Tiết 1
Tập đọc – kề chuyện
AI CÓ LỖI
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
A/ Tập đọc:
-Luyện đọc đúng: nắn nót , nổi giận, lát nữa, khủyu tay, nguệch ra, trả thù, Cô-rét-ti, En -ri-cô, đọc trôi chảy cả bài. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấy phảy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
-Rèn kĩ năng đọc –hiểu:
+Hiểu nghĩa các từ khó: Kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây, ngạc nhiên.
+Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
B/ Kể chuyện:
1/ Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
-Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2/ Rèn kỹ năng tập trung theo dõi bạn kể.
-Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
-Giáo dục HS có lỗi phải biết nhận lỗi, biết nhường nhịn bạn.
3/ Yêu thích môn học.
Tuần 2: Tiết 1 Tập đọc – kề chuyện AI CÓ LỖI I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU : A/ Tập đọc: -Luyện đọc đúng: nắn nót , nổi giận, lát nữa, khủyu tay, nguệch ra, trả thù, Cô-rét-ti, En -ri-cô, đọc trôi chảy cả bài. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấy phảy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. -Rèn kĩ năng đọc –hiểu: +Hiểu nghĩa các từ khó: Kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây, ngạc nhiên. +Nắm được diễn biến của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. B/ Kể chuyện: 1/ Rèn kĩ năng nói: -Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. -Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2/ Rèn kỹ năng tập trung theo dõi bạn kể. -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. -Giáo dục HS có lỗi phải biết nhận lỗi, biết nhường nhịn bạn. 3/ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: GV: tranh minh hoạ. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. HS: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Họat động 1 (5’): Gọi 2 em lên đọc thuộc lòng bài: Hai bàn tay em H: Hai bàn tay thân thiết với em bé như thế nào? H: Nêu nội dung của bài thơ: “Hai bàn tay em”? - Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 2 (12’): Luyện đọc a. Đọc mẫu: -GV đọc mẫu lần 1 -Yêu cầu 2 HS đọc bài. -Yêu cầu lớp đọc thầm. H. Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì? Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi chỉnh sửa từ sai cho HS. - Chia đoạn, GV yêu cầu HS đọc từng đoạn. *Giảng từ: Kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây. -GV theo dõi, sửa sai. -HD học sinh đọc trong nhóm. -Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu. -GV nhận xét: Hoạt động 2 ( 8’): Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn 1+2 từ “ Tôi đang nắn nót ở cổng” - GV nêu câu hỏi HS trả lời H.Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? H: Đoạn này cho biết điều gì?. *Ý 1: nguyên nhân hai bạn nhỏ giận nhau -Yêu cần HS đọc đoạn 3+4 từ” Cơn giận lắng xuống tôi trả lời”. H. Vì sao En-ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti? -Yêu cầu: 1 HS đọc từ “tan học-tôi trả lời” H. Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? . H.Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn” H: Đoạn này cho biết điều gì? *Ý 2: Bình tĩnh suy nghĩ, chủ động làm lành với bạn. Yêu cầu HS đọc đoạn 5 từ “về nhàdoạ đánh bạn”. H. Bố đã trách mắng En- ri-cô như thế nào? H. Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao? H.Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen? *Ý 3: bài học rút được sau cơn giận. H. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Nội dung chính: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. Hoạt động 3 (10’): Luyện đọc lại - Yêu cầu HS nêu cách đọc đọan 2,3. GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc đọan 2,3 trong nhóm - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đọan 2, 3 -GV theo dõi ,sửa sai, tuyên dương những em đọc tốt -Gọi 2 -3 em thi đọc cả bài -GV nhận xét, sửa sai. Tiết 2 Hoạt động 4 (8’): Luyện đọc lại (tt) - Tổ chức cho HS đọc theo vai trong nhóm - Tổ chức cho hai nhóm thi đọc theo vai. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 5 (27’): Kể chuyện -GV nêu nhiệm vụ: quan sát 5 tranh minh hoạ cho 5 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Hướng dẫn HS cách kể và yêu cầu HS kể trong nhóm -Tổ chức cho HS thi kể truyện từng đọan trước lớp -GV nhận xét, tuyên dương. -HS lắng nghe. -2 HS đọc toàn bài + chú giải. -HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. - En-ri -cô và Cô-rét -ti- -HS đọc nối tiếp từng câu. -HS đọc nối tiếp từng đoạn. - HS đọc phần chú giải. -HS phát âm từ khó. -HS đọc nhóm 3 em. -Đại diện các nhóm đọc. -HS theo dõi, nhận xét. -HS đọc đồng thanh. -1 HS đọc-lớp đọc thầm. HS trả lời. - Cô-rét-ti vô ý chạm khủy tay vào En-ri -cô làm En-ri -cô viết hỏng, En –ri- cô giận bạn, để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô –rét-ti. -HS trả lời. -HS nhận xét, bổ sung. -HS nhắc lại. -1 HS đọc lớp đọc thầm. -HS trả lời. -Sau cơn giận, En-ri- cô bình tĩnh lại nghĩ là Cô –rét-ti không cố ý chạm khủy tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. -1 HS đọc theo yêu cầu. -Tan học thấy Cô –rét-ti đi theo mình En –ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “Ta lại thân nhau như trước đi” khiến En -ri- cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn, vì cậu rất muốn làm lành với bạn. -> HS nhận xét bổ sung. -Tại mình vô ý. Mình phải làm lành với En-Ri-Cô. -HS trả lời. -1 HS đọc lớp đọc thầm -Bố mắng En-ri-cô là người có lỗi đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn. -Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn. -En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận , biết thương bạn , khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn. -Cô –rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn. -HS trả lời - HS trả lời và nhắc lại. -1HS nêu cách đọc. - HS luyện đọc trong nhóm -3 nhóm thi đọc -2 HS đọc. - HS đọc phân vai trong nhóm -HS đọc phân vai theo nhóm(mỗi nhóm 2 em). Hai nhóm đọc –HS nhận xét. - HS lắng nghe -HS quan sát tranh, tập kể từng đoạn theo nhóm (3 em). -Đại diện 5 nhóm kể nối tiếp 5 đoạn của câu chuyện. -Lớp nhận xét. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: H. Em học được điều gì qua câu chuyện này? Nhận xét tiết học - Dặn dò: Về tập kể cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết học tới. *Điều chỉnh – Bổ sung: TIẾT 3 CÔ GIÁO TÍ HON I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Rèn đọc đúng các từ : Nón, Khoan thai, khúc khích, ngọn líu, nũng niu, bắt trước, khúc khích. - Hiểu nghĩa các từ : Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, châm bầu, núng nính. Hiểu nội dung bài: Bài văn tả vào trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em, qua trò chơi này có thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, ước mơ trở thành cô giáo. - Giáo dục tình cảm kính yêu thày cô giáo. II. CHUẨN BỊ: - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. - HS: SGK . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định : Hát. 2/ Bài cũ( 5’) : Gọi 3 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi bài “ Khi mẹ vắng nhà”. H. Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ? H. Kết quả công việc của ban như thế nào? H. Đọc nêu nội dung chính ? 3/ Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề -1 HS nhắc lại. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 (15’): Luyện đọc + GV đọc mẫu + Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi ghi từ HS phát âm sai lên bảng. + GV chia đoạn (3 đoạn), yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đọan. HD đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy dấu chấm ở các cụm từ. + Giải nghĩa từ mới trong bài. Cho HS đọc chú giải trong SGK để hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính . + Gọi 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 2 + Luyện đọc bài theo nhóm + Tổ chức cho HS thi đọc bài giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc hay. + YC đọc đồng thanh cả bài. Hoạt động 2 (8’): Tìm hiểu bài . - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : H : Truyện kể có những vật nào? H : Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì? - Hướng dẫn đọc cả bài, trả lời câu hỏi H : Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú ? -Đọc thầm và trả lời câu hỏi : H : Tìm những hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnh của đám “học trò” ? - Hướng dẫn thảo luận rút ra nội dung bài . Nội dung chính : Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em . Hoạt động 3 (10’) : Luyện đọc lại - GV đọc mẫu 2 đoạn đầu . - Hướng dẫn cách đọc đúng, rõ ràng, hay. - Luyện đọc trong nhóm đôi đọan 1-2 - Yêu cầu HS đọc, giao lưu các nhóm. - Gv nhận xét tuyên dương . + HS nghe + HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý phát âm từ đọc sai. +3 HS nối tiếp nhau đọc theo đọan. Chú ý ngắt nghỉ đúng chỗ. + 2 em đọc chú giải trong SGK, lớp theo dõi, bổ sung. + 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 2 + HS đọc bài trong nhóm 2. Mỗi em đọc 1 đoạn, các bạn trong nhóm theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho bạn. + Đại diện 3 nhóm đọc + HS đọc đồng thanh1 lần cả bài -1 em đọc đoạn 1 . - Bé và 3 đứa em Hiển, Anh và Thanh - Các bạn chơi trò chơi lớp học - 1 em đọc cả bài - Bé bắt chước cô giáo vào lớp, Bé dạy học . - Đứng dậy, khúc khích, cười chào cô, ríu rít đánh vần theo cô - Thảo luận rút ra nội dung bài học. - 3 HS nhắc lại . - HS nghe . - Cả lớp lắng nghe . - HS luyện đọc trong nhóm. - Mỗi nhóm 1 em đọc cho cả lớp nghe , nhận xét . CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - 1 em đọc cả bài nhắc lại ND chính của bài. - Về nhà học thuộc bài, luyện đọc thêm. - Nhận xét tiết học. *Điều chỉnh – Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: