Giáo án Tập đọc 5 - Bài: Cửa sông

Giáo án Tập đọc 5 - Bài: Cửa sông

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài thơ.

- Hiểu nội dung của bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, giàu tình cảm.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học; biết yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị

- GV: Sgk, sgv,

- HS: Sgk, vở bài tập,

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Bài: Cửa sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Trường: Tiểu học Kim Đồng	Lớp: 5A3
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hương Sen
Giáo sinh: Nguyễn Thị Thắm	
Môn: Tập đọc	Bài: Cửa sông
Ngày soạn: 05/03/2013	Ngày dạy: 06/03/2013
Tiết chương trình: 50	Tiết dạy: 1
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài thơ.
- Hiểu nội dung của bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, giàu tình cảm.
3.Thái độ:
-Yêu thích môn học; biết yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị
- GV: Sgk, sgv,
- HS: Sgk, vở bài tập,
III. Phương pháp
	Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, cá nhân,
IV. Tiến trình tiết dạy
- Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đọc bài “Phong cảnh đền Hùng”
+ Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài văn.
+ HS trả lời
+ GV nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H: Tranh vẽ khung cảnh ở nào? Em thấy cảnh nơi đây như thế nào?
- Bài thơ “Cửa sông” của nhà thơ Quang Huy là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng nhiều ý nghĩa. Để hiểu hơn về bài thơ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Cửa sông”.
 - Gọi HS nhắc lại tên bài
2. Luyện đọc
- GV hỏi: Bài thơ có mấy khổ thơ?
- GV cho cho HS đọc nối tiếp lượt 1 (6 HS). GV chú ý sửa lỗi đọc cho HS.
- GV cho HS tìm từ khó: Cần mẫn, tôm rảo, lấp loá.
- Cho HS luyện đọc từ khó
- GV hướng dẫn đọc đúng: 
+Từ khó: GV đọc mẫu
+Nhấn giọng: nhấn mạnh ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Ví dụ ở khổ 1: Không then khoá, không khép lại, mênh mông, bao nỗi đợi chờ.
 + Ngắt nghĩ: Ngắt giọng tự nhiên ở các dòng thơ, nghĩ lâu hơn ở các khổ thơ.
 - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2: 6 HS đọc
- Gọi 1HS đọc chú giải SGK.
- GV yêu cầu HS đọc theo cặp đôi.
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
 3. Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời.
+ Nhóm 1: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? 
Giảng: ở đây tác giả đã dựa vào cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Nó làm người đọc thấy cửa sông rất thân quen.
+ Nhóm 2: Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biết như thế nào?
+ Nhóm 3: Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông với cội nguồn?
+ Nhóm 4: Hãy tìm những câu thơ nói về sự ra đi và trở về ở cửa sông trong khổ thơ 2 đến khổ 4?
- GV nêu nội dung của bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
- GV gọi HS nhắc lại 
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn mạnh ở những từ ngữ: Đẻ trứng, uốn cong, lấp loá, chào mặt đất, ngân lên, tiễn người , lành, búng càng. Ngắt giọng tự nhiên ở các dòng thơ, nghĩ lâu hơn ở các khổ thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp đợt 3: 3 HS
- GV dán bảng phụ 2 khổ thư cần đọc diễn cảm:
“Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp loá đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.”
- GV đọc mẫu khổ thơ cần đọc diễn cảm.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát tranh và trả lời?
TL: Tranh vẽ cảnh ở cửa sông với nhà cửa, con người, thuyền bè, núi non, cây cối,... Cảnh ở nơi đây rất đẹp, trong lành và yên bình.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài “Cửa sông”
- HS trả lời: 6 khổ
- 6 HS đọc nối tiếp lượt 1
- HS tìm các từ khó đọc
a
-HS luyện đọc từ khó: Cần mẫn, tôm rảo, lấp loá.
- HS lắng nghe và đọc đúng theo hướng dẫn.
- 6 HS đọc nối tiếp lượt 2
- HS đọc chú giải SGK.
- HS đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe
- HS thảo luận
- HS trả lời:
+ Nhóm 1: Là cửa nhưng không then khoá / cũng không khép lại bao giờ.
Cách giới thiệu này rất đặc biệt: Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác với những cái cửa bình thường - không then, không khoá.
+ Nhóm 2: Là nơi những dòng sông gưởi lại phù sa, nơi biển tìm về với đất, nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rảo đến búng càng,
+ Nhóm 3: Những hình ảnh nhân hoá: Giáp mặt, chảng dứt, nhớ. Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.
+ Nhóm 4: Để nước ngọt ùa ra biển, nơi biển tìm về với đất, nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rảo đến búng càng, cửa sông tiễn người ra biển.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nhắc lại nội dung
- HS lắng nghe
- 3 HS đọc nối tiếp lượt 3
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét chọn người đọc hay.
V. Cũng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài thơ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc 5 cua song.doc