Tiết 1&2
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
*Tập đọc:
+ Đọc các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :Đê-rốt xi, Cô –rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay. Đọc đúng giọng các câu cảm , câu cầu khiến. Đọc trôi chảy được toàn bài. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ :gà tây, bò mộng, chật vật, . . .
+ Hiểu nội dung câu chuyện: Nêu gương quyết tâm vượt khó của một HS tật nguyền.
* Kể chuyện:
+ Dựa vào trí nhớ biết nhập vai, kể toàn bộ câu truyện bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
+ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
+ Yêu thích, hứng thú với giờ học kể chuỵên
Tuần 29 Tiết 1&2 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN BUỔI HỌC THỂ DỤC I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: *Tập đọc: + Đọc các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :Đê-rốt xi, Cô –rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay. Đọc đúng giọng các câu cảm , câu cầu khiến. Đọc trôi chảy được toàn bài. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài. + Hiểu nghĩa các từ ngữ :gà tây, bò mộng, chật vật, . . . + Hiểu nội dung câu chuyện: Nêu gương quyết tâm vượt khó của một HS tật nguyền. * Kể chuyện: + Dựa vào trí nhớ biết nhập vai, kể toàn bộ câu truyện bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể. + Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. + Yêu thích, hứng thú với giờ học kể chuỵên II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV : Tranh minh truyện SGK, thêm tranh ảnh: gà tây, bò mộng (nếu có). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên đọc bài”Tin thể thao” ? Em hãy tóm tắt bản tin thể thao thứ nhất bằng một câu ngắn ? ? Tấm gương của Am-xtơ –rông nói lên điều gì? + Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung. *Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện đọc - Đọc mẫu + GV đọc toàn bài một lượt + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó:Đê-rốt xi, Cô-rét ti, Xtác –đi, Ga rô nê, Nen-li + GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV theo dõi và chỉnh sữa lỗi phát âm cho học sinh . -Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, và giải nghĩa từ + GV hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp . + Gọi 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài kết hợp tìm hiểu các từ ngữ mới: gà tây, bò mộng, chật vật. + Yêu cầu HS đặt câu với từ chật vật. Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. + Gọi 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài - Luyện đọc theo nhóm . + GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS. Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. + Gọi 1 nhóm bất kì yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp . + Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Gọi 1 em đọc lại đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: ? Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? ? Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi ? Vì sao Nen –li được miễn tập thể dục ? ? Vì sao Nen –li cố xin thầy được luyện tập như mọi người? - Một HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm lại, trả lời: ? Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen -li? + Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm thêm 1 tên thích hợp cho câu truyện + Nội dung chính của bài muốn nói lên điều gì? Nội dung chính: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS tật nguyền. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài + GV đọc diễn cảm 1, 2 đoạn. Hướng dẫn HS đọc một số đoạn, câu sau: -Nen–li bắt đầu leo một cách rất chật vật. // Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán. // Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. // Nhưng cậu vẫn cố sức leo. // Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, / vừa luôn miệng khuyến khích :/ “Cố lên ! // Cố lên !”// + Chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 em) yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. + Tổ chức cho HS thi đọc bài trước lớp theo hình thức tiếp nối. + Bình chọn nhóm đọc hay, nhận xét, cho điểm HS. TIẾT 2: KỂ CHUYỆN Hoạt động 4: Luyện đọc lại + Cho HS luyện đọc theo vai (mỗi nhóm 5 em : người dẫn truyện, thầy giáo, 3 HS cùng nói “Cố lên” + Tổ chức cho HS thi đọc phân vai. Chú ý cách ngắt giọng. + GV hướng dẫn cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc đúng và hay. Hoạt động 5: Kể chuyện + Nêu YC của tiết kể chuyện + Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của nhân vật ? + Em có thể kể lại bằng lời của nhân vật nào ? + Gọi 3-4 HS yêu cầu tiếp nối nhau kể 3 đoạn của truyện, GV nhận xét. + Kể trong nhóm (GV chia lớp thành các nhóm nhỏ) yêu cầu HS luyện kể trong nhóm. + Gọi 3 HS kể lại bằng lời cùng 1 nhân vật, tiếp nối kể câu chuyện trước lớp. + Gọi 1 HS kể toàn bộ câu truyện. Nhận xét, cho điểm những HS kể hay, đúng nội dung, tự nhiên. + Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo. + Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm . Mỗi HS đọc 1 câu. + HS theo dõi GV hướng dẫn cách đọc. + 3 em đọc bài, mỗi em đọc 1 đoạn + 1 em đọc chú giải, lớp theo dõi. +HS đặt theo ý hiểu của các em +3 em đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét +Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. + Một nhóm đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. + 1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Mỗi HS phải leo lên trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. + Đê-rốt- xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ, Xtác-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây, Ga-nô-rê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai. + 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Vì cậu bị tật từ nhỏ - bị gù +Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm các việc các bạn làm được + 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm lại, trả lời: + Nen-li leo lên một cách chật vật mặt đỏ như lửa mồ hôi ướt đâm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên thế là nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và thầy khuyên cậu xuống, nhưng cậu còn muốn đứng thẳng trên xà như các bạn khác.Cậu cố gắng rồi đặt được hai khuỷu tay hai đầu gối, hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên thở dốc, mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng. + HS phát biểu theo ý kiến riêng của mình. VD: Cậu bé can đảm./ Nen li dũng cảm./Chiến thắng bệnh tật + HS thảo luận, trả lời câu hỏi + 3 – 4 HS nhắc lại NDC + HS theo dõi cách đọc của GV. + HS luyện đọc lại trong nhóm. + 2 – 3 HS đọc lại đoạn văn. + HS luyện đọc trong nhóm theo hình thức phân vai. + 3 nhóm HS thi đọc phân vai. + Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay. + 1 em nêu yêu cầu của tiết kể chuyện, lớp theo dõi. + Tức là nhập vai của 1 nhân vật trong truyện để kể, khi kể xưng là “tôi”, “ tớ”, hoặc “ mình” + Bằng lời của thầy giáo, của Đe-rốt-xi, Cô-rét-ti, Ga-rô-nê, Xtac-đi, Nen-li hoặc một số bạn trong lớp. + 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của truyện. + HS luyện kể trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho bạn. +3 HS kể lại bằng lời cùng 1 nhân vật, cả lớp theo dõi, nhatruyeejnr + 1 HS kể toàn bộ câu truyện + HS trả lời, GV nhận xét, chốt. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: + Qua bài em học tập được điều gì? + Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bàisau *Bổ sung: TIẾT 3 TẬP ĐỌC LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: + Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dâu phẩy và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được tòan bài , bước đầu biết đọc bài với giọng kêu gọi, rõ ràng, rành mạch . + Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông . + Hiểu được tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Tranh minh họa bài tập đọc . Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ: *Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện đọc a. Đọc mẫu + GV đọc toàn bài một lượt. + Gọi 1 em đọc cả bài b. Hướng dẫn đọc từng câu + GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 1 câu. Yêu cầu HS đọc 2 vòng như vậy. GV theo dõi HS đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai. c. HD đọc từng kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp. + GV YC 3HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một khổ thơ. + YCHS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài và đặt câu với từ bồi bổ. +Nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + Yêu cầu 3 em tiếp nối nhau đọc lại bài thơ lần 2 . d. Luyện đọc theo nhóm + Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 em luyện đọc trong nhóm. + Yêu cầu 3 đến 4 nhóm bất kì đọc bài trứơc lớp . e. Đọc đồng thanh + yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài + Gọi 1 em đọc toàn bài và trả lời câu hỏi H: Cho biết sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ? H : Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ? H : Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ? H : Em sẽ làm gì sau khi đọc: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ? + Nội dung chính của bài muốn nói lên điều gì ? * Nội dung chính: Hiểu được tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. Hoạt động 3: Luyện đọc lại + GV đọc mẫu bài lần 2 + Gọi 1 em đọc cả bài. +Chia lớp thành các nhóm nhỏ(mỗi nhóm 3 em) YC HS luyện đọc trong nhóm. + Tổ chức cho HS đọc bài theo hình thức tiếp nối. + Nhận xét, ghi điểm cho HS + Theo dõi GV đọc bài mẫu đọc thầm theo + 1 em đọc cả bài + Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Cả lớp nghe GV hoặc bạn HS đọc mẫu các từ khó phát âm, HS mắc lỗi đọc lại theo mẫu, tổ, nhóm đồng thanh đọc thành tiếng, từ ngữ này . + Nghe GV hướng dẫn ngắt giọng . + 3 em đọc bài theo yêu cầu GV +1HS đọc chú giải, lớp theo dõi . Bố mẹ rất chăm lo bồi bỏ sức khoẻ cho ông bà. + 3 em đọc bài theo yêu cầu của GV. + Mỗi em đọc 1 đoạn trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . + Các nhóm đọc bài theo yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. + Lớp đọc đồng thanh cả bài. + 1 em đọc trứơc lớp, lớp đọc thầm. + Sức koẻ giúp chúng ta giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng cần có sức khoẻ để thành công. + Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh. + HS trả lời: Bác Hồ là tấm gương về rèn luyện thân thể./ Sức khoẻ là vốn quý, muốn làm việc gì thành công cũng phải có sức khoẻ. / Mỗi người dân đều phải có bổn phận luyện tập, bồi bổ sức khoẻ. / Rèn luyện để có sức khoẻ không phải à chuyện riêng của mỗi người mà là trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước +Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục thể thao. / Từ nay , hằng ngày, em sẽ tập thể dục buối sáng. / Em sẽ luyện tập để có cơ thể khoẻ mạnh. / . . . + 2 đến 3 em trả lời . + 2 đến 3 em nhắc lại . + HS lắng nghe +1 em đọc cả bài . + HS luyện đọc trong nhóm. + 2-3 em đọc cả bài. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: + Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài. Nhận xét tiết học . + Dặn dò HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị học bài mới . *Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: