Giáo án Tập đọc khối 5 kì 1

Giáo án Tập đọc khối 5 kì 1

 Tập đọc:

 BI :THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 ( Hồ Chí Minh)

I.- Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy bức thư.

-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .

 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới

 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .

3. GDHS : Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các

doc 75 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1065Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc khối 5 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008
 Tập đọc: 
 BÀI :THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
 ( Hồ Chí Minh)
I.- Mục tiêu:
Đọc trôi chảy bức thư.
-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .
 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng 
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu .
 -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới
 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .
3. GDHS : Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .
II.- Đồ dùng dạy học:
 -GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 - HS : SGK , vở học.
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Oån định tổ chức : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
 2/ Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : Nhân dịp ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà , tháng 9 năm 1945 . Bác Hồ đã gửi thư cho các em học sinh . Nội dung thư đã trông mong , khuyên nhủ các em điều gì ,â thầy mời các em theo dõi bài tập đọc “Thư gửi các học sinh “ sẽ rõ .
b) Luyện đọc :
-Một học sinh khá đọc to cả bài một lượt .
-Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .
-Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , vui vẻ
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểi bài :
Đoạn 1: Từ đầu  vậy các em nghĩ sao ?
H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
Đoạn 2: Tiếp theo  học tập của các em.
H: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
H: Học sinh có những nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đát nước ?
Đoạn 3: Phần còn lại
H: Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào ?
d) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
 - GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn : từ sau tám mươi năm giời nô lệ ở công học tập của các em.
 - Cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư trên.
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Cả lớp theo dõi
- Một HS đọc thành tiếng
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi nước nhà giành được độc lập sau tám mươi năm làm nô lệ cho thực dân Pháp
- Một HS đọc
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy , yêu bạn, góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu
- Một HS đọc
- Bác chúc HS có một năm đầy vui vẻ và đầy kêt quả tốt đẹp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
- Từ 2 đến 4 HS thi đọc.
 3.- Củng cố :
H: Bác Hồ đã tin tưởng, hy vọng vào học sinh Việt Nam những điều gì ?
- Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào HS Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới
 4.- Nhận xét dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh về nhà đọc trước bài : “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
 Tập đọc: 
 Bài : QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA 
 ( Tô Hoài )
I.- Mục tiêu:
Đọc trôi chảy toàn bài .
Đọc đúng các từ ngữ khó .
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi , dàn trải , dịu dàng ; biết nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh vật .
Hiểu các từ ngữ ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài .
 - Nắm được nội dung chính : Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa , làm hiện lên bức tranh làngquê thật đẹp , sinh động và trù phú . Qua đó , thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương .
II.- Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
 HS: Sưu tầm thêm những bức ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa .
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ: Thư gửi các học sinh .
H : Ngày khai trường tháng 9 năm 1945có gì đặcbiệt so với những ngày khai trường khác ? 
H: Sau Cách mạng tháng Tám , nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
GV nhận xét và ghi điểm.
-Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
-Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
II/Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Có những em lớn lên ở thành phố . Có những em sinh ra và lớn lên ở vùng quê. Nơi nào trên đất nước ta cũng đều có vẻ đẹp riêng của nó . Hôm nay , cô sẽ đưa các em về thăm làng quê Việt Nam qua bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
-Học sinh lắng nghe
-Luyện đọc:
HĐ1: Gọi 1 HS đọc cả bài một lượt .
HĐ2: HS đọc nối tiếp .
Đoạn 1: Từ đầu .ngả màu vàng hoe.
Đoạn 2: Tiếp theo .vạt áo.
Đoạn 3:Tiếp theo .quả ớt đỏ chói.
Đoạn 4 : Còn lại .
-Cho học sinh đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
-Hướng dẫn HS đọc từ ngữ dễ đọc sai : sương sa , vàng xuộm , vàng hoe , xoã xuống , vàng xọng .HĐ3: Cho HS giải nghĩa từ .
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
-Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn.
-Học sinh luyện đọc từ khó
-Một học sinh đọc to phần giải nghĩa trong sách giáo khoa.
-Cả lớp lắng nghe.
 2-Tìm hiểu bài: 
HS đọc thầm , đọc lướt bài văn .
H: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng ?
H: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ gợi cho em cảm giác gì? 
H: Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?
H: Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động ? 
H: Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?
H: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ?
-Lúa-vàng xuộm; nắng-vàng hoe; xoan-vàng lịm; lá mít-vàng ối; tàu đu đủ-vàng tươi; lá sắn héo- vàng tươi; quả chuối-chín vàng; tàu lá chuối-vàng ối; bụi mía-vàng xọng; rơm, thóc-vàng giòn; gà, chó-vàng mượt; mái nhà rơm-vàng mới;
-Vàng xuộm: Lúa vàng xuộm tức là lúa đã chín, có màu vàng đậm
-Không còn có cảm giác héo tàn sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa.
-Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt ngay.
-Làm cho bức tranh đẹp một cách hoàn hảo, sống động
-Vì phải là người rất yêu quê hương tác giả mới viết được bài văn tả cảnh ngày mùa hay như thế.
Đọc diễn cảm: 
HĐ1: GV đọc diễn cảm đoạn văn 1 lần.
Đ2: HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
-Cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Cho học sinh thi đọc diễn cảm cả bài.
GV nhận xét và khen học sinh
-HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng.
-2 HS đọc.
-2 HS thi đọc cả bài.
III/ Củng cố:
Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê như thế nào?
-Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó, thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
IV/ Nhận xét dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học . Khen những học sinh đọc tốt
-Dặn học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn đã học và chuẩn bị bài “Nghìn năm văn hiến”.
 TUẦN 2 Thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 2008.
 Tập đọc: 
 Bài : NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
 ( Nguyễn Hoàng)
 I.- Mục tiêu:
Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam – đọc rõ ràng , rành mạch với giọng tự hào.
Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời . Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước nhà. 
HS có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử.
 II.- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
Bảng phụ : viết sẵn bảng thống kê.
 III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ :
H: Em hãy kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó ?
H: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương ?
- GV nhận xét đánh giá
- Những sự vật đó là : lúa, nắng xoan, lá mít, chuối, đu đủ
- Phải là người có tình yêu quê hương tha thiết mới viết được bài văn hay như vậy
2) Giới thiệu bài : Đát nước của chúng ta có một nền văn hoá lâu đời. Quốc Tử Giám là một chứng tích hùng hồn về nền văn hiến đó. Hôm nay, thầyâ và các em sẽ đến thăm Văn Miếu, một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội qua bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến”
a) Luyện đọc:
HĐ1: Gọi một HS khá (giỏi) đọc cả bài một lượt.
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
*Đoạn 1 : từ đầu  tiến sĩ
*Đoạn 2 : Tiếp theo  bảng thống kê
*Đoạn 3 : còn lại
- Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai : Quốc Tử Giám, trang nguyên
HĐ3: cho HS đọc chú giải trong sách giáo khoa và giải nghĩa từ.
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
-HS lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS luyện đọc những từ ngữ khó
- Một HS đọc, lớp lắng nghe
- Cả lớp theo dõi bài
b) Tìm hiểi bài :
HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1
H: Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?
HĐ2 : Đọc và tìm hiểu nội đung đoạn 2
H: Em hãy đọc thầm bản thống kê và cho biết : triều đại nào tổ  ... øng nước?
 Đoạn4:
H: Câu chuyện giúp em hiểu gì?
d) Đọc diễn cảm:
GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn lên hướng dẫn HS đọc
GV đọc lần hai.
HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét , khen những HS đọc hay.
-HS lắng nghe.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS đọc từ ngữ khó đọc
-1HS đọc chú giải, 1HS giải nghĩa từ
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm
-Oâng đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Oâng cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi, dẫn nước từ rừng già về thôn.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước, không làm nương nên không còn nạn phá rừng . 
 Về đời sống , nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói
1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-Oâng nghĩ là phải trồng cây. Oâng lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
1HS đọc to, lớp đọc thầm.
 -Oâng Lìn là người lao đôïng cần cù, thông minh, sáng tạo.
 Nhiều HS luyện đọc đoạn 
 - 2 HS thi đọc diễn cảm .
 - Lớp nhận xét .
2’
3) Củng cố :
 H: Qua bài văn tác giả ca ngợi điều gì?
 -Ca ngợi cuộc sống, ca ngợi những con người chịu thương chịu khó, hăng say, sáng tạo trong lao động để làm giàu cho gia đình, làm đẹp cho quê hương .
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn
 -Đọc trứoc bài Ca dao về lao động sản xuất
Tập đọc : CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 I,- Mục tiêu
 1- Đọc trôi chảy, lưu loát những bài ca dao: 
 -Đọc đúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
 -Biết đọc diễn cảm thể hiện sự thông cảm với việc lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân 
 2- Hiểu nội dung những bài ca dao: Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.
 3-GDHS biết quý trọng người nông dân trên đồng ruông.
II.- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm	
III.- Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
H: Oâng Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? 
H: Oâng Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
GV nhận xét và ghi điểm.
-Oâng đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Oâng cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi, dẫn nước từ rừng già về thôn.
-Oâng nghĩ là phải trồng cây. Oâng lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm
1’
11’
9’
7’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:Ca dao - dân ca là tiếng nói tình cảm của người lao động. Đó có thể là lời than thân trách phận, có thể là bày tỏ tình cảm tế nhị kín đáo hay thẳng thắn bộc trực. Những bài ca dao hôm nay sẽ giúp các em thấy được phần nào về đời sống tình cảm của lao động trên đồng ruộng.
b) Luyện đọc:
 HĐ1: 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài.
 HĐ2: Cho HS đọc nối tiếp.
 HĐ3: Cho HS đọc cả bài.
 HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
c) Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc lại các bài ca dao.
 H: Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
 H:Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân
 - Cho HS đọc lại các bài ca dao
 H: Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:
 a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
 b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất
.
 c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
d) Đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn HS cách đọc bài ca dao.
GV đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc bài ca dao.
-Cho HS thi đọc diễn cảm
-GV nhận xét , khen những HS đọc thuộc đọc hay.
- HS lắng nghe.
 -1HS đọc to, lơp đọc thầm.
 -Mỗi HS đọc một bài nối tiếp nhau (đọc 2 lần)
 -2 HS đọc cả bài.
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Hình ảnh là: “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” ; Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
-Câu: “Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.
“Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
 Câu: “ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang . Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.”
 “Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng"
-“Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
 -2HS đọc bài ca dao
 -HS luyện đọc bài ca dao
 -Cho 4 HS thi đọc diễn cảm cả 3 bài
 Lớp nhận xét.
2’
3) Củng cố :
 Qua bài ca dao miêu tả điều gì?
 Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho mọi người.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 3 bài ca dao
-Tiết sau Oân tập cuối học kì I
Ngày soạn : 28/12/2007
 Ngày dạy : Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2008
Tập đọc : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
 I.- Mục tiêu:
 1-Kiểm tra lấy điểm tập đọc của (kĩ năng đọc thành tiếng)
 2-Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài TĐ thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
 3-Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ
II.- Đồ dùng dạy học:
-Băng dính, bút dạ và giấy khổ tôch các nhóm trình bày bài tập 2.
III.- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
H: Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
H:Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân
 -GV nhận xét, ghi điểm
Hình ảnh là: “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” ; Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
Câu: “Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.
“Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
1’
16’
10’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Từ đầu năm đến nay, các em đã học được nhiều bài thơ, bài văn hay nói về cảnh đẹp của quê hương đất nước, về tình cảm sẻ chia, đùm bọc, yêu thương của nhân dânta trong cuộc sống lao động, trong chiến đấu và trong xây dựng đất nước. Trong tiết ôn tập này Thầy giúp các em thống kê lại các bài TĐ trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
 b)Kiểm tra Tập đọc:
 - Số lượng kiểm tra: Khoảng 1/3 số HS trong lớp.
 - Tổ chức kiểm tra.
 +Gọi từng HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
 + Cho HS đọc yêu cầu của bài tập2.
 + Cho HS làm bài tập (GV chia lớp thành 4 nhómvà phát phiếu khổ to để các em làm bài).
 - Cho HS làm bài và trình bày kết quả 
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
 c) Lập bảng thống kê:
-HS lắng nghe.
-HS bốc thăm, chuẩn bị trong 2 phút
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Các nhóm làm vào phiếu, xong đem dán phiếu lên bảng.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
GIỮ LẤY MÀU XANH
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
3’
 3) Củng cố: Nêu nhận xét về nhân vật:
-GV nhắc lại yêu cầu: Em phải đóng vai trò là người bạn để nhận xét về bạn nhotrong truyện Người gác rừng tí hon.
 -Cho HS làm bài. 
 -Cho HS trình bày kết quả
 -GV nhận xét và chốt lại:
 Cậu bé gác rừng là người rất yêu rừng, yêu thiên nhiên. Bạn rất thông minh, dũng cảm trong việc bắt bọn chặt gỗ để bảo vệ rừng
 HS nhận xét
 _ HS làm bài cá nhân.
 _ Một số HS phát biểu ý kiến.
 _Lớp nhận xét
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
 -GV nhận xứt tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm.
Tập đọc : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết2)
I.- Mục tiêu:
 1)Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng cho HS.
 2)Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người
II.- Đồ dùng dạy học:
 -4 tờ giấy khổ to, bút dạ để các nhóm làm bài tập.
III.- Các hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
 Cho HS nhắc lại một số bài về chủ điểm Giữ lấy màu xanh
1’
10’
10’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay Thầy sẽ kiểm tra lấy điểm . Sau đó các em sẽ ôn luyện thông qua việc làm một số bài tập
b) Kiểm tra tập đọc:
 - Kiểm tra số HS còn lại ở tiết 1
 -Gọi từng HS lên bốc thăm.
 -Cho HS đọc và trả lời câu hỏi.
c) Lập bảng thống kê:
 - HS lắng nghe.
 - HS lần lượt lên kiểm tra.
 -HS lên bốc thăm .
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun-tôn Uôc-Slê
Văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ
3
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
Văn
8’
d) Trình bày ý kiến:
 -Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV giao việc:
* Các em đọc lại hai bài thơ: Hạt gạo làng ta và Ngôi nhà đang xây.
 * Chọn những câu thơ trong hai bài em thích .
 * Trình bày những cái hay của những câu thơ em đã chọn.
 -Cho HS làm bài, phát biểu ý kiến
 -GV nhận xét và khen những HS lí giảu hay.
 -1HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm hai bài thơ và làm bài
-Lớp nhận xét
2’
4) Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 chon bo(1).doc