Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 8

Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 8

Tuần 8.

Môn toán: Ôn tập số thập phân

I. Mục tiêu:

 + HS biết đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.

 + Biết so sánh số thập phân.

 + Chuyễn Từ hỗn số sang số thập phân và ngược lại

Ii. Các hoạt động dạy và học.

Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

a. 3dm =m = m.

b. 7cm = m = .m

c. 5 dm = dam

d. 3mm = .m

=>

- HS xác định yêu cầu đề bài

- 2 hs lên bảng làm. cả lớp làm vào vỡ.

- HS cả lớp nhận xét .

- GV kết luận.

Bài 2:

a. Viết thành phân số thập phân:

0,7 ; 0,03 ; 0,006 ; 0,85 ; 0,103.

b. Viết thành hỗn số có chứa phân số thập phân.

4,7 ; 6,43 ; 17,07 ; 315,705 ; 212,906

=> hs đọc đề bài

- hs nêu cách làm .

- hs tự làm .

Nhận xét.

Bài 3:

a. gấp bao nhiêu lần?

b. kém bao nhiêu lần?

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- gọi hs trình bày.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tăng buổi 
Tuần 8.
Môn toán: Ôn tập số thập phân
I. Mục tiêu:
	+ HS biết đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	+ Biết so sánh số thập phân.
	+ Chuyễn Từ hỗn số sang số thập phân và ngược lại
Ii. Các hoạt động dạy và học.
Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
3dm =m = m.
7cm = m = ..m
5 dm = dam
3mm =..m
=> 
- HS xác định yêu cầu đề bài 
- 2 hs lên bảng làm. cả lớp làm vào vỡ.
- HS cả lớp nhận xét .
- GV kết luận.
Bài 2:
Viết thành phân số thập phân:
0,7 ; 0,03 ; 0,006 ; 0,85 ; 0,103.
b. Viết thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
4,7 ; 6,43 ; 17,07 ; 315,705 ; 212,906
=> hs đọc đề bài
- hs nêu cách làm .
- hs tự làm .
Nhận xét.
Bài 3:
a. gấp bao nhiêu lần?
b. kém bao nhiêu lần?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- gọi hs trình bày.
Đạo đức:
 Nhớ ơn tổ tiên (T2)
I. Mục tiêu: Như tiết 1
II. Lên lớp:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày giooc tổ Hùng Vương.
- GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm.
- Phân công mỗi nhóm, 1 khu vực để trưng bày tranh ảnh và những bài bài về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu các tranh ảnh, thôn tin: 
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 	10/ 3 (Âm lịch).
nào?z
Đền thờ Hùng Vương ở đâu?	Phú Thọ
Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước 	Các vua Hùng đã có công dựng 
ta?	nước.
Việc nhân dân tiến hành Giỗ tổ HV thể hiện	Thể hiện tinh thần uống nước 
điều gì?	nhớ nguồn.
	GV đọc mấy câu thơ:
	"Dù ai buôn bán ngược xuôi
	Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười 	tháng 3.
	Dù ai buôn bán gần xa
	Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 thì về".
2. Hoạt động 2: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm bàn. Lần lượt từng học sinh kể cho bạn nghe vì truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình. 
- Gọi một số nhóm kể trong lớp. 
 Giáo viên : - Em có tự hào về dọng họ của mình không ? vì sao ? 
 - em cần lam gì để xứng đáng với truyền thống đó ?
3. Hoạt động 3 : Thi kể chuyện 
- Gọi 1 số HS chuẩn bị được những câu chuyện về truyền thống, phong tục người Việt Nam để kể trước lớp. 
Ví dụ: Truyền thuyết bánh chưng bánh chày 
	 Truyền thuyết phù đổng thiên vương. 
	 Truyền thuyết về Mai An Tiêm: Khai phá vùng đất phía nam (Thanh Hoá)
3. Củng cố dặn dò.
- Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
- Nhớ ơn tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tổ tiên giúp con người sống đẹp hơ, tốt hơn...............
Tiếng Việt:
Ôn tập chung
Câu 1.( 1 điểm) 
Chia các từ sau thành 3 nhóm: danh từ ,động từ, tính từ.
Biết ơn , lòng biết ơn, ý nghĩa , vật chất,giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, sự trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.
Đáp án:
- DT: lòng biết ơn, ý nghĩa,vật chất, câu hỏi, sự trao tặng, điều.
- ĐT: biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng.
- TT: ngây ngô, nhỏ nhoi.
Câu 2.(1,5 điểm) 
Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: 
- Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về/ phải vượt qua một con suối to.
- Hương từ đây/ cứ từng đợt từng đợt bay vào làng.
Câu 3: ( 1 điểm)
Đặt 2 câu để phân biệt:
A, Từ “chiếu”đồng âm 
B, Từ “sáng” đồng âm
Câu4( 1,5 điểm)
Trong bài “ Bài ca về trái đất”của Định Hải có đoạn viết.
“ Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!”
( Tiếng việt 5 tập 1)
A, Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn trên.
B, Bằng biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của trái đất.
đáp án
 - So sánh: ví quả đất như quả bóng xanh 
 khổng lồ bay lơ lửng giữa bầu trời xanh.
=> GV: Trái đất là cái nôi của loài người, quả bóng xanh, bầu trời xanh, cánh chim hải âu, chim bồ câu ở trong đoạn thơ đầu là biểu tượng cho vẻ đẹp của trái đất, vẻ đẹp của sự hoà bình, yên vui.
Câu 5.( 4 điểm)
Tuổi thơ của em gắn với những cảng đẹp của quê hương yêu dấu, gắn với những kỷ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ. Em hãy viết một đoạn văn tả một trong những cảnh đẹp đó và nêu cảm xúc của em.
Ghi chú : 1 điểm dành cho chữ viết và trình bày toàn bài.
Thứ 4
Bài 4:Viết số thập phân có:
sáu đơn vị , bảy phần trăm.
ba mươi lăm đơn vị , ba phần nghìn.
ba mươi msáu đơn vị , một trăm linh năm phần chục nghìn.
=> HS đọc yêu cầu đề bài.
 HS tự làm .
 HS trình bày .
 -> Nhận xét.
Bài 5.
cho biết : 1< x < 2 , x có thể nhận giá trị là số tự nhiên được không? x có thể nhận giá trị là só thập phân được không? nêu ví dụ.
Tìm ba giá trị của x là các số thập phân , sao cho 0,6<x <0,7.
=> HS xác định yêu cầu đề bài.
 HS thảo luận theo nhóm đội
 HS trình bày 
- > Nhận xét.
Bài 6.
Một đại lý xi măng đã bán hết số xi măng họ có trong 4 ngày. Ngày thứ nhất bán số xi măng và 10 tạ. Ngày thứ 2 bán số xi măng còn lại và 10 tạ. Ngày thứ 3 bán số xi măng còn lại và 10 tạ. Ngày thứ tư bán số xi măng còn lại và 10 tạ cuối cùng . Hỏi đại lý này đã bán được tất cả bao nhiêu tạ xi măng?
=> HS đọc đề bài.
 HS xác định yêu cầu .
 HS trao đổi theo nhóm.
 Đại diện các nhóm trình bày.
 -> Nhận xét .
Tiếng việt.
Ôn tập: Từ đồng nghĩa –Từ nhiều nghĩa nghĩa.
I. Mục tiêu:
	+ Cũng cố và hệ thống lại kiến thức về từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa 
	+ Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm bài tập.
II. Các hoạt độngmdạy và học.
A. Khởi động.
H: Thế nào là từ đồng nghĩa ?
H: Thế nào là nhiều nghĩa ?
B.Ôn tập.
Bài 1: Hãy tìm những từ đồng nghĩa :
a. Chỉ màu xanh. - HS làm theo nhóm lớn.
b. Chỉ màu đỏ. - Giọ đại diện các nhóm trình bày.
c.Chỉ màu tím. -> Nhận xét 
d. Chỉ màu vàng .
e. Chỉ màu đen.
g. Cjỉ màu trắng .
Bài 2: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
Bao la , lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt , lấp loáng , lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.
-> Tổ chức cho hs làm theo nhóm lớn.
- 1 nhóm làm vào bảng nhóm. Các nhóm còn lại làm vào vở.
- Nhận xét 
Bài 3: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “chạy ”, hãy đặt câu:
a.Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao.
b.Tìm kiếm.( VD : Chạy tiền)
c. Trốn tránh ( VD : chạy giặc )
d. Vận hành , hoạt động( VD: Máy chạy)
e. Vận chuyển( VD; Chạy thóc vào kho)
- HS làm cá nhân ( Tg: 3 phút)
- Hs trình bày.
- Nhận xét.
Bài 4: Xác định nghĩa của từ in đậm trong các cụm từ , câu dưới đây rồi phân các nghĩa ấy thành 2 loại: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
a. Lá: + Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (gốc)
 + Lá khoai anh ngỡ lá Sen. ( gốc)
	+ Lá cờ căng lên vì ngược gió.
	+ Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam.
b. Quả: + Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
	+ Quả cau nho nhỏ; cái vỏ vân vân.
	+ Trăng tròn như quả bóng.
	+ Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. 
	+ Quả hồng như thể quả tim giữa đời.
- HS tự làm 
-Nhận xét 
IV. củng cố dặn dò.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
	I. Mục tiêu: Giúp HS.
. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương mà em chọn. Viết một đoạn văn trong phần thân bài của bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em, nêu rõ cảnh vật định tả, nêu được nét đặc sắc của cảnh vật, câu văn sinh động, hồn nhiên thể hiện cảm xúc của mình.
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ.
	II. Lên lớp.
	1. GV giới thiệu bài: " Mỗi điều phương đều có rất nhiều cảnh đẹp, những nét đẹp riêng. Trong tiết học hôm nay, các em cùng lập dàn ý miêu tả cảnh một cảnh đẹp của địa phương mà em đã quan sát và viết đoạn văn trong một phần thân bài miêu tả cảnh đẹp ấy "
	2. Hướng dẫn luyện đọc.
	Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
	. Dòng sông 	. Đầm sen
	. Cánh đồng	. Khu đài tưởng niệm
	 Em sẽ lập dàn bài tả cảnh đẹp nào ?
- Phần thân bài em cần nêu những gì	- GT cảnh đẹp mình sẽ tả, thời gian, 	địa điểm mình quan sát.
- Nêu những dẫn chứng của phần thân bài.	- Tả những đặc sắc nổi bật của cảnh 	đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp 	trở nên gần gũi, hấp dẫn nhười đọc.
- Các chi tiết miêu tả cần cần được sắp 	- Sắp xếp theo thứ tự từ xa - gần; 
xếp theo trình tự nào ?	Thấp - cao (hoặc ngược lại) cũng có 	thể sắp xếp theo thứ tự thời gian. 
 - phần kết bài cần nêu ý gì?	- Cảnh đẹp của quê hương đem lại cho 	em cảm xúc gì?
* HS tự lập dàn ý. 2 HS khá trình bày dàn ý vào bảng phụ.
. Gọi 1 số HS trình bày dàn ý. GV sửa chữa, góp ý 2 dàn ý của HS làm trên bảng phụ để cả lớp cùng rút kinh nghiệm.
	Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
GV lưu ý HS: Chỉ cần tả một đoạn văn trong phần thân bài: đó là một đặc tính hay một bộ phận của cảnh. Câu mở đoạn cần nêu được ý của đoạn. Cuối câu thân đoạn phải có sự liên kết giữa các ý.
- HS làm bài.
- Gọi một số em đọc bài làm. Cả lớp nhậ xét góp ý.
	3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà viết đoạn thân bài,bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
	-----------------------------------
Tuần 9
Toán : 
Ôn tập về các đơn vị đo.
I. Mục tiêu:
	+ Hệ thống lại các kiến thức về đơn vị đo.
	+ Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo.
II. Các hoạt động dạy và học.
1. gtb.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân:
a. Ki lô mét:
5 km 54m ; 5 km 235 m
400m; 45m
b. Mét :
6,67km ; 68dm 
567cm ; 87cm
Bài 2: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
a. 3,4a = m2
 4,457ha = m2
7m25 dm2= m2
b. 300a= ..ha
37a = ..ha
32000m2= .ha.
Bài 3: Một sân trường hình chữ nhật có nữa chu vi là 0,45 km và chiều rộng bằng chiều dài .
 Tính diện tích sân trường bằng mét vương, bằng héc ta?
=> HS đọc yêu cầu đề bài 
 Hs tự làm 
 HS 2->3 em lên bảng làm 
- Nhận xét.
Đạo đức:
 Tình Bạn (T1)
I: Mục tiêu: Học xong bài, HS biết.
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện tốt đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài hát: “Lớp chúng mình đoàn kết”
III. Lên lớp:
GV giới thiệu bài: - Cho HS hát bài: “Lớp chúng mình đoàn kết” bài hát nóilên điều gì ?
GV: Thi cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. Cần phải cư xử với bạn bè như thế nào............... chúng ta cần tìm hiểu bài qua bài hôm nay.
Tìm hiểu bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “Đôi bạn”
- GV kể chuyện
- Gọi lại 1 HS kể lại chuyện
? Câu chuyện có những vật nào ?
- Khi vào rừng, 2bạn gặp bạn gặp chuyện gì ?
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó ?
- Em thử đoán xem, sau chuyện này hoàn	- Không chơi với nhau nữa.
cảnh của 2 người như thế nào ?	- Người bạn kia xấu hổ và nhận 
	ra lỗi – xin lỗi bạn...
- Theo bay khi đã làm bạn bè, chúng ta cần cư	- Yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
xử với nhau như thế nào ? vì sao ?	- Giúp đỡ nhau vượt qua khó 
	khăn.
 b. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- HS đọc thầm bài tập 2.
- HS trao đổi nhóm bàn.
- GV mời một số em trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lý do.
Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Sau mỗi tình huống, GV cho HS liên hệ: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè 
trong các tình huống tương tự chưa, kể 1 trường hợp cụ thể.
GV: Tất cả mỗi chúng ta đều có quyền được kết bạn và có bổn phận cư xử tốt với 
bè.
IV.Tổng kết
- GV: Mỗi HS nêu một số biểu hiện tiêu biểu của tình bạn đẹp, liên hệ những tình bạn trong lớp.
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2.
Tiếng việt: Ôn tập
I. Mục tiêu:
+ Hệ thống và củng cố kiến thức về đại từ.
+ Rèn luện về thuyết trình tranh luận.
II. Các hoạt động dạy và học.
1. gtb.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Chọn các phương án trả lời đúng .
H: Muốn thuyết trình tranh luận về một vấn đề cần có nhữnh điều kiện gì ?
 a. Phải có hiểu biết về vấn đề cần được thuyết trình , tranh luận.
 b. Phải nói theo ý kiến của số đông
 c. Phải biết cách nêu lý lẽ và dẫn chứng.
 d. Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình , tranh luận.
Bài 2:
Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.
a. so sánh 
b. nhân hóa .
c. cả hai ý trên.
Bài 3: Cảm thụ văn học
Trong đoạn trích sau: “ Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió”
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh . Cách so sánh này có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách so sánh đó.
Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
I.Mục tiêu:
- Luyện tập về cách thuyết trình, tranh luận. Biết tìm và tìm ra những lí lẽ, dẫn chứng, tranh luận về 1 vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giấy khổ to kẻ sẵn lề bảng:
- ý kiến mọi người , lí lẽ dẫn chứng mở rộng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Bài cũ: - Gọi 1 số em đọc phần mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài: “Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta phải thuyết trình, tranh luận để cùng làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Vậy làm thế nào để bài văn thuyết trình, tranh luận có sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục mọi người nghe ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về điều đó”.
b. H/dẫn làm bài tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
Yêu cầu HS đọc phân vai bài: “Cái gì quý nhất” 
HS thảo luận nhóm 4: trả lời 4 câu hỏi.
1 em chủ trì báo cáo kết quả.
* GV nhấn mạnh thêm: Cách nói của thầy giáo thể hiện thầy rất tôn trọng người đang tranh luận và lập luận có tình, có lí.
?vậy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết - phải hiểu biết về vấn đề phải có 
phục người khác đồng ý với mình về một vấn ý kiến riêng phải có dẫn chứng phải biết 
đề gì đó, em phải có những điều kiện gì ?	 tôn trọng người tranh luận.
 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm để thực hiện yêu cầu của bài.
- Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- GV khen những em có lời tranh luận hay, sâu sắc.
VD: Theo tớ, lúa gạo là quý nhất. các cậu thử hình dung con người sẽ như thế nào ? nếu thiếu ăn chắc chắn sẽ không còn sức lực để làm việc, sẽ chết...chính nhà thơ tạo điều kiện cũng gọi hạt gạo là hạt vàng còn gì...
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi 1 số em báo cáo kết quả.
- GV chốt ý đúng 1,2,3,4.
? Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết	- Ôn tồn, vơi vẻ, lời nói vừa đủ nghe
phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có	tôn trọng người nghe, không nên bảo 
thái độ như thế nào?	thủ, cho ý kiến của mình là đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chuyển bị tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTang buoi tuan 8.doc.doc