- 3,4 Hs đọc.
c. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Trao đổi trước lớp, phát biểu:
Bài 2. Gv dán tranh ảnh cây ăn quả.
- Gv phát phiếu và bút dạ cho 2,3 Hs.
- Trình bày:
- Gv nx, chốt ý, chọn phiếu Hs làm dán bảng.
- 1 Hs đọc yêu cầu, lớ ... ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!"
4. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Vn tiếp tục quan sát một cây, chuẩn bị tốt tiết TLV sau.
________________________________________________________________
Thứ năm ngày 13 tháng 7 năm 2012
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
 ( Tiếp theo).
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh rèn kĩ năng:
	- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
B.Đồ dùng : 
- SGK, Sách ôn tập hè
C. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ:
? Tính : 75 480 : 75 ; 12 678 : 36
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới.
Bài 1.Đặt tính rồi tính:
- Hs đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- 3 Hs lên bảng chữa bài, mỗi hs 2 phép tính.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Bài toán:
- Hs đọc, tự tóm tắt bài toán:
Tóm tắt:
25 viên gạch : 1 m2
1050 viên gạch :... m2?
Muốn tính số mét vuông nền nhà lát được ta làm phép tính gì?
- Phép tính chia.
- Yc hs làm bài vào vở Bt:
- Gv chấm, cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 1 hs chữa bài. 
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 (m2 )
Đáp số: 42 m2
Bài 3. Bài toán ( Làm tương tự bài 2)
? Nêu các bước giải?
- Tính tổng số sản phẩm làm trong 3 tháng.
- Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
Bài giải
Trong 3 tháng đội dó làm được là:
855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi ngời làm được là:
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
Đáp số: 125 sản phẩm.
Bài 4. Gv chép đề lên bảng.
- Hs trao đổi nhóm 2, trả lời:
a. Phép chia sai ở lần chia thứ hai: 564 chia 67 được 7.
Do đó có số dư lớn hơn số chia: 
 95 > 67
Dẫn đến kết quả phép chia sai.
b. Sai ở số dư cuối cùng của phép chia.
- Thực hiện phép chia để tìm thương và số dư đúng.
- Hs làm bài vào nháp, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. 
	- BTVN Làm BT 4 vào vở thực hiện phép chia cho đúng.	
________________________________________________________________
Toán
Ôn tập về bốn phép tính với số tự nhiên
 ( Tiếp theo)
A. Mục tiêu:
Giúp Hs rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Chia một số cho một tích.
B.Đồ dùng : 
- SGK, Sách ôn tập hè
C. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 1b.
- 2 Hs lên bảng làm bài. Lớp đỏi chéo vở kiểm tra.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
3. Bài mới.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
- Lớp tự làm bài vào vở, 4 hs lên bảng chữa bài.( Câu a,b: 2 dòng đầu).
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Bài toán:
- Đọc yêu cầu, Tự tóm tắt bài toán.
? Phân tích: Nêu các bước giải?
- Tìm số gói kẹo.
- Tìm số hộp nếu mỗi hộp có 160 gói kẹo.
- Làm bài:
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa bài.
+ Tóm tắt:
Mỗi hộp 120 gói : 24 hộp
Mỗi hộp 160 gói : ... hộp ?
Bài giải
Số kẹo trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880( gói)
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là:
2880 : 160 = 18 (hộp )
Đáp số: 18 hộp kẹo
- Gv chấm, cùng hs chữa bài.
Bài 3.Nêu quii tắc một số chia cho một tích?
- 1,2 Hs nêu.
- Nêu 2 cách có thể thực hiện?
- Hs nêu, Lớp tự làm bài voà vở, 2 hs lên bảng làm bài:
a.C1: 2205: (35 x 7) = 2205 : 245 = 9
C2: 2205 : (35 x7) = 2205 : 7 : 35 
 = 63 : 7 = 9.
b.C1: 3332: (4 x 49)= 3332:196 = 17.
C2: 3332 : ( 4x 49 ) = 3332 : 4 : 49 
 = 833 : 49 = 17.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
4, Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học; BTVN bài 1 dòng cuối.
_______________________________________________ 
Toán
Ôn tập về bốn phép tính với số tự nhiên
 ( Tiếp theo)
A. Mục tiêu:
	 Giúp hs ôn luyện rèn kĩ năng:
	- Thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
B.Đồ dùng : 
- SGK, Sách ôn tập hè
C. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ:
? Đặt tính rồi tính: 56 867 : 316; 
 32 024 : 123.
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp.
56 867 316 32 024 123
2526 179 742 260
 3147 0044
 0303
- Gv cùng hs nx chung.
3, Bài mới.
Bài 1a. Đặt tính rồi tính:
- 3 hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. (Mỗi hs làm 1 phép tính).
- Kq: 157 ; 234 (dư 3) ; 405 (dư 9)
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Bài toán:
- Hs đọc yêu cầu, cùng trao đổi cách làm bài.
- Hs tự tóm tắt, giải bài toán vào vở:
- Cả lớp làm bài, 2 Hs lên chữa bài.
Tóm tắt:
240 gói : 18 kg
1 gói : ...g ?
Bài giải
18 kg = 18000g
Số gam muối có trong mỗi gói là:
18 000 : 240 = 75 (g)
Đáp số : 75 g muối.
- Gv chấm, cùng hs nx chữa bài.
Bài 3. Bài toán ( tương tự bài 2)
Tóm tắt:
Diện tích : 7140 m2
Chiều dài : 105 m
Chiều rộng : ...m ?
Chu vi :... m?
Bài giải
a. Chiều rộng sân bóng đá là:
7140 : 105 = 68 (m)
b. Chu vi sân bóng đá là :
(105 + 68) x 2 = 346 (m).
Đáp số: a. Chiều rộng: 68m;
 b, Chu vi:346 m.
- Gv hướng dẫn hs nhắc lại cách tính chiều rộng hình chữ nhật khi biết chiều dài và diện tích của hình chữ nhật đó.
- 1 số hs nêu.
4. Củng cố, dặn dò:
Nx tiết học. BTVN Làm bài tập luyện tập chung vào nháp.
___________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 14 tháng 7 năm 2012
Luyện từ và câu
ôn tập về danh từ
A. Mục tiêu:
 Giúp Hs củng cố kiến thức
- Khái niệm danh từ, các laọi danh từ, chức năng ngữ pháp, khả năng kết hợp của danh từ.
-Rèn kĩ năng cảm thụ văn học.
- Rèn kĩ năng nhận biết, vận dụng tốt vào thực tế.
B .Phương tiện:
Sách TVNC lớp 4
C.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a..Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học
b.Nội dung bài:
*Kiến thức cần ghi nhớ
1-Nêu khái niệm danh từ?
2- Có mấy loại danh từ?
3.Chức năng ngữ pháp:
4.Khả năng kết hợp
*Lưu ý:
./DT chỉ sự vật thường nêu tên từng loại, từng cá thể: người, vật, hiện tượng, kháI niệm
DT chung: tên gọi chung một loại sự vật.
DT riêng: tên riêng của một người, 1 cơ quan, 1 vật.
./DT đơn vị: là nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật(VD: con, cái, chiếc, hòm, bông, sự, việc.)
*Thực hành:
Bài tập1: Tìm các DT theo mẫu và ghi vào chỗ chấm:
- 3 DT chỉ người(M:em bé):..
- 3 DT chỉ vật(M:đất):.
- 3 DT chỉ hiện tượng(M:gió):
- 3 DT chỉ kháI niệm(M:hoà bình):
- 3DT chỉ đơn vị(M:cái):.
+Bài tập 2: Gạch dưới các DT chỉ khái niệm trong những câu văn sau:
 Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta..
 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 (Hồ Chủ Tịch)
+Bài tập 1+2+3/84,85 TVNC
GV chốt từng bài theo cách tiến hành các bài trên.
- DT là những từ chỉ sự vật(về:người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị)
-Có hai loại DT:
+DT chung:Chỉ chung một loại sự vật
+DT riêng: tên gọi riêng 1 sự vật; luôn được viết hoa.
-Chức vụ điển hình làm CN
-Chức vụ khác
./VN(khi có từ là đứng trước)
VD:Mẹ em là giáo viên.
./Phụ ngữ(bổ ngữ) của cụm ĐT, TT
VD: Bạn Ngân giỏi môn văn.
 Diều hâu bắt gà con.
./Phụ ngữ(định ngữ)của cụm DT
VD: Hàng cây của trường em đã lên xanh tốt.
./Trạng ngữ
VD: Chiều nay, em đi học.
+Khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng: Một, hai, vài, mấy, cáI, những,.. ở phí trước nhiều hơn.
+Khả năng kết hợp với những từ chỉ trỏ: ấy, đó, nọ, kia, ở phía sau.
-HS đọc y/c, tự làm bài, 1 số em đọc trước lớp, lớp theo dõi ,nx, chốt ý đúng.
HS tự xác định DT chỉ khái niệm, đổi vở kiểm tra; một số HS nêu, lớp NX, chốt ý đúng.
Cho HS tự đặt câu với một DT chỉ kháI niệm vừa tìm được.
4.Củng cố- dặn dò:
HS nêu lại kiến thức cần ghi nhớ
GV nx giờ, VN làm bài tập.
___________________________________ 
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả cây cối
A. Mục tiêu:
 - Học sinh nắm được 2 kiểu kết bài ( không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cây cối.
 - Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.
B. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, STK
C. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cây em định tả?
- 2,3 Hs đọc, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm nội dung bài tập:
- Cả lớp đọc.
- Trao đổi N2 trả lời câu hỏi bài tập.
- N2 trao đổi.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, chốt ý đúng:
- Có thể dùng câu ở đoạn a,b để kết bài. Kết bài ở đoạn a, nói được tình cảm của người tả đối với cây. Kết bài đoạn b, nêu ích lợi đối với cây và nói được tình cảm của người tả đối với cây.
Bài 2.
- Hs trưng bày cây đã chuẩn bị.
- Hs trao đổi theo N2 câu hỏi và trả lời miệng các câu hỏi.
- Gv tổ chức Hs trao đổi, trả lời các câu hỏi của bài 2 và hoàn thiện dàn bài .
VD: Sau khi tả cái cây, bình luận về cây ấy: Lợi ích của cây, tình cảm, cảm nghĩ của người tả với cây.
Bài 3.
- Hs viết kết bài mở rộng cho bài văn.
- Viết bài vào vở.
- Chú ý : Dựa vào dàn bài bài 2 và không trùng các cây tả bài 4.
- Trình bày:
- Nhiều Hs nêu miệng, lớp nghe, nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm bài làm tốt.
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu.
- Chọn 1 trong 3 đề bài để viết kết bài mở rộng vào vở.
- Yêu cầu Hs trao đổi bài viết của mình với bạn cùng bàn.
- Hs đổi chéo bài, đọc, góp ý và chấm bài cho bài bạn.
- Trình bày:
- Hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp cùng gv nx, chấm điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. 
 - Vn hoàn thành bài vào vở, chuẩn bị bài sau.
________________________________
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả cây cối
A. Mục tiêu:
 - Hs thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối- bài viết đúng với yêu cầu đề bài, có đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên, rõ ý.
B. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, STK
C. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh- nhận xét
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
 - GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài trong sgk /92 chép lên bảng lớp.
- Gv nhắc nhở hs trước khi làm bài:
Nháp dàn ý... Mở bài gián tiếp, kết
bài cách mở rộng.
- GV quan sát nhắc nhở.
- GV thu bài chấm.
- Hs đọc chọn 1 trong 4 đề bài để làm.
- Hs viết bài.
4. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét giờ.
 - VN ôn bài, chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc