Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 32

Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 32

 Môn: TIẾNG VIỆT

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

 Câu 1: Từ nào trong những từ sau trái nghĩa với từ trung thực?

 A.Đôn hậu. B.Trung thành. C.Phản bội. D.Chân thực.

 Câu 2: Trong những tập hợp từ sau, tập hợp từ nào có nghĩa của từ “nhà” là: gia cảnh, hoàn cảnh gia đình?

 A.Nhà rộng. B.Nhà nghèo. C.Nhà sáu miệng ăn. D.Nhà tôi đi vắng rồi bác ạ!

 Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép?

A.Học tập, học gạo, học hỏi, học hành, hỏi han.

B.Đi đứng, ăn uống, đánh đập, ngủ ngáy, chạy nhảy.

C.Ồn ào, đi đứng, học hành, đánh đập, vắng lặng.

D.Ròng rã, phẳng lặng, mong ngóng, trông mong, lấp lánh.

 Câu 4: Từ nào trong những từ sau viết đúng chính tả?

 A.Xám xịt. B.Sám xịt. C.Xám sịt. D.Sám sịt.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 32
 Môn: TIẾNG VIỆT
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
 Câu 1: Từ nào trong những từ sau trái nghĩa với từ trung thực?
 A.Đôn hậu. B.Trung thành. C.Phản bội. D.Chân thực.
 Câu 2: Trong những tập hợp từ sau, tập hợp từ nào có nghĩa của từ “nhà”ø là: gia cảnh, hoàn cảnh gia đình?
 A.Nhà rộng. B.Nhà nghèo. C.Nhà sáu miệng ăn. D.Nhà tôi đi vắng rồi bác ạ!
 Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép?
A.Học tập, học gạo, học hỏi, học hành, hỏi han.
B.Đi đứng, ăn uống, đánh đập, ngủ ngáy, chạy nhảy.
C.Ồn ào, đi đứng, học hành, đánh đập, vắng lặng.
D.Ròng rã, phẳng lặng, mong ngóng, trông mong, lấp lánh.
 Câu 4: Từ nào trong những từ sau viết đúng chính tả?
 A.Xám xịt. B.Sám xịt. C.Xám sịt. D.Sám sịt.
 Câu 5: Thành ngữ nào sau đây nói về người nông dân?
A.Mưa dây gió giật. B.Mưa thuận gió hoà. 
C.Hai sương một nắng. D.Bão táp mưa sa.
Câu 6: Từ thật thà trong câu “Thật thà là phẩm chất đáng quý của chị Loan” là:
 A.Danh từ. B.Động từ. C.Đại từ. D.Tính từ.
 Câu 7: Câu tục ngữ nào sau đây có nghĩa là: Sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương lẫn nhau của những người trong gia đình, đồng loại khi gặp khó khăn, hoạn nạn?
 A.Uống nước nhớ nguồn. B.Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 
 C.Giấy rách phải giữ lấy lề. D.Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 Câu 8: Trong các từ sau: Ồn ào, ồn ã,đánh đập, oi ả, ăn uống, ai oán, đi đứng, tươi tắn, phẳng lì có tất cả bao nhiêu từ láy?
 A.Có 5 từ. B.Có 6 từ. C.Có 7 từ. D.Có 8 từ.
 Câu 9: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng hoà mang nghĩa: “trạng thái không có chiến tranh, yên ổn”?
 A.Hoà thuận. B.Hoà vốn. C.Hoà quyện. D.Hoà tấu.
 Câu 10: Lời giải nghĩa nào sau đây đúng nghĩa nhất với từ “bàn” trong câu “Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa”?
 A.Lần tính được thua trong môn bóng đá. B.Trao đổi ý kiến. 
 C.Đồ dùng có mặt phẳng, co ùchân, dùng để làm việc. D.Một đáp án khác.
 Câu 11: Lời giải nghĩa nào thích hợp nhất với từ thiên tai?
A.Những gì tồn tại xung quanh con người. 
B.Tai hoạ do tham gia giao thông gây ra. 
C.Tai hoạ do thiên nhiên gây ra. 
D.Tổn thất do chiến tranh.
 Câu 12: Từ “Ăn” nào dưới đây có nghĩa là nhận, nhập?
A.Loại ô tô này ăn xăng lắm. B.Ông ấy ăn lương rất cao. 
C.Tàu đang ăn hàng ở cảng. D.Hồ dán không ăn.
 Câu 13: Câu “Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm” có bộ phận chủ ngữ là:
A.Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế 
B.Mười tám cây vạn tuế 
C. Mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự 
D.Một đoàn quân danh dự
 Câu 14: Trong hai câu thơ sau đây của nhà thơ Trần Đăng Khoa, từ mỏng được cảm nhận bằng giác quan nào?
“Ngoài vườn rụng chiếc lá đa,
Tiếng nghe rất mỏng như là rơi nghiêng”
 A.Thính giác. B.Thị giác C.Xúc giác. D.Bằng sự cảm nhận.
 Câu 15: Từ “yêu thương” thuộc từ loại gì?
 A.Danh từ. B.Động từ C.Đại từ. D.Tính từ. 
 Câu 16: Câu “Từ trên cao nhìn xuống, hồ sen như một tấm chăn hoa nổi bật giữa khung cảnh đồng quê yên ả” thuộc kiểu câu gì?
A.Câu kể Ai làm gì? B.Câu kể Ai thế nào? 
C.Câu kể Ai là gì? D.Câu cảm.
 Câu 17: Trong bài Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
 Theo em, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
 A.Nhân hoá. B.So sánh. C.Ẩn dụ. D.Chơi chữ.
Câu 18: “Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”
 Em hiểu hai câu thơ trên ý nói gì?
A.Không màng công danh, chăm chỉ làm việc. 
B.Công danh rồi sẽ trôi đi, tấm lòng mới còn mãi mãi. 
C.Công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thay đổi.
D.Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 19: “Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con...”
 Hãy cho biết nhà thơ Nguyễn Duy muốn nói gì qua đoạn thơ trên?
A.Sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre. 
B.Sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. 
C.Sự che chở, hy sinh , lòng nhân ái, tình mẫu tử. 
D.Tất cả các ý trên.
Câu 20: Trong những đoạn văn sau, đoạn nào là đoạn kết bài?
A.Tấm gương trong sáng, phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
B.Chỉ mới nhắc đến cái tên Sa Pa, những ai đã một lần đến, đã cảm thấy như hơi thu còn tắm làn da, đầu lưỡi như còn vương vị ngọt lẫn chua thơm của đào.
C.Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huện lị vào bản tôi rất đẹp.
D.Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc của vùng biên giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTang buoi 32.doc