Giáo án Tập đọc 5 - Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc

Giáo án Tập đọc 5 - Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc

Tập đọc

Tiết 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động học tập:

A. Bài cũ:

- Đọc bài: “Bài ca về trái đất” và trả lời câu hỏi sgk.

B. Bài mới:

1. Hoạt động 1: Luyện đọc.

 Mục tiêu: Biết đọc đúng một bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn.

 Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 1 hs điều khiển - Một HS đọc tòan bài.

- Học sinh quan sát tranh. - Một HS đọc toàn bài.

- GV chú ý rèn HS đọc rõ ràng mạch lạc nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình bạn hữu. Đoạn đối thoại đọc giọng thân mật.

- GV sửa lỗi phát âm khi HS đọc.

- Chia đoạn: 4 đoạn.

§ Đoạn 1: “Đó là .êm dịu”.

§ Đoạn 2: “Chiếc máy xúc thân mật”.

§ Đoạn 3: “Đoàn xe tải .chuyên gia máy xúc”.

§ Đoạn 4: “A-lếch-xây .tôi và A-lếch-xây”

- HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ HS đọc sai: ban mai, loãng, hòa sắc, gầu, vun đất, A-lếch-xây.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Tiết 9: Một chuyên gia máy xúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Tiết 9:	MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động học tập:
A. Bài cũ:
- Đọc bài: “Bài ca về trái đất” và trả lời câu hỏi sgk.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Biết đọc đúng một bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 1 hs điều khiển - Một HS đọc tòan bài.
- Học sinh quan sát tranh. - Một HS đọc toàn bài.
- GV chú ý rèn HS đọc rõ ràng mạch lạc nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình bạn hữu. Đoạn đối thoại đọc giọng thân mật.
- GV sửa lỗi phát âm khi HS đọc.
- Chia đoạn: 4 đoạn.
Đoạn 1: “Đó là.êm dịu”.
Đoạn 2: “Chiếc máy xúcthân mật”.
Đoạn 3: “Đoàn xe tải.chuyên gia máy xúc”.
Đoạn 4: “A-lếch-xây.tôi và A-lếch-xây”
- HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ HS đọc sai: ban mai, loãng, hòa sắc, gầu, vun đất, A-lếch-xây.
- HS đọc nối tiếp lượt 2 kết hợp giảng từ ngữ Sgk.
- HS đọc theo cặp. - Một HS đọc lại bài. - GV đọc mẫu.
2. Họat động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Biết trả lời các câu hỏi SGK
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 1 hs điều khiển
- HS thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài.
- GV gợi ý giúp đỡ HS khi thảo luận. - HS trình bày nội dung thảo luận.
Câu 1: Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở công trường xây dựng.
Câu 2: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
A-lếch-xây vóc người cao lớn mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng, thân hình chắc và khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
Thân mật cởi mở và đầy thiện cảm.
Câu 4: Chi tiết nào khiến em nhớ nhất? Vì sao?
A-lếch-xây xuất hiện ở công trường chân thực, đầy thiện cảm.
- Nêu nội dung chính của bài?
3. Họat động 3: Đọc diễn cảm.
Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 1 hs điều khiển
- HS đọc nối tiếp 1 lượt. - HDHS đọc diễn cảm đọan 4:
Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình bạn hữu. Đoạn đối thoại đọc giọng thân mật.
Ngắt giọng: Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tayvà nói.
- HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc diễn cảm theo vai.
* Củng cố: - Hỏi lại nội dung bài? - Luyện đọc bài nhiều lần.
C. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: “Ê-mi-li, con”. Luyện đọc và tìm hiểu câu hỏi 1, 2, 3,4 trang 50.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TAP DOC LOP 5(1).doc