Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 26 - Bài: Cá sấu sợ cá mập

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 26 - Bài: Cá sấu sợ cá mập

3. Bài mới

Giới thiệu: (1)

- Treo bức tranh và hỏi: Nội dung bức tranh nói gì?

- Vì sao trong đầu họ lại hiện ra hai loài cá hung dữ, truyện vui Cá sấu sợ cá mập sẽ cho các con biết điều đó.

Phát triển các hoạt động (27)

 Hoạt động 1: Luyện đọc

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

Chú ý: giọng người kể: đọc khẩn trương, nhịp dồn dập.

Giọng người khách: lo lắng, bồn chồn.

Giọng ông chủ: quả quyết, ôn tồn.

b) Luyện phát âm

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ:

+ Tìm các từ có âm đầu l, n, d, r, ch, tr, trong bài.

+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.

- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.

- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).

- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.

c) Luyện đọc đoạn

- Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn?

Các đoạn được phân chia ntn?

- Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau.

 

doc 3 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 26 - Bài: Cá sấu sợ cá mập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CÁ SẤU SỢ CÁ MẬP 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm, (MB); ven biển, ở biển, quả quyết, (MT, MN).
Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Giọng đọc khẩn trương, nhịp dồn dập, phân biệt giọng từng nhân vật.
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa các từ mới: khách sạn, tin đồn, quả quyết, cá mập, mặt cắt không còn giọt máu.
Hiểu nội dung và tính hài hước của truyện: Khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu. Oâng chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết rằng vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông còn làm cho khách khiếp sợ hơn. 
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) về cá sấu và cá mập. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sông Hương.
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Sông Hương.
Nhận xét cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Nội dung bức tranh nói gì?
Vì sao trong đầu họ lại hiện ra hai loài cá hung dữ, truyện vui Cá sấu sợ cá mập sẽ cho các con biết điều đó. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu toàn bài.
Chú ý: giọng người kể: đọc khẩn trương, nhịp dồn dập.
Giọng người khách: lo lắng, bồn chồn.
Giọng ông chủ: quả quyết, ôn tồn.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, d, r, ch, tr,  trong bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn 
Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn?
Các đoạn được phân chia ntn?
Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Khách tắm biển lo lắng điều gì?
Họ phàn nàn với ai?
Oâng chủ khách sạn nói thế nào?
- Vì sao ông chủ lại quả quyết như vậy?
Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn?
Câu chuyện này có gì đáng buồn cười?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 6 HS chia làm 2 nhóm đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, ông chủ khách sạn và khách du kịch).
Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Nếu em là khách du lịch emsẽ nói gì với ông chủ?
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện và đọc lại các bài tập đọc, chuẩn bị cho tuần kiểm tra.
Hát
3 HS nối tiếp đọc cả bài. 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 của bài.
Hai người khách du lịch đang nói chuyện với một người đàn ông béo tốt. Trong đầu họ hiện ra hình ảnh một con cá sấu và một con cá mập.
Mở SGK trang 74.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
+ Các từ đó là: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm.
+ Các từ đó là: ven biển, quả quyết, ở biển, khiếp đảm.
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn: 
Đoạn 1: Có một  có cá sấu.
Đoạn 2: Một số  rất sợ cá mập.
Đoạn 3: Phần còn lại.
3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Đọc và theo dõi.
Lo lắng trước tin đồn: ỡ bãi tắm có cá sấu. 
Với ông chủ khách sạn.
Oâng chủ quả quyết: ở đây làm gì có cá sấu.
Oâng nói rằng, vùng biển này sâu, có nhiều cá mập mà cá sấu thì rất sợ cá mập.
Vì cá mập còn hung dữ hơn cá sấu.
Oâng chủ muốn làm yên lòng khách đang sợ cá sấu nên nói rằng ở đây có cá mập nên không thể có cá sấu.
Bằng cách này ông làm cho khách sợ hãi hơn.
Câu chuyện đáng cười ở chỗ, ông chủ khách sạn không làm cho khách du lịch yên tâm, ngược lại ông làm cho họ thêm phần sợ hãi khi nói ở bãi biển không thể có nhiều cá mập.
Suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_2_tuan_26_bai_ca_sau_so_ca_map.doc