Tiết 1
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.:lời bọn lính,Tây đồn ,thầy mo,lững thũng ,gậy trúc ,huýt sáo to lù lù .Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật(ông Ké, Kim Đồng, lời bọn lính).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước. Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Cửa Tùng và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là “bà chúa” của các bãi tắm?
- Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
- Nêu nội dung chính.
Nhận xét cho điểm HS.
Tuần 14 Tiết 1 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.:lời bọn lính,Tây đồn ,thầy mo,lững thũng ,gậy trúc ,huýt sáo to lù lù .Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật(ông Ké, Kim Đồng, lời bọn lính). - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước. Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK) - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Cửa Tùng và trả lời câu hỏi: - Em hiểu thế nào là “bà chúa” của các bãi tắm? - Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? - Nêu nội dung chính. Nhận xét cho điểm HS. *Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện đọc Đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.nhấn giọng các từ chỉ dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông Ké b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: -Hướng dẫn HS chia đoạn chia thành 4 đoạn. -Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. GV có thể giải thêm nghĩa của cáctừ khó ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh). + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. +Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + YC HS cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2 . Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 H. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? H. Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già nùng? H. Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? -Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2,3,4,cả lớp đọc thầm trao đổi. H. Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng? -Yêu cầu HS suy nghĩ tìm ND chính. Nội dung: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cách mạng. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - HS đọc các từ khó - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Dùng bút chì gạch dấu ngăn cách giữa các đoạn - Đọc theo đoạn, chú ý đọc các câu - HS đọc chú giải theo YC của GV. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - HS đọc đồng thanh theo từng dãy bàn. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS đọc thầm - Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. -Vì vùng này là vùng người Nùng ở,đóng vai như thế để hoà đồng với mọi người ,dễ che mắt địch làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương -Đi rất cẩn thận, Kim Đồng nhanh nhẹn đeo túi đi trước, ông Ké lững thững đi đằng sau gặp điều gì đáng ngờ, Kim đồng huýt sáo để ông già kịp tránh vào ven đường -3 HS đọc đoạn 2 3,4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo -Kim Đồng nhanh trí, gặp địch không hề bối rối,bình tĩnh huýt sáo ra hiệu. Nhanh trí trả lời khi địch hỏi. Trả lời xong thản nhiên gọi ông Ké đi tiếp. Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc, làm những việc quan trọng nguy hiểm -HS cả lớp suy nghĩ để tìm nội dung chính. -Cả lớp nhắc lại TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài - GV hoặc HS khá đọc mẫu một đoạn trong bài. - Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm. - Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp . - Nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 4: Kể chuyện Xác định yêu cầu. - Gọi 2 HS đọc YC của phần kể chuyện. -GV gợi ý HS có thể kể theo ba cách: Kể ngắn gọn, kể có đầu cuối, kể sáng tạo - Yêu cầu HS đọc đoạn kể mẫu. Kể mẫu - Yêu cầu HS kể Kể theo nhóm - Chia lớp thành 5 nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. - Các nhóm kể trước lớp. Kể trước lớp -Tuyên dương HS kể tốt. - Theo dõi bài đọc mẫu. - Chia thành 4 nhóm, luyện đoc phân vai trong nhóm. - 2 nhóm (mỗi nhóm 4 em) thi đọc phân vai trước lớp . - HS thi đọc diễn cảm cả bài. -2 HS đọc yêu cầu trong SGK. -HS quan sát 4 tranh minh hoạ - HS đọc đoạn kể mẫu. - Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn. - Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. - 1HS kể lại cả câu chuyện trước lớp. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Em biết được điều gì qua câu chuyện trên - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. *Bổ sung: Tiết 3 NHỚ VIỆT BẮC I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Nắng ánh, thắt lưng, mơ nở, núi giăng, chuốt, rừng phách, đổ vàng Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Đọc trôi chảy được toàn bài thơ với giọng đọc tình cảm, tha thiết. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung hiểu được nội dung bài: Ca ngợi đất, người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. - Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, có ý thức học tập tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Người liên lạc nhỏ và trả lời câu hỏi: + Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào? + Nêu nội dung chính. Nhận xét cho điểm HS. *Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện đọc. a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng, tình cảm, tha thiết, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, thể hiện sự tự hào ở đoạn cuối khi nói về người Tây Bắc đánh giặc giỏi. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. * Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và nhắc HS ngắt nhịp cho đúng. - Giải nghĩa từ khó. - YC 3 HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. * YC HS luyện đọc theo nhóm. * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Cả lớp đọc thầm 2 dòng thơ đầu: H. Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? GV: Ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người Việt Bắc, thể hiện tình cảm thân thiết. Trong 4 câu lục bát tiếp theo (từ câu 2 đến câu 5) cứ 6 dòng nói về cảnh thì 8 dòng nói về người -1HS đọc tiếp từ câu 2 đến hiết bài thơ. H. Tìm những câu thơ cho thấy: a) Việt Bắc rất đẹp b) Việt Bắc đánh giặc giỏi. - HS đọc thầm lại cả bài thơ, tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc - Bài thơ cho ta thấy điều gì? Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ. - GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu lại bài một lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng. - Nhận xét, tuyên dương những HS đã học thuộc bài. -HS theo dõi GV đọc mẫu - Mỗi HS đọc 2 dòng thơ, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng khổ thơ theo hướng dẫn của GV. - 2 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ. Ta về,/ mình có nhớ ta/ Ta về/ ta nhớ/ những hoa cùng người.// Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi/ Dèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng.// Ngày xuân/ mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón/ chuốt từng sợi dang.// Nhớ khi giặc đến/ giặc lùng/ Rừng cây/ núi đá/ ta cùng đánh Tây.// - Đọc chú giải SGK - 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc bài trong nhóm - 2 nhóm thi đọc tếip nối. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. - 1 HS đọc 2 dòng thơ đầu Nhớ hoa – là nhớ cảnh vật, núi rừng Việt Bắc; nhớ người: con người Việt bắc với cảnh sinh hoạt dao gài thắy lưng, đan nón, chuốt dang, hái măng, tiếng hát ân tình.) -Một HS đọc tiếp từ câu 2 đến hết bài thơ. -Cả lớp đọc thầm suy nghĩ + Núi rừng Việt Bắc đẹp với cảnh: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hoà bình. ® Các hình ảnh trên rất đẹp và tràn ngập sắc màu : xanh, đỏ, trắng, vàng. + Việt Bắc đánh giặc giỏi với những hình ảnh: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. - Người Việt Bắc chăm chỉ, đánh giặc giỏi, ân tình thuỷ chung với cách mạng. Các câu thơ nói lên vẻ đẹp đó: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang; Nhớ cô em gái hái măng một mình; Tiếng hát ân tình thuỷ chung. - HS tự do phát biểu ý kiến. -HS đọc theo YC của HS - HS thi học thuộc lòng trong nhóm. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ *Bổ sung: Tiết 4 TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I. MỤC TIÊU - Tiếp tục ôn tập cho HS một số kiến thức, kỹ năng đã học về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu và tập làm văn. II. CHUẨN BỊ GV: -Chép sẵn các bài tập ra bảng phụ. -Một đoạn văn để HS luyện đọc.(Đoạn văn ở SGK) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC *Bài mới: GV giới thiệu bài ghi bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1:Ôn kĩ năng đọc: -GV yêu cầu những HS đọc yếu luyện đoc lại bài tập đọc vừa học. Các HS khác đọc thầm bằng mắt - Gọi 1 số HS đọc Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách viết một số từ khó thường gặp -Gọi HS đọc yêu cầu đề. -GV hướng dẫn HS lưu ý viết một số từ khó, dễ nhầm lẫn. -GV YC HS đọc và giải nghĩa từ khó. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò -HS đọc lại các từ khó đã viết trong tiết học. -Dặn HS về nhà ôn bài . -HS đọc và làm BT. -1 số HS đọc bài -1HS đọc đề. -Cả lớp chú ý và viết theo yêu cầu của GV. -1 số HS đọc và giải nghĩa từ (nếu biết) -HS khác nhận xét. -HS trả lời. * Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: