Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 1

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 1

Tiết 1

Tập đọc – Kể chuyện

CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

A. TẬP ĐỌC :

- Luyện đọc đúng: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, kỹ năng đọc – hiểu :

+ Hiểu nghĩa các từ khó: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.

+ Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.

- Giáo dục học sinh: Khâm phục sự tài trí, thông minh của một bạn nhỏ .

B. KỂ CHUYỆN :

1. Rèn kĩ năng nói :

- Dựa vào trí nhớ và tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện .

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .

2. Rèn kĩ năng nghe, kỹ năng kể cho HS:

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .

- Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời kể của bạn .

3. HS yêu thích, hứng thú với giờ học kể chuyện.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:	 Tiết 1
Tập đọc – Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
A. TẬP ĐỌC :
- Luyện đọc đúng: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, kỹ năng đọc – hiểu :
+ Hiểu nghĩa các từ khó: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng. 
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
- Giáo dục học sinh: Khâm phục sự tài trí, thông minh của một bạn nhỏ .
B. KỂ CHUYỆN :
1. Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .
2. Rèn kĩ năng nghe, kỹ năng kể cho HS:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .
- Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời kể của bạn .
3. HS yêu thích, hứng thú với giờ học kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh minh hoạ. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
Hoạt động 1 (5’) Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 2( 12’): Luyện đọc 
- MT: Giúp HS đọc đúng,đọc trôi chảy các từ ngữ khó trong bài.
- CTH:
+ GV đọc mẫu .
+ Gọi 1 em đọc toàn bài
+ Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi ghi từ HS phát âm sai lên bảng. 
+ GV chia đoạn (3 đoạn), yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đọan. HD đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy dấu chấm ở các cụm từ. 
+ Giải nghĩa từ mới trong bài. 
+ Gọi 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài lần thứ hai.
+Luyện đọc bài theo nhóm.GV theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa sai cho HS
+ Tổ chức cho HS thi đọc bài giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc hay.
+ YC đọc đồng thanh cả bài
Hoạt động 3 (8’): Tìm hiểu bài
-YC đọc đoạn 1 từ:“Ngày xưalên đường”
H: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
H: Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
H: Cậu bé thưa với cha điều gì ? 
*Giảng từ: kinh đô: nơi vua và triều đình đóng .
- Yêu cầu đọc đoạn 2 từ: “Đến trước cung vua lần nữa”.
H: Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
*Giảng từ: om sòm là: ầm ĩ , gây náo động.
- Yêu cầu đọc đoạn 3 từ: “Hôm sauthành tài”
H: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
H: Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
*Giảng từ: trọng thưởng: tặng cho phần thưởng lớn 
H: Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- GV rút nội dung chính – ghi bảng :
Nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí của một cậu bé .
Hoạt động 4(10’) : Luyện đọc lại 
+ Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ đọan 2 giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 em) đọc theo hình thức phân vai.
+ Tổ chức một số nhóm thi đọc trước lớp
- Nhận xét – tuyên dương .
 Tiết 2:
Hoạt động 5(8’): Luyện đọc lại (tiếp theo)
+Yêu cầu học sinh đọc nhóm ba.
+ Tổ chức cho hai nhóm thi đọc theo vai. 
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 6(27’): Kể chuyện 
+GV nêu nhiệm vụ: Quan sát 3 tranh minh hoạ cho 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện .
-HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý :
Đoạn 1:
H:Quân lính đang làm gì ?
H:Lệnh đức vua là gì ?
H:Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
+Yêu cầu 1 HS kể lại đọan 1.
+Nhận xét, tuyên dương.
Tương tự GV hướng dẫn HS kể các đọan khác như đoạn 1.
Đọan 2:
H: Trước mặt vua , cậu bé làm gì ?
H: Thái độ của nhà vua như thế nào ?
+YC HS nối tiếp nhau kể lại câu truyện trong nhóm
b) HD trình bày trước lớp 
+ 3-4 em kể lại trước lớp. Sau đó 1 em kể lại tòan bộ câu truyện
- GV nhận xét – tuyên dương .
+HS nghe 
+1 em đọc toàn bài
+HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý phát âm từ đọc sai. Đọc 2 lượt.
+3 HS nối tiếp nhau đọc theo đọan. Chú ý ngắt nghỉ đúng chỗ. 
+ 2 em đọc chú giải trong SGK, lớp theo dõi. 
+ 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 2
+ HS đọc bài trong nhóm 2 . Mỗi em đọc 1 đoạn, các bạn trong nhóm theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho bạn.
+ Đại diện 3 nhóm đọc 
+ HS đọc đồng thanh 1 lần cả bài
+ HS đọc đoạn 1 – lớp đọc thầm .
+ Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng .
+ Vì gà trống không đẻ trứng được 
+ Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức vua, con sẽ lo được việc này. 
+ HS đọc chú giải
+ HS đọc đoạn 2 – lớp đọc thầm .
+ Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lý (bố đẻ em bé), từ đó làm cho vua phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lý. 
+ HS đọc chú giải
+ HS đọc đoạn 3 – lớp đọc thầm .
+ Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
+ Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua .
+ HS đọc chú giải
+ HS thảo luận nhóm đôi – trả lời.
 + HS nhắc lại.
+ Học sinh quan sát theo dõi GV đọc mẫu.
+ Học sinh luyện đọc trong nhóm(3 nhân vật)
+ 3-4 nhóm thi đọc.
+ Học sinh đọc phân vai theo nhóm (mỗi nhóm ba em)
+Hai nhóm đọc – học sinh nhận xét
+HS lắng nghe 
+HS quan sát – đọc câu hỏi - tập kể từng đoạn theo nhóm ( 3 em )
+Đại diện 3 nhóm kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện theo tranh .
+Quân lính đang thông báo lệnh của đức vua.
+Mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
+Dân làng lo sợ vô cùng
+1 HS kể
+Lớp nhận xét .
+Cậu bé kêu khóc om sòm, nói: Bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữađuổi đi.
+Đức vua quát cậu bé là láo
+HS kể trong nhóm, nhận xét .
+ 4 em kể lại trước lớp. Sau đó 1 em kể lại tòan bộ câu truyện
 CỦNG CỐ – DẶN DÒ : 
- GV hệ thống lại nội dung câu chuyện, liên hệ thực tế giáo dục hs
H: Câu chuyện cho ta biết điều gì?
- GV nhắc HSvề kể chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài tiết sau.
- Nhận xét tiết học
*Bổ sung: 
Tiết 3 
HAI BÀN TAY EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Luyện đọc đúng: ngủ , chải tóc , siêng năng , giăng giăng . Đọc trôi chảy toàn bài . Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ . Học thuộc lòng bài thơ .
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
+ Hiểu nghĩa các từ khó: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ . 
+ Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: hai bàn tay rất đẹp , rất có ích và đáng yêu. 
- Giáo dục học sinh giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Tranh minh hoạ .
 Bảng viết sẵn những khổ thơ cần luyện đọc 
HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
* Hoạt động 1 ( 5’) Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài “Cậu bé thông minh ”. 
H. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? 
H. Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý ? 
H. Nêu nội dung chính ? 
-Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 2 ( 12’) : Luyện đọc
a. Đọc mẫu 
+ GV đọc tòan bài một lượt :
b. HD đọc từng câu
+ GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ. Yêu cầu HS đọc 2vòng như vậy. 
+ GV theo dõi HS đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai. 
c.HD đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ GV yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một khổ thơ. 
+ GV giúp HS hiểu nghĩa từ: giăng giăng, siêng năng. Kết hợp giảng thêm từ thủ thỉ có nghĩa là nói nhỏ nhẹ, tình cảm và yêu cầu HS đặt câu với từ: thủ thỉ
+ Luyện đọc theo nhóm: chia HS thành nhóm nhỏ, yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Yêu cầu 3 nhóm bất kì đọc bài trứơc lớp. Nhận xét, tuyên dương những em đọc hay.
e. Đọc đồng thanh 
Hoạt động 3 (8’): Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu đọc khổ thơ 1 .
H: Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
H: Hồng nụ có nghĩa là như thế nào?
GV: Khổ thơ đầu cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của hai bàn tay em bé.
- Yêu cầu đọc 4 khổ thơ còn lại .
H: Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
GV: Khổ thơ 2 cho chúng ta thấy bàn tay rất thân thiết với em bé .
H. Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
-Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính của bài
Nội dung chính : Hai bàn tay của em rất đẹp , có ích và đáng yêu . 
Hoạt động 4 (10’): Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ .
- Một HS giỏi đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS tự học thuộc bài thơ.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ (kết hợp xoá bảng). GV chỉnh sửa sai choHS
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc bài thơ theo hình thức hái hoa. Nhận xét, ghi điểm.
- Thi đọc thuộc cả bài thơ?
- Cả lớp nhận xét bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
+ HS theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo .
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Cả lớp nghe GV hoặc bạn HS đoc mẫu các từ khó phát âm, HS mắc lỗi đọc lại theo mẫu, tổ, nhóm đồng thanh đọc thành tiếng, từ ngữ này. 
+ 5 em đọc bài theo yêu cầu GV. 
+ HS đọc chú giải trong SGK để hiểu nghĩa các từ khó trong bài.
Đặt câu: Đêm đêm, mẹ thường thủ thỉ kể chuyện cho em nghe.
+ Mỗi em đọc 1 khổ thơ trước nhóm, các bạn trong nhóm theo doi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
+3 nhóm đọc bài theo yêu cầu của GV, cả lớp theo dõi và nhận xét . 
+HS cả lớp đồng thanh đọc cảbài. 
-1 HS đọc – lớp đọc thầm .
-Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng; những ngón tay xinh như những cánh hoa .
-Hồng còn đang ở trạng thái nụ , chưa nở hết .
-HS lắng nghe và nhắc lại.
-1 HS đọc – lớp đọc thầm .
-Buổi tối , hai hoa ngủ cùng bé: hoa kề bên má,hoa ấp cạnh lòng. Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc. Khi bé học,bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy. Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như với bạn.
-HS trả lời .
-HS thảo luận nhóm đôi tìm nội dung chính, trả lời.
- HS nhắc lại.
- 1 em đọc lại bài
- HS tự học thuộc bài thơ
- HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- 4-5 em lên hái hoa đọc thuộc các khổ thơ mà mình chọn được.
- 2-3 em đọc
 CỦNG CỐ – DẶN DÒ (5’) : 
-Chơi trò chơi “truyền điện”: chia 4 tổ, mỗi bạn của tổ đọc 1 khổ thơ.
-Nhận xét chung - Nêu ND chính –> GV kết hợp giáo dục HS giữ gìn VS bàn tay.
- Nhận xét tiết học.
*Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc