Giáo án ôn môn Toán + Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 34

Giáo án ôn môn Toán + Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 34

HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT

Ôn tập văn tả người

I/ Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người – một dàn ý đủ 3 phần các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.

- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả ngư¬ời – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.

- HS viết đ¬ược một bài văn tả ng¬ười hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.

II/ Đồ dùng dạy học:

Vở BT tiếng việt

III/ Các hoạt động dạy học:

1-Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn môn Toán + Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Soạn 3/5/09 
Giảng 6/5/09 Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2009 (Học bài thứ 2)
HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT
Ôn tập văn tả người
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người – một dàn ý đủ 3 phần các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Vở BT tiếng việt
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:(Vở BT tiếng việt trang 94)
Chọn đề bài:
-Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
-GV dán trên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Mời một số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý:
-GV mời HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
-GV nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng).
-Cho HS lập dàn ý, 3 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời 3 HS làm vào bảng nhóm, treo bảng nhóm, trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
-Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS yêu cầu của bài.
-HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày trong nhóm 4.
-GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
3- HS thực hành viết bài văn tả người:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV nhắc HS :
+Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các en nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
 *-HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS đọc
-Phân tích đề.
-HS nối tiếp nói tên đề bài mình chọn.
-HS lập dàn ý vào nháp.
-HS trình bày.
-HS sửa dàn ý của mình.
-HS đọc yêu cầu.
-HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
-Thi trình bày dàn ý.
-HS bình chọn.
-HS nối tiếp đọc đề bài.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết dàn ý chưa đạt về hoàn chỉnh để chuẩn bị cho giờ sau.
Nhắc HS chuẩn bị ôn lại các thể loại văn đã học chuẩn bị cho kì kiểm tra của Phòng giáo dục.
Soạn 8/5/09
Giảng 12/5/09 Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2009 (Học bài thứ 5)
HƯỚNG DẪN TOÁN:
Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì II
I-Yêu cầu :
- Ôn tập các dạng toán đã học trong học kì II, các kiến thức cơ bản về hình học, về đơn vị đo,
- Luyện kĩ năng làm bài toán và trình bày bài giải.
- Giáo dục ý thức học bộ môn
II - Đồ dùng dạy học:
	Vở BTT 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra
Học sinh nêu các dạng toán đã học ở lớp 5
2. Bài mới
Bài tập 1 (Vở BTT trang 130): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 2 (Vở BTT trang 102): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Củng cố về toán tỉ số %
*Bài tập 3 (Vở BTT trang 130): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 1 phần 2 (Vở BTT trang 130): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (Vở BTT trang 132): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* GV hướng dẫn HS ôn tập lại các kiến thức về phân số thập phân, các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân. Các dạng toán cơ bản đã học, các bài toán hình học: Diện tích, thể tích các hình. Toán chuyển động đều.
- Hướng dẫn HS làm các BT ở vở bài tập toán kì II
Khoanh vào đáp án 
C. 
Khoanh vào đáp án D. 
Nhân 45 với 60 rồi chia cho 100
Hình gấp đôi hình H là các hình A, hình C
Bài giải
Diện tích hình vuông là
 20 x 20 = 400 (cm2)
Diện tích hình tròn là:
 10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
Diện tích phần gạch chéo là 
400 – 314 = 86 (cm2) Đáp số : 86 cm2
Bài giải
Tổng vận tốc của hai xe là 
45 + 35 = 80 (Km/ giờ)
Quãng đường AB là
 80 x 3 = 240 (km)
 Đáp số: 240 km
3- Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học
Hướng dẫn về nhà ôn tập chuẩn bị cho kì kiểm tra của PGD và kiểm tra cuối năm.
Soạn 8/5/09
Giảng 12/5/09 Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2009 (Học bài thứ 6)
HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT
Ôn tập kiểm tra học kì II
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục luyện tập kĩ năng đọc diễn cảm các bài tập đọc và HTL 
- Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động ; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
- Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phơng tiện) để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một tờ phiếu khổ to ghi nội dung vắn tắt cần ghi nhớ về trạng ngữ.
- Vở BTTV 
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Luyện đọc tập đọc và học thuộc lòng 
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
3-Bài tập 2: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV dán lên bảng tờ phiếu chép bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng, giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
-GV kiểm tra kiến thức:
+Trạng ngữ là gì?
+Có những loại trạng ngữ nào?
+Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
-GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội cần ghi nhớ về trạng ngữ, mời 2 HS đọc lại.
-HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm. 
-HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.
-Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
*VD về lời giải:
Các loại TN
Câu hỏi
Ví dụ
TN chỉ nơi chốn
Ơ đâu?
-Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
TN chỉ thời gian
Vì sao?
Mấy giờ?
-Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.
-Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.
TN chỉ nguyên nhân
.
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
-Vì vắng tiến cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
-Nhờ siêng năng chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.
-Tại Hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.
	4-Bài tập 2: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nói thêm về Sơn Mỹ.
-Cả lớp đọc thầm bài thơ.
-GV nhắc HS: Miêu tả một hình ảnh (ở đây là một hình ảnh sống động về trẻ em) không phải diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.
-Một HS đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em.
-Một HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển.
-HS đọc kĩ câu hỏi ; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ để viết.
-HS viết đoạn văn vào vở. 
-Một số HS trả lời bài tập 2 và đọc đoạn văn.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
-HS đọc thầm bài thơ.
-HS nghe.
+Những câu thơ đó là: từ Tóc bết đầy gạo của trời và từ Tuổi thơ đứa bécá chuồn.
+Đó là những câu thơ từ Hoa xương rồng chói đỏ đến hết.
-HS viết đoạn văn vào vở
-HS đọc.
5-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc