Giáo án Tập đọc 5 - Tiết học 34: Ca dao về lao động sản xuất

Giáo án Tập đọc 5 - Tiết học 34: Ca dao về lao động sản xuất

 CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao : Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Thuộc lòng 2 – 3 bài ca dao.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Tranh minh họa các bài ca dao trang 168 - 169, SGK (Nếu có)

- Bảng phụ ghi sẵn 3 bài ca dao.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Tiết học 34: Ca dao về lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2009
 Taäp ñoïc - Tieát 34 
 CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao : Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Thuộc lòng 2 – 3 bài ca dao.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Tranh minh họa các bài ca dao trang 168 - 169, SGK (Nếu có)
- Bảng phụ ghi sẵn 3 bài ca dao. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
TG
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
3'
1. Kiểm tra bài cũ : 
+ KT bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
+Nhận xét và ghi điểm. 
2. Dạy bài mới : 
Vài HS.
1'
a/Giới thiệu bài : 
+Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK và mô tả những gì vẽ trong tranh.
+HS quan sát và nêu:
 Tranh vẽ bà con nông dân đang lao động, cầy cấy trên đồng ruộng. 
b/ H. dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
10'
* Luyện đọc: 
+ Gọi đọc toàn bài.
1HS giỏi đọc. 
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao (3 lượt).
+Theo dõi, sửa lỗi phát âm, HD ngắt nhịp hợp lí cho HS:
 .Ơn trời / mưa nắng phải thì
 .Tôi nay đi cấy / còn trông nhiều bề
 .Trông cho / chân cứng đá mềm,
 . Trời yên, bể lặng / mới yên tấm lòng
- HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
+ Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc.
+ GV đọc toàn bài.
- Theo dõi. 
8'
* Tìm hiểu bài :
+Chia HS thành nhóm, yêu cầu các 
em đọc thầm và trao đổi với các bạn trong nhóm để TLCH của bài:
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc 
thầm và trao đổi để TLCH:
- Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người ndân trong s xuất.
-Cày vào buổi trưa, mồ hôi, đắng cay, trông nhiều bề 
- Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề nhưng họ vẫn lạc quan, hi vọng vào một vụ mùa bội thu. Những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ? 
+ Những câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan : 
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. `
- Tìm những câu thơ ứng với mỗi nd : 
+ Những câu thơ : 
· Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
· 	Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
· Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
· 	Trông cho chân cứng, đá mềm 
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng 
· Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo. 
·	Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. 
10'
* Đọc diễn cảm, học thuộc lòng :
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng bài ca dao. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- 3 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 bài, sau đó nêu giọng đọc. Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc .
+Yêu cầu HS đọc DC bài ca dao thứ ba
1 HS đọc.
+ Treo bảng phụ có viết bài chọn hướng dẫn đọc diễn cảm. 
+ Đọc mẫu. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
+ Theo dõi GV đọc mẫu. 
+ Luyện đọc theo cặp. 
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm. 
+ Nhận xét, ghi điểm .
+Yêu cầu HS học thuộc lòng từng bài ca dao(2-3 bài)
+ Học thuộc lòng từng bài ca dao trong nhóm. 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
3’
3. Củng cố, dặn dò :
- Qua bài học, em hãy nêu ý nghĩa của các bài ca dao?
+Nhận xét tiết học 
+Dặn HS về nhà học thuộc lòng các bài ca dao, ôn tập CB KT ĐKCHKI. 
-Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc - tiet 34.doc