Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 7

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 7

 Tiết 1

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

-Đọc đúng các từ, tiếng khó, hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với từng nội dung của từng đoạn truyện.

-Kể được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện.

+Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (cánh phải, húi cua,cầu thủ, khung thành, đối phương). Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trong Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

+Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

-Giáo dục HS phải biết tôn trọng luật giao thông và các luật lệ chung của cộng đồng.

II/ CHUẨN BỊ :

-Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: 	 Tiết 1 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Đọc đúng các từ, tiếng khó, hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với từng nội dung của từng đoạn truyện.
-Kể được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện.
+Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (cánh phải, húi cua,cầu thủ, khung thành, đối phương). Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trong Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
+Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
-Giáo dục HS phải biết tôn trọng luật giao thông và các luật lệ chung của cộng đồng.
II/ CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng một đoạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời câu hỏi:
+ Điều gì gợi tác giả nhớ đến những kỷ niệm của buổi tựu trường? 
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường
+ Nêu nội dung chính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
*Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc
a)Đọc mẫu
-GV đọc mẫu toàn bài một lượt; giọng nhanh dồn dập ở đoạn 1 và đoạn 2. Nhấn giọng ở các từ ngữ:cướp, bấm nhẹ, dẫn bóng, lao đến, ngần ngừ, dốc bóng, chúi, sững lại
b)HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.
+YC HS giải nghĩa từ khó cuối bài.
+YC 3 HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-Yêu cầu HS các tổ nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
-Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
GV nêu câu hỏi 2
*Mặc dù Long suýt tông phải xe máy, thế nhưng chỉ được một lúc, bọn trẻ hết sợ lại hò nhau xuống lòng đường đá bóng và đã gây hậu quả đáng tiếc. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 để biết chuyện gì xảy ra.
GV nêu câu hỏi 3
*Khi gây tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm các chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
ND chính: Câu chuyện nhắc các em phải thực hiện đúng Luật giao thông, không được chơi bóng dưới lòng đường vì như thế dễ gây ra tai nạn giao thông.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-HS đọc từng câu nối nhau đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu:
Bỗng/ cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội đến thế.// Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô,/ vừa mếu máo://
- Ông ơi// cụ ơi..!// Cháu xin lỗi cụ.//
-Đọc chú giải và đặt câu với từ, tìm từ trái nghĩa.
-3 HS nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Các nhóm đọc trong nhóm và theo dõi chỉnh sửa lỗi cho nhau.
-2 nhóm thi đọc tiếp nối.
-Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, từ đầu đến hết bài.
-1 HS đọc cả lớp theo dõiSGK.
-Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường.
-HSTL
-1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
-HSTL
-1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình: Không được đá bóng dưới lòng đường./ Lòng đường không phải chỗ để đà bóng./ Đá bóng dưới lòng đường là rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác./
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-GV đọc mẫu lần 2.
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.
-Tổ chức cho 2-3 nhóm thi đọc bài tiếp nối - Tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện
1. Xác dịnh yêu cầu
-Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện SGK.
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện?
-Nếu chọn kể đoạn 1 em sẽ đóng vai một trong 3 nhân vật trên để kể.
-Hỏi tương tự với đoạn 2 và 3 để HS xác định được Nvật mình sẽ đóng vai để kể.
-Khi đóng vai nhân vật trong truyện để kể em cần chú ý gì đến cách xưng hô.
2. Kể mẫu
-Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn.
3. Kể theo nhóm
-Chia HS thành nhóm 2, YC mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho bạn cùng nghe.
4. Kể trước lớp.
-Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
-Tuyên dương HS kể tốt.
-HS theo dõi.
-Mỗi nhóm 3 HS đọc trong nhóm. Mỗi em đọc 1 đoạn.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-Các nhân vật của chuyện là: Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.
-Đoạn 1 có 3 nhân vật là Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.
-HSTL
-Phải chọn xưng hô là tôi hoặc mình, em và giữ cách xưmg hô ấy đến cuối câu chuyện, không được thay đổi.
-3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong nhóm theo dõi và sửa lỗi cho nhau.
-2 đến 3 HS thi kể một đoạn trong truyện.
-Cả lớp bình chọn bạn kể đúng, hay nhất.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
H.Em có nhận xét gì về nhân vật Quang?
-Nhắc HS nhớ lời khuyên của câu chuyện; về nhà kể lại chuyên cho bạn bè và người thân cùng nghe.
*Bổ sung: 
Tiết 3
BẬN
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Đọc đúng các từ tiếng khóhoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu điều câu chuyện muốn nói với em: Bạn bè phải yêu thương nhau, gúp đỡ nhau lúc khó khăn. Giúp người nhiều khi chính là giúp mình, bỏ mặc bạn chính là làm hại mình.
- HS biết quan tâm, chăm sóc các bạn , giúp đỡ các bạn trong lớp xây dựng mối đoàn kết nhất trí trong mọi mặt.
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS kể một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường. Và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
+ Thái độ các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
+ Nêu nội dung chính.
- Nhận xét cho điểm HS.
*Bài mới: Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc
a)Đọc mẫu
-GV đọc mẫu toàn bài một lượt
+Lời người dẫn chuyện: Đọc thong thả chậm rãi.
+Giọng lừa: mệt nhọc, khẩn khoản cầu xin.
+Giọng ngựa: lạnh lùng, thờ ơ khi trả lời lừa; rên lên hối hận khi phải chở tất cả đồ đạc của lừa.
b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
-Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+Hướng dẫn HS chia bài làm 2 đoạn
+Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt)
+Giải nghĩa từ khó.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Gọi 1 HS đọc cả bài.
-Lừa và ngựa có cùng chung một chủ? Chuyện gì xảy ra với 2 con vật này? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 1 của bài.
-Khi có việc đi xa người chủ đã phân công công việc cho lừa và ngựa như thế nào?
-Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?
-Khi đó ngựa trả lời như thế nào?
-Vì sao ngựa không giúp lừa?
-Khi thấy mình đã kiệt sức, lừa đã khẩn khoản cầu xin ngựa nhưng vì ích kỉ và ngại vất vả nên ngựa đã không giúp lừa. Liệu ngựa có an nhàn được suốt chặng đường dài không? Chuyện gì dã xảy ra với chú lừa phải mang nặng? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn cuối của câu chuyện.
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Khi đó ngựa đã than vãn như thế nào?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Nôi dung chính: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-GV và 2 HS khá đọc bài theo vai. GV đọc lời dẫn chuyện, 2 HS lần lượt đọc lời của lừa và ngựa.
-Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc theo vai.
-Tổ chức cho 3 – 4 nhóm thi đọc phân vai.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-HS theo dõi, 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm.
-Mỗi HS đọc một câu nối nhau từ đầu đến hết bài. Luyện đọc từ khó.
-Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
-Dùng bút chì đánh dấu chia đoạn.
-Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và khi đọc lời của các nhân vật.
-HS đọc chú giải.
-Mỗi nhóm 6 HS, lần lượt từng HS đọc trong nhóm.
-2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc trước lớp đoạn 1.
-Người chủ cưỡi lên lưng ngựa còn bao nhiêu đồ đạc thì chất hết lên lưng lừa.
-Lừa xin ngựa mang giúp mình dù chỉ là một ít đồ. Lừa còn nói với ngựa là nó sắp kiệt sức rồi.
-Ngựa trả lời lừa là việc ai người ấy lo, ngựa không thể giúp lừa được.
-Vì ngựa không muốn mình phải mang nặng./ Vì ngựa lưòi biếng, không muốn mình vất vả./ Vì ngựa là kẻ ích kỉ, không biết quan tâm giúp đỡ bạn bè./ 
-1 HS dọc đoạn 2 cả lớp đọc thầm.
- Lừa bị kiệt sức nên đã ngã gục và chết. Thế là người chủ chất hết đồ đạc trên lưng lừa sang lưng ngựa.
- Ngựa than rằng: “Oi tôi mới dại dột làm sao! Tôi đã không muốn gúp lừa dù chỉ chút ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi.
+Giúp bạn chính là giúp mình.
+Không giúp bạn có khi là hại chính mình.
+Bạn bè cần biết yêu thương giúp đõ nhau, 
-HS cả lớp theo dõi bài đọc mẫu.
-Luyện đọc theo nhóm nhỏ.
-Thi đọc, cả lớp bình chọn nhóm đọc hay
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học. Liên hệ giáo dục HS: Các em cần phải biết yêu thương giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Các bạn trong cùng một lớp phải biết đoàn kết cùng nhau kề vai sát cánh bên nhau vươn lên trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. Biết chia sẻ giúp đỡ bạn chính là giúp đỡ mình.
-Dặn dò HS thực hiện lời khuyên của câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày
* Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc