Giáo án Tập đọc - Bài dạy: Nghĩa thầy trò

Giáo án Tập đọc - Bài dạy: Nghĩa thầy trò

Môn: Tập đọc

Bài dạy: Nghĩa thầy trò

Người dạy: Trần Thị Mỹ Nữ

Ngày dạy:

I.Mục tiêu:

 1.Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc trôi chảy lưu lót toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng câu sau mỗi dấu câu và các cụm từ.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng nói của từng nhân vật.

 2.Đọc hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ câu, đoạn trong bài.

 - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa (phóng to).

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Bài dạy: Nghĩa thầy trò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Môn: Tập đọc
Bài dạy: Nghĩa thầy trò
Người dạy: Trần Thị Mỹ Nữ
Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
	1.Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc trôi chảy lưu lót toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng câu sau mỗi dấu câu và các cụm từ.
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng nói của từng nhân vật.
	2.Đọc hiểu:
	- Hiểu các từ ngữ câu, đoạn trong bài.
	- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II.Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa (phóng to).
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức: Hát vui.
- Tập thể lớp hát vui.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên hỏi tiết tập đọc trước các em đã được học bài gì?
- Giáo viên học hai học sinh lên đọc thuộc lòng bài thơ “Cửa sông” và trả lời câu hỏi sau:
 + Trong khổ thơ đầu tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
 + Theo bài thơ cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
- Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
- Cửa sông.
- Hai học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Lắng nghe.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh minh họa bài tập đọc lên bảng và hỏi bức tranh vẽ gì?
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu: Giờ học hôm nay chúng ta cùng đọc và tìm hiểu nội dung bài tập đọc nghĩa thầy trò. Đây là một bài văn hay kể lại một cảm xúc động và truyền thống tôn sư trọng đạo và tình cảm uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
b.Luyện đọc:
 b1:Luyện đọc đúng:
- Giáo viên gọi một, hai học sinh đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm trong sách giáo khoa.
- Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.
- Đọc từng đoạn:
- Giáo viên hỏi em nào cho cô biết bài thơ được chia làm mấy đoạn?
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Giáo viên gọi ba học sinh đọc bài nối tiếp theo đoạn văn.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh.
- Yêu cầu học sinh tìm từ khó trong bài.
- Giáo viên ghi lên bảng những từ khó và hướng dẫn học sinh đọc.
- Giáo viên gọi ba học sinh đọc nối tiếp bài lần hai.
- Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to trước lớp các từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các từ ngữ trong bài mà các em chưa hiểu nghĩa. Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Giáo viên gọi ba học sinh đọc nối tiếp nhau lần ba.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Đọc phân biệt lời nói thầy giáo Chu với học trò – ôn tồn, thân mật, nói với cụ già kính cẩn.
b2: Tìm hiểu bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn một và hỏi: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm cả đoạn một và hai và hỏi: Các em hãy tìm trong đoạn 1, 2 những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn ba và tìm: “Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vở lòng như thế nào? Những chi tiết nào nói lên điều đó?
- gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và nói thêm: Tình cảm của thấy giáo Chu đối với người thầy đã dạy, cụ thuở vở lòng hết sức tôn kính, biết ơn mang tình nghĩa thầy trò thủy chung. Tình cảm tốt đẹp ấy được biểu diễn qua hành động, cử chỉ, lờ nói rất quan trọng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
c.Luyện đọc diễn cảm:
- Giáo viên gọi ba học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trong bài, yêu cầu cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn một của bài.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh đọc hay.
- Học sinh quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ cảnh các môn sinh đang chắp tay kính chào một cụ đồ già.
- Học sinh lắng nghe.
- Một, hai học sinh đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm trong sách giáo khoa.
- Học sinh lắng nghe.
- Chia làm ba đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu . mang ơn rất nặng.
 Đoạn 2: Tiếp theo . môn sinh đến tạ ơn thầy.
 Đoạn 3: Còn lại.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Ba học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo trình tự.
 Hs1: Đọc đoạn 1.
 Hs2: Đọc đoạn 2.
 Hs3: Đọc đoạn 3.
- Học sinh tìm.
- Học sinh đọc.
- ba học sinh nối tiếp nhau đọc lần hai. 
- Một học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh nêu.
- Ba học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- Học sinh theo dõi giọng đọc cảu giáo viên.
- Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã dìu dắt, dạy dỗ họ trưởng thành.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Các môn sinh “tề tựu trước nhà thầy từ sáng sớm”. Học sinhọ biếu thành những cuốn sách quí. Sau khi nghe cụ giáo Chu nói: “tới thăm một người mà thaayfmang ơn rất nặng” thì tất cả “đồng thanh dạ ran”, cùng đi theo thầy rất nề nếp: “cụ giáo đi trước, học trò theo sau”, “các anh có tuổi đi theo sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú để tóc trai đào”.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Thầy giáo Chu rất tôn kính cun đồ đã dạy thầy từ vở lòng. Những chi tiết thể hiện sự tôn kính đó là: sau khi cám ơn các mon sinh cụ giáo Chu mời họ “ tới thăm một người “mà cụ mang ơn rất nặng” cử chỉ “chắp tay chung kính” vái thầy họ cũ. Lời nói cung kính ân tình. Tiếng “con” cất lên nghe thật cảm động “Dạ thầy! hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Ba học sinh đọc nối tiếp cả lớp theo dõi.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Hai học sinh đọc diễn cảm trước lớp, lớp lắng nghe nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên hỏi: Nội dung của bài tập đọc “ Nghĩa thầy trò” nói lên điều gì?
- Giáo viên nhận xét, dặn dò học sinh.
- Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Học sinh lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docNghia thay tro.doc