Tiết 1
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Kể lại được câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ.
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sếu, u sầu, nghẹn ngào, Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chúng ta cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh ta. Biết quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ nỗi buồn vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn.
-Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
-Giáo dục HS cần phải biết quan tâm, chia sẻ, buồn vui với mọi người xung quanh.
Tuần 8: Tiết 1 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: -Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Kể lại được câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ. -Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sếu, u sầu, nghẹn ngào, Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chúng ta cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh ta. Biết quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ nỗi buồn vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn. -Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. -Giáo dục HS cần phải biết quan tâm, chia sẻ, buồn vui với mọi người xung quanh. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi -Nhận xét và ghi điểm HS. *Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: HD luyện đọc a/ Đọc mẫu -GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả. Chú ý: +Các câu hỏi thắc mắc của các em nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng băn khoăn, lo lắng. +Câu hỏi thăm cụ già ở đoạn 3 đọc với giọng nhẹ nhàng, ân cần, thông cảm. b/Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ -Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. -Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: +Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.( Đọc 2 lượt) -YC HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. -YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. -Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. -Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. -GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp. -YC 1 HS đọc lại đoạn 1 trước lớp. -Các bạn nhỏ làm gì? Khi trời đã về chiều, sau một cuộc dạo chơi vui vẻ, giờ đây, các bạn nhỏ đang trên đường về nhà. Trên đường về, các bạn đã bắt gặp chuyện gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của truyện. -Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về? -Vì sao các bạn dừng cả lại? -Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? -Theo em vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy? -Cuối cùng, các bạn nhỏ quyết định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3,4 để biết chuỵên gì sãy ra với ông cụ. -Ông cụ gặp chuyện gì buồn? - Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? -Yêu cầu HS đọc đoạn 5. -Gọi 1HS khác đọc câu hỏi 5, sau đó yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi này. -Gọi đại diện của các nhóm trình bày ý kiến, chú ý YC HS nêu rõ lí do vì sao nhóm em lại chọn tên đó cho câu chuyện. -Câu chuyện khuyên các em điều gì? Nội dung chính: Câu chuyện khuyên chúng ta cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh ta. -Theo dõi GV đọc mẫu. -Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc đến hết bài. Đọc 2 vòng. -Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV: +Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại. +Thực hiện theo yêu cầu của GV. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. -Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc từng đoạn trong nhóm. -3 nhóm đọc tiếp nối. -1 HS đọc , cả lớp theo dõi SGK. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. -Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau một cuộc dạo chơi. -1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. -HS TL -HS TL, HS khác nhận xét -HS tự trả lời theo suy nghĩ của mình. -Các bạn quyết định hỏi thăm ông cụ thế nào. -1 HS đọc đoạn 3, 4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. -HS TL -HS TLuận cặp đôi và trả lời: vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với các bạn nhỏ. Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ thấy bớt cô đơn. Vì ông cụ thấy cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ. Vì ông được các bạn nhỏ quan tâm an ủi. . . -1 HS đọc trước lóp. -1 HS đọc. 4 HS tạo thành 1 nhóm, thảo luận và trả lời. -Đại diện HS trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét. +Chọn Những đứa trẻ tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện là những người thật tốt bụng và biết yêu thương người khác. +Chọn Chia sẻ vì các bạn nhỏ trong chuyện đã biết chia sẻ nỗi buồn với ông cụ để cụ thấy lòng nhẹ hơn . +HS trả lời tự do theo suy nghĩ của mình: Câu chuyện khuyên cần biết chia sẻ với mọi ngưòi xung quanh; Cần biết cảm thông nỗi đau khổ của người khác. Câu chuyện khuyên cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh ta. Tiết 2: Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài - GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫubài. Chú ý nhấn giọng các từ: Dừng lại, mệt mỏi, lộ rõ vẻ u sầu, bị ốm, đánh mấy, có thể giúp gì, nặng nhọc, ấm áp, nằm viện, mấy tháng, ốm nặng, lhó qua khỏi, lặng đi, thương cảm, . . . -Yêu cầu HS luyện đọc theo vai. -Tổ chức cho HS thi đọc. -Tuyên dương nhóm đọc tốt. Hoạt động 4: Kể chuyện 1.Xác định yêu cầu. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 63, SGK. -Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, em cần chú ý gì về cách sưng hô? 2.Kể mẫu -GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp. 3.Kể theo nhóm 4.Kể trước lớp -Tuyên dương HS kể tốt. -Theo dõi bài đọc mẫu. Có thể dùng bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng. -6 HS tạo thành 1 nhóm và LĐ theo vai. -2 đến 3 nhóm thi đọc. -HS đọc theo YC -Xưng hô là tôi (mình, em) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối chuyện. -HS 1 kể đoạn 1, 2; HS 2 kể đoạn 3; HS 3 kể đoạn 4, 5. Cả lớp theo dõi và nhận xét. -Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. -2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. 1HS kể lại cả câu chuyện trước lớp. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: GV: em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện? – HS TL tự do. -Trong cuộc sống hàng ngày,mọi người nên quan tâm,giúp đỡ chia sẻ vớinhau những nỗi buồn ,niềm vui ,sự vất vả,khó khăn vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi,yêu thương nhau hơn,cuộc sống cũng vì thế mà tươi đẹp hơn. - Nhận xét tiết học,dặn dò Hschuẩn bị bài sau. *Bổ sung: Tiết 3 TIẾNG RU I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: -Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và khổ thơ. Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng tình cảm, thiết tha . -Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: đồng chí, nhân gian, bồi,. . .Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Con người sống giữa cộng đồng phải đoàn kết, yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. -Giáo dục HS tình yêu thương con người. II. CHUẨN BỊ : -Tranh minh hoạ bài thơ. -Bảng phụ ghi rõ nội dung cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Các em nhỏ cà cụ già và trả lời câu hỏi. -Nhận xét ghi điểm HS. *Bài mới: GV treo tranh và giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện đọc. a/Đọc mẫu -GV đọc mẫu toàn bài thơ một lượt với giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm. Hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp. b/ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ -Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. -Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó: +Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp -Giải nghĩa các từ khó: đồng chí -YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi 1 HS đọc 1 khổ thơ. +YC HS luyện đọc theo nhóm. +Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. +Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài -GV gọi 1 HS đọc lại cả bài một lượt. -Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao? -Hãy nói lại nội dung 2 câu cuối khổ thơ đầu bằng lời của em. Vì sao con người muốn sống lại phải biết yêu thương đồng chí, anh em của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp hai khổ thơ cuối bài. -Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2. Câu thơ Một ngôi sao chẳng sáng đêm cho chúng ta thấy một ngôi sao không thể làm lên đêm sao sáng. Tương tự như vậy chúng ta sẽ tìm hiểu các câu thơ khác trong khổ thơ 2. - Em hiểu câu thơ Một thân lúa chín, chẳng nên mùa màng như thế nào? -Em hiểu câu thơ: Một người đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi. Như thế nào? -Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ? -Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ? GV: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta. Con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương, đùm bọc đồng chí, anh em, bạn bè. Nội dung chính: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. -GV giáo dục tình cảm bạn bè đối với HS Hoạt động 3:Học thuộc lòng bài thơ -GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. -HS theo dõi GV đọc mẫu -Mỗi HS đọc 2 câu (một dòng sáu và một dòng tám tiếng) tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. -Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV: -Mỗi HS đọc 1 khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ. -HS đọc phần chú giải trong SGK. -3 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. -Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một khổ trong nhóm. -3 nhóm thi đọc tiếp nối bài thơ. -Cả lớp cùng đọc bài -1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. -HS trả lời -Một số HS nói trước lớp: Con người muốn sống phải biết yêu thương đồng chí, anh em của mình. -1 HS đọc lại 2 khổ thơ cuối. Cả lớp đọc thầm. -2 HS đọc. - HS xung phong phát biểu ý kiến: + Một thân lúa chín không làm nên mùa vàng.Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa vàng. -Một người không phải là cả loài người. Người sống một mình, cô đơn giống như đốm lửa sắp tàn lụi.Nhiều người mới làm nên nhân loại. Người sống một mình giống như đốm lửa tàn, không làm được việc gì, không có sức mạnh. -HS TL -HS đọc lại cả bài và trả lời: Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. -HS thi đọc thuộc lòng bài thơ theo nhóm. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: -Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
Tài liệu đính kèm: