Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 - Tiết 22 đến tiết 53

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 - Tiết 22 đến tiết 53

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 Các em nhỏ và cụ già

Sách giáo khoa trang 62-63

Thời gian dự kiến: 80 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

TẬP ĐỌC:

1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các tiếng phát âm sai do phương ngữ : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, sải cánh, ríu rít, vệ cỏ.

- Đọc đúng kiểu câu kể và câu hỏi.

- Biết phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

2/ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ trong sgk/62

- Nắm được diễn biến của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải yêu thương nhau.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 - Tiết 22 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22-23 Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2006
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 Các em nhỏ và cụ già
Sách giáo khoa trang 62-63
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
TẬP ĐỌC:
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các tiếng phát âm sai do phương ngữ : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, sải cánh, ríu rít, vệ cỏ.
Đọc đúng kiểu câu kể và câu hỏi.
Biết phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
2/ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ trong sgk/62
Nắm được diễn biến của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải yêu thương nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tập đọc ( Khoảng 1,5 tiết )
1/ Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 3 học sinh đọc bài Bận và TLCH trong bài.
2/ Bài mới: 
Giới thiệu bài.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động1 : Luyện đọc 
- Luyện đọc câu
 + Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.(Chú ý dành cho học sinh yếu nhiều hơn)
+ Ghi các từ học sinh phát âm sai khi đọc
+ Học sinh đọc các từ đó.
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài ( 1 đến 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. 
- Giải nghĩa từ mới ở mục I
- Đọc từng đoạn trong nhóm: đại diện 5 nhóm đọc 5 đoạn. 
+ Học sinh đọc từng cặp.
Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3, 4
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 63.
Trả lời:
1/ Các bạn gặp một cụ già ngồi bên vệ đường, vẻ mặt mệt mỏi, cặp mắt lộ vẽ u buồn.
2/ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau: Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất gì đó, cuối cùng các bạn đến hỏi thăm ông cụ.
3/ Cụ bà đang ốm, đang phải nằm viện khó mà qua khỏi
4/Vì ông cụ thấy nổi buồn được chia sẻ.
5/Chọn tên chuyện khác: Những đứa trẻ tốt bụng.
Hoạt động 3:- Luyện đọc lại:
+ Giáo viên đọc lại toàn bài.
+ Năm em nối tiếp đọc năm đoạn.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
+ Thi đua giữa các nhóm - lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN ( Khoảng 0,5 tiết )
MỤC TIÊU:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Học sinh biết nhập vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.
Kể lại câu chuyện một cách tự nhiên, phù hợp với diễn bién câu chuyện.
2/ Rèn kĩ năng nghe:
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh 4 đoạn câu chuyện
Hoạt động 1: Kể chuyện	
Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
 Một em nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn câu chuyện.
 Gọi vài học sinh đọc lại bài .
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện :
- Cho học sinh xem 4 tranh minh hoạ và tập kể lại chuyện theo đoạn.
- Câu chuyện vốn kể theo lời của ai?( Lời một bạn nhỏ).
Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh.
- Gọi từng em kể lại theo đoạn câu chuyện.
- Giáo viên mời 5 học sinh tiếp nối nhau kể 5 đoạn câu chuyện.
- Giáo viên cho học sinh đóng một vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
Em có suy nghĩ gì về các bạn nhỏ?
Em học được điều gì qua câu chuyện này?
Khuyến khích học sinh về tập kể lại.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 24 Thứ tư ngày 1 tháng 11 năm 2006
TẬP ĐỌC 
Tiếng ru
Sách giáo khoa trang 64
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ: làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao.
- Nghỉ hơi sau các dòng thơ và khổ thơ.
- Biết đọc bài với giọng tình cảm, thiết tha.
2/Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ ở sách giáo khoa trang 64
- Hiểu nội dung bài: Con người sống giữa cộng đồng phải biết yêu thương nhau.
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ bài đọc. 
 Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ:
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Các em nhỏ và cụ già.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài.
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc
 - Luyện từng dòng thơ
 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ).
+ Giáo viên ghi các từ học sinh phát âm sai.
+ Đọc các từ học sinh phát âm sai
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trong bài trong bài ( 2-3 lần ).
+ Hướng dẫn học sinh yếu đọc kĩ hơn.
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó . Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giải nghĩa từ ngữ được chú giải như sách giáo khoa
Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi.
Đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1,2, 3, 4 sách giáo khoa trang 64
Trả lời:
1/ - Con ong yêu hoa vì hoa có mật.
Con cá yêu nước vì cá sống được nhờ nước.
Con chim yêu trời vì nhờ có bầu trời chim mới bay lượn được
2/+ Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
 -Một thân lúa chín thì không làm nên mùa vàng.
 Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa vàng.
+Một người đâu phải nhân gian/ Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi. 
Một người không phải là cả loài người/ Sống một mình như một đốm lửa đang tàn lụi.
Nhiều người mới làm nên nhân loại/ Sống cô đơn một mình con người giống một đốm lửa nhỏ không toả sáng,cháy lan ra đuọc, sẽ tàn...
3/Núi không chê đất vì nhờ có đất mới thành núi. Biển không chê sông vì nhờ có sông biển mới đầy nước.
4/ Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
5/ HTL bài thơ
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ.
+ Học sinh thi học thuộc bài thơ.
+ Gọi vài em xung phong HTL bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò: 
	Gọi vài em đọc thuộc lòng bài thơ.
Qua bài thơ, em thấy mọi người sống trong cộng đồng thì phải như thế nào?
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 25 Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2006
TẬP ĐỌC 
 Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 1) sgk/ 69 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/Kiểm tra lấy điểm đọc;
- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học trong tuần 8 ( phát âm rõ ràng, tốc độ tối thiểu 65 chữ/ phút, biết ngừng, nghỉ sau dấu câu, sau các cụm từ ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Ôn tập phép so sánh:
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
- Chọn đúng từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh . II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 trong sgk .
Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở bài tập 2.
Bảng phụ viết ( 2 lần ) các câu văn ở bài tập 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra đọc ( khoảng 1/5 số học sinh).
Từng học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.
Học sinh đọc 1 đoạn trong bài tập đọc đã bốc thăm.
- Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc để học sinh trả lời.
3. Bài tập 2:Ghi tên các sự vật được so sánh .
Một học sinh đọc yêu cầu bài - lớp đọc thầm theo.
Giáo viên mở bảng phụ cho học sinh trả lời:
 Sự vật 1 Sự vật 2 
a/ Hồ nước Chiếc gương bầu dục khổng lồ.
b/ Cấu Thê Húc Con tôm
c/ Đầu con rùa Trái bưởi.
Học sinh làm vào VBT – 1 em làm vào phiếu.
4. Bài tập 3: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:
Giáo viên cho 2 nhóm học sinh thi làm bài tập 3 trên phiếu đã chuẩn bị ở mục II.
 	Lớp và Giáo viên nhận xét.
a/ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
b/ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
c/ Sương sớm long lanh tựa như hạt ngọc. 
3/ Củng cố, dặn dò: 
	Giáo viên nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh đọc lại các bài tập đọc , nhớ lại các câu chuyện đã nghe trong tiết TLV.
IV/ Bổ sung:
Tiết 26 Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2006
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN 
 Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 2) sgk/ 69 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc:
- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học trong tuần 8 ( phát âm rõ ràng, tốc độ tối thiểu 65 chữ/ phút, biết ngừng, nghỉ sau dấu câu, sau các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu kiểu Ai là gì?
3/ Nhớ và kể lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến 1 câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 trong sgk .
Bảng phụ viết sẵn hai câu văn ở bài tập 2.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra đọc ( khoảng 1/5 số học sinh).
Từng học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.
Học sinh đọc 1 đoạn trong bài tập đọc đã bốc thăm.
- Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc để học sinh trả lời.
3. Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
Một học sinh đọc yêu cầu bài - lớp đọc thầm theo.
a/ Em là hội viên thiếu nhi câu lạc bộ phường. 
Ai là hội viên câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
Học sinh làm vào VBT – 1 em làm vào phiếu.
Chấm chữa bài.
4. Bài tập 3: Kể lại một câu chuyện đã học ở tám tuần đầu.
Học sinh nêu các câu chuyện đã học: Cậu bé thông minh, Ai có lỗi?, Chiếc áo len, Người mẹ, Người lính dũng cảm, Bài tập làm văn, Các em nhỏ và cụ già, Trận bóng dưới lòng đường.
Truyện trong tiết TLV: Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
Học sinh suy nghĩ tự chọn nội dung chuyện kể theo lời kể của nhân vật hay cùng các 1 bạn phân vai.
Học sinh thi kể -Lớp và Giáo viên nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
Khen ngợi các em nhớ chuyện và kể chuyện hay.
	Nhắc học sinh đọc lại các bài tập đọc 
Giáo viên nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 17 Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2006
CHÍNH TẢ
 Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 3) sgk/ 69,70 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc:
- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học trong tuần 8 ( phát âm rõ ràng, tốc dộ tối thiểu 65 chữ/ phút, biết ngừng, nghỉ sau đấu câu, sau các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu: học sinh trả lời được 1hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/Luyện tập đặt đúng mẫu Ai là gì?
3/ Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tiếu nhi xã( huyện, tỉnh ) theo mẫu
 II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 trong sgk .
Bản photo đơn xin tham gia sinh hoật câu lạc bộ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
 ... ạt động dạy học chủ yếu:
Tập đọc ( Khoảng 1,5 tiết )
1/ Bài cũ: 2 – 3 học sinh đọc và TLCH bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.
2/ Bài mới: 
Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động1 : Luyện đọc 
- Luyện đọc câu
 + Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.
 * Giáo viên đi đến giúp học sinh yếu và hướng dẫn các em cách đọc.
+ Ghi các từ học sinh phát âm sai khi đọc.
+ Học sinh đọc các từ đó.
Luyện đọc đoạn: 
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài ( 1 đến 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. 
- Giải nghĩa từ mới ở mục I
- Đọc từng đoạn trong nhóm: đại diện nhóm đọc 3 đoạn. 
+ Học sinh đọc từng cặp.
+ Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
+ Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 131
Trả lời:
1/ Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
2/ Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
3/ Có cầu trượt, đu quay.
4/ Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cưu một em bé` đang vùng vẫy tuyệt vọng.
5/ Mến phản ứng rất nhanh, lao ngay xuống hồ cưu em nhỏ. Hành động này cho thấy Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
+ Giáo viên đọc lại toàn bài.
+ Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
+ Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN ( Khoảng 0,5 tiết )
MỤC TIÊU:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.
Giọng kể linh hoạt phù hợp với nội dung 
2/ Rèn kĩ năng nghe:
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn.
Hoạt động 1: Kể chuyện	
- Giáo viên mở bảng phụ ghi trước gợi ý kể từng đoạn, học sinh nhìn bảng đọc lại. 
- Một học sinh kể mẫu đoạn 1 – Trên đường phố.
- Từng cặp học sinh tập kể.
- Ba học sinh nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn ( theo gợi ý )
- Một học sinh kể toàn chuyện.
3/ Củng cố, dặn dò:
Gọi học sinh nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyến khích học sinh về tập kể lại.
Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 49 - 50 Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2006
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Mồ Côi xử kiện
Sách giáo khoa trang 139 - 141
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
TẬP ĐỌC:
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,...
Phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.
2/ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ trong sgk/140
Hiểu được ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi, Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tập đọc ( Khoảng 1,5 tiết )
1/ Bài cũ: 2 – 3 học sinh đọc và TLCH bài: Về quê ngoại.
2/ Bài mới: 
Giới thiệu bài.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động1 : Luyện đọc 
 - Luyện đọc câu
 + Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn.
 * Giáo viên đi đến giúp học sinh yếu và hướng dẫn các em cách đọc.
+ Ghi các từ học sinh phát âm sai khi đọc.
+ Học sinh đọc các từ đó.
Luyện đọc đoạn: 
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài ( 1 đến 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. 
- Giải nghĩa từ mới ở mục I
- Đọc từng đoạn trong nhóm: đại diện nhóm đọc 3 đoạn. 
+ Học sinh đọc từng cặp.
+ Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
+ Một học sinh đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 141
Trả lời:
1/ Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
2/ Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
3/ Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
4/ Vị quan toà thông minh/ Phiên xử thú vị/ Bẽ mặt kẻ tham lam/ Ăn “ hơi” trả “ tiếng”.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
+ Giáo viên đọc lại toàn bài.
+ Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
+ Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN ( Khoảng 0,5 tiết )
MỤC TIÊU:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. Học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phân biệt lời kể các nhân vật.
Giọng kể linh hoạt phù hợp với nội dung 
2/ Rèn kĩ năng nghe:
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: 4 tranh của câu chuyện ( SGK )
Hoạt động 1: Kể chuyện	
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
Dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện :
Học sinh quan sát 4 bức tranh ứng với nội dung 3 đoạn trong truyện.
- Gọi vài học sinh khá, giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1. Giáo viên nhận xét. 
Tương tự đối với tranh 2, 3, 4
Từng cặp kể cho nhau nghe.
- Ba học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4
- Gọi vài em thi kể trước lớp. Lớp và Giáo viên bình chọn người kể hay nhất.
- Một học sinh kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
3/ Củng cố, dặn dò:
Gọi học sinh nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Khuyến khích học sinh về tập kể lại.
Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 51 Thứ ba ngày 2tháng 1 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Anh đom đóm
Sách giáo khoa trang 143 - 144
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ: gác núi, lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp...
2/Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ ở ở mục I sách giáo khoa trang 144
- Hiểu nội dung bài: Đom Đom rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ bài đọc. 
 Bảng viết những dòng thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ:
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Mồ côi xử kiện.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài.
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc
 - Luyện từng dòng thơ
 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ).
+ Giáo viên ghi các từ học sinh phát âm sai.
+ Đọc các từ học sinh phát âm sai
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trong bài trong bài ( 2-3 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó . Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giải nghĩa từ ngữ được chú giải như sách giáo khoa.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp. Giáo viên theo dõi.
Đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1,2, 3, sách giáo khoa trang 144
1/ Anh Đom Đom lên đèn đi gáccho mọi người ngủ yên..
2/ Chị Cò Bợ ru con, thím vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.
3/ Học sinh phát biểu ở khổ thơ 2,3 hoặc 5.
4/ Thuộc lòng bài thơ
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp 10 dòng thơ đầu của bài thơ.
+ Học sinh thi học thuộc bài thơ.
+ Gọi vài em xung phong HTL bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò: 
	Gọi vài em đọc thuộc lòng bài thơ.
Nêu nội dung bài thơ như mục I.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 52 Thứ hai ngày 8 tháng 1 năm 2007
TẬP ĐỌC 
 Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 1) sgk/ 146 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe - viết Rừng cây trong nắng.
 II/ Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
. Bài tập 2:
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc một lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
Hai – ba học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi.
Giáo viên giải nghĩa một số từ: uy nghi, tráng lệ.
Giúp học sinh nắm nội dung bài: 
Đoạn văn nói gì? Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
Cho học sinh viết một số từ khó: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm,..
Giáo viên đọc cho hs viết
Chấm chữa bài
3/ Củng cố, dặn dò: 
	Giáo viên nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh đọc lại các bài tập đọc , nhớ lại các câu chuyện đã nghe trong tiết TLV.
 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 Ôn tập cuối học kì I ( Tiết 2 ) sgk / 148 - 149
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Ôn luyên về so sánh ( Tìm những hình ảnh so sánh có trong câu văn ).
Hiểu nghĩa các từ, mở rộng vố từ.
 II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn hai câu văn của BT2.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
. Bài tập 2:Tìm hình ảnh so sánh có trong các câu văn sau:
Học sinh đọc các câu văn ở sgk/ 149
Giáo viên hướng dẫn - Học sinh làm bài.
a./ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời
như
những cây nến khổng lồ.
b/ Đước mọc san sát, thẳng đuột
như
hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
Từ biển trong câu Biển lá xanh rờn...không phải là vùng nước biển mặn mênh mông trên bãi cát trắng mà nghĩa là một tập hợp rất nhiều sự vật.
3/ Củng cố, dặn dò: 
Cho học sinh tìm một số cặp hình ảnh so sánh .
Xem lại bài - Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
Tiết 53 Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2007
TẬP ĐỌC 
 Ôn tập cuối học kì I ( Tiết 4) sgk/ 148 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Nhớ lại tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà.
Rèn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
 II/ Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
. Bài tập 1:
Viết tên các bài tập đọc thuộcchủ điểm Anh em một nhà:Hủ bạc của người cha, Nhà rông ở Tây Nguyên, Đôi bạn 
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp
Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh điền dấu chấm hợac dấu phẩy để phù hợp với nội dung.
Cà mau đất xốp. Mùa nắng đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.Trên cái đất phập phều và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
Học sinh dọc lại bài vừa làm xong.
Giáo viên nhận xét, chấm bài.
3/ Củng cố, dặn dò: 
	Giáo viên nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh đọc lại các bài tập đọc . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 19.doc