Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 5

Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 5

Toán :

Ôn tập chung

I. Mục tiêu:

 + Hệ thống lại những kiến thức đã học

 + Rèn kỹ năng vận dụng

II. Các hoạt động dạy và học

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn ôn tập

Bài 1: Tính

 a. 1 4 ; 7 4 ; 4 1 ; 6 3

 3 7 8 5 9 6 5 7

Bài 2: Viết các số thập phân có:

 a. Ba đơn vị , chín phần mười.

 b. Sáu mươi tư đơn vị , bảy mươi hai phần trăm.

 c. Ba trăm linh tám đơn vị, mười sáu phần nghìn.

 d. Không đơn vị, năm phần nghìn.

Bài 3: Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.

 19 66 712 254

 10 100 100 1000

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Toán :
Ôn tập chung
I. Mục tiêu: 
	+ Hệ thống lại những kiến thức đã học
	+ Rèn kỹ năng vận dụng 
II. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Tính 
;
;
;
: 
x
+
-
	a. 1 4 ; 7 4 ; 4 1 ; 6 3
 3 7 8 5 9 6 5 7
Bài 2: Viết các số thập phân có:
	a. Ba đơn vị , chín phần mười.
	b. Sáu mươi tư đơn vị , bảy mươi hai phần trăm.
	c. Ba trăm linh tám đơn vị, mười sáu phần nghìn.
	d. Không đơn vị, năm phần nghìn.
Bài 3: Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.
	 19 66 712 254
 10 100 100 1000 
Bài 4: Một khu đất hình chữ nhật dài 200m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bằng bao nhiêu Đề ca mét vuông?
Bài 5: Không dùng phương pháp quy đồng, hãy so sánh
	2007 Và 2006
 2006 2005
Đạo đức: 
 Có chí thì nên (T1)
I- Mục tiêu: Học xong bài, HS biết:
- Nếu có ý chí, quyết tâm thì sẽ vượt qua để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch để vượt khó khăn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3.
III- Lên lớp:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin:
- Gọi 1 HS đọc thông tin sgk.
- HS trao đổi nhóm bàn 3 câu hỏi sgk.
- Gọi 1 HS khá chủ trì báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét và kết luận:
“Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lí, có phương pháp học tốt nên anh vừa giúp đỡ được gia đình, vừa học giỏi. tấm gương sáng của anh nên để chúng ta noi theo”.
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống:
- GV chia lớp thành nhóm 6. thảo luận các tình huống và chọn cách giải quyết mỗi tình huống.
(a). Đang học lớp 5, Lan phải nghỉ học đi chữa bệnh lâu dài cuối năm, Lan không được lên lớp. trong hoàn cảnh đó, Lan có thể sẽ ntn ?
(b). Nhà Tí rất nghèo. vừa qua, lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. theo em, trong hoàn cảnh đó, Tí có thể làm gì để tiếp tục đi học ?
- Các nhóm nêu ý kiến:
? Theo em nếu rơi vào hoàn cảnh đó, em sẽ chọn cách nào ?
=> GV kết luận: trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học... những người có chí là những người biết vượt lên mọi khó khăn để sống, để tiếp tục học tốt...
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến:
- Gọi 1 HS chủ trì tổ chức hoạt động. lần lượt nêu các ý kiến ở bài tập 1,2. cả lớp bày tỏ ý kién bằng cách giơ thẻ.
- Gọi HS đọc lại các ý kiến thể hiện việc làm của người có chí.
3. Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2.
Tiếng việt 
Ôn tập chung
I. Mục tiêu:
	+Hệ thống và củng cố những kiến thức đã học
	+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức 
II. các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa 
	bao la, lung linh, long lanh, mênh mông, vắng vẻ, hiu hắt, thêng thang, lấp loáng, vắng teo.
= > HS đọc đề 
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
Câu 3:
Đặt câu với mỗi nghĩa của từ “ đánh’’sau đây:
a/ Làm đau bằng cách dùng tay hoặc roi, gậy,đập vào người.
b/ dùng tay để làm phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.
c/ Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát , xoa.
Câu 4:
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp.
Hãy viết một đoạn văn ngắn tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất
kể chuyện: Kể chuyện đã nghe-đã học
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể một câu chuyện, mẩu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Trao đổi được với các bạn bè về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện).
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học:
Sách, báo, truyện ngắn với chủ điểm hoà bình.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi 1 HS kể lại câu chuyện: “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: “Chiến tranh thật tàn khốc và ác liệt. mọi người dân trên thế giới đều mong muốn hoà bình. có rất nhiều tấm gương anh hùng đã xả thân vì hoà bình dân tộc, vì hoà bình của toàn nhân loại. trong tiết kể chuyện hôm nay, các em cùng kể lại những
câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã từng được nghe hoặc được đọc”.
b) H/d kể chuyện:
* Tìm hiểu bài:
- Gọi HS gạch chân dưới các từ trọng tâm chủ đề.
- Em sẽ kể câu chuyện nào ? giới thiệu cho các bạn ? gọi 5-7 em giới thiệu về câu chuyện của mình.
GV: Khuyến khích các em kể chuyện ngoài sgk. chỉ khi không tìm được chuyện ngoài sgk thích hợp thì em mới kể lại một số câu chuyện như: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy, tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.
- Yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý 3. GV ghi vắn tắt lên bảng.
* Kể theo nhóm:
- Chia lớp thành nhóm 4. mỗi thành viên của nhóm kể câu chuyện của mình cho các bạn nghe.
- HS trong nhóm trao đổi với nhau về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
VD: 	+ trong câu chuyện, bạn thích nhân vật nào ? vì sao ?
	+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất ?
	+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
* Thi kể chuyện trước lớp.
Bình chọn bạn có câu chuyện và lời kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dòL
- Đọc trước yêu cầu của chi tiết sau để có sự chuẩn bị bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctang buoi t5.doc