Giáo án Tập đọc lớp 5 - Bài: Chú đi tuần

Giáo án Tập đọc lớp 5 - Bài: Chú đi tuần

Tập đọc

CHÚ ĐI TUẦN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam.

- Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Các chiến sỹ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.

- Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Máy chiếu projector

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3 bài “Phân xử tài tình”

- GV hỏi 1 HS khác: Quan phá được các vụ án nhờ đâu?

- HS trả lời, GV kết luận.

- GV: Qua kiểm tra bài cũ thầy thấy các em về nhà có học bài tốt. (Ghi điểm học sinh)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

- GV chiếu tranh ở SGK.

- GV: Các em quan sát tranh và cho thầy biết trong tranh vẽ gì?

- HS trả lời (Vẽ cảnh các chiến sỹ đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam). GV nhận xét.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Bài: Chú đi tuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2012
Tập đọc
CHÚ ĐI TUẦN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Các chiến sỹ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy chiếu projector
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3 bài “Phân xử tài tình”
- GV hỏi 1 HS khác: Quan phá được các vụ án nhờ đâu?
- HS trả lời, GV kết luận.
- GV: Qua kiểm tra bài cũ thầy thấy các em về nhà có học bài tốt. (Ghi điểm học sinh)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- GV chiếu tranh ở SGK.
- GV: Các em quan sát tranh và cho thầy biết trong tranh vẽ gì?
- HS trả lời (Vẽ cảnh các chiến sỹ đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam). GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài: Các chiến sỹ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Các chú có những tình cảm và mong ước gì đối với học sinh? Qua bài tập đọc “Chú đi tuần” của tác giả Trần Ngọc các em sẽ rõ những điều ấy.
- Các em mở SGK trang 51 (Đồng thời GV ghi mục bài - tên tác giả lên bảng)
2. Luyện đọc
-GV: Bây giờ thầy sẽ hướng dẫn các em luyện đọc bài
- Mời 1 bạn đọc bài (1 HS khá giỏi đọc bài), cả lớp theo dõi SGK
- ? Theo em bài này chia làm mấy đoạn?
- HS chia đoạn, GV kết luận
- GV: Mời các em đọc nối tiếp, mỗi em đọc 1 đoạn. (2 lượt).
+ Lượt 1: Kết hợp rút từ khó giúp HS luyện đọc từ khó (HS đọc xong 1 lượt GV cho HS ngồi xuống và nói: Qua các em đọc thầy thấy một số bạn còn đọc chưa đúng các từ khó đọc (GV ghi bảng, lưu ý chỉ ghi lên bảng chứ không đọc: hun hút, giấc ngủ, lưu luyến, ...)
GV cho HS đọc các từ đó kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS (Nếu có)
+ Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa từ: 
YC HS đọc nối tiếp đoạn.
? Em hiểu thế nào là học sinh miền Nam?
? Em hiểu thế nào là đi tuần?
- Trình chiếu hình ảnh chú đi tuần cho HS quan sát hiểu nghĩa từ “đi tuần”
- GV: .......giúp học sinh hiểu thêm nghĩa từ lưu luyến...? 
- GV: Ông Trần Ngọc, tác giả bài thơ là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956 lúc 26 tuổi. Bấy giờ ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ báo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có rất nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta bị chia thành 2 miền Nam - Bắc (1954 - 1975) Trường học sinh miền Nam số 4 là trường dành cho các em lứa tuổi mẫu giáo. Các em còn nhỏ đã phải sống trong trường nội trú xa cha mẹ; nhiều em cha mẹ dang công tác ở vùng địch chiếm ở miền Nam, hoàn cảnh rất đáng được hưởng sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt.
- Các em hãy tìm một số câu hỏi và câu cảm mà tác giả Trần Ngọc đã sử dụng trong bài? (HS tìm đúng các câu hỏi và câu cảm: Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không? , Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!, Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi! , Rét thì mặc rét cháu ơi!, Cháu ơi! )
- Để thể hiện cảm xúc khi đọc, các em cần phải đọc lên giọng ở cuối các câu cảm và câu hỏi.
- Yc HS đọc đúng các câu cảm và câu hỏi được chiếu lên màn hình.
- Yc HS luyện đọc theo nhóm 2
- Mời 1 em đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài đọc 
3. Tìm hiểu bài
- Vừa rồi các em đã được hướng dẫn đọc bài. Để hiểu rõ nội dung bài thầy sẽ cùng các em chuyển sang phần tìm hiểu bài.
- Mời các em đọc đoạn 1 và cho biết người chiến sỹ đi tuần trong hoàn cảnh nào? (1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm)
- GV kết luận: Để có được giấc ngủ bình yên cho các cháu học sinh miền Nam thì các chiến sỹ đã phải đi tuần trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả. Dành nhiều tình cảm đối với các cháu học sinh.
Cả lớp cùng dọc thầm sách, thảo luận nhóm 2 để tìm những từ ngữ và chi tiết thể hiện tình cảm của người chiến sỹ đối với các cháu học sinh?
(+ Từ ngữ: xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi; dùng các từ: yêu mến, lưu luyến. Giáo viên ghi bảng phần tìm hiểu bài từ: yêu mến, lưu luyến.) 
+ Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn: cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.)
- GV: Vậy Mong ước của người chiến sỹ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
(Mai các cháu học hành tiến bộ; đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay)
GV: Các từ ngữ và chi tiết tác giả Trần Ngọc sử dụng trong bài thơ đã thể hiện rõ tình cảm và mong ước của người chiến sỹ đối với các cháu học sinh.
Vậy qua bài đọc tác giả Trần Ngọc muốn gửi gắm chúng ta điều gì? Để biết được điều đó mời cả lớp cùng đọc thầm SGK. (Yc 1 HS đọc to)
HS trả lời, GV kết luận nội dung bài: Qua bài thơ giúp chúng ta hiểu được sự hy sinh thầm lặng để bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.
GV Yc một vài HS nhắc lại nội dung, GV ghi bảng: Sự hi sinh thầm lặng để bảo vệ sự bình yên của các chú đi tuần.
4. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.	
Vừa rồi thầy và các em đã tìm hiểu nội dung của bài thơ, bây giờ chúng ta sẽ kết hợp cách hiểu nội dung của bài để cùng luyện đọc diễn cảm bài thơ này nhé!
Để đọc hay bài thơ này các em cần đọc với giọng nhẹ, trầm lắng, thiết tha, trìu mến; đọc giọng nhanh hơn ở 3 dòng thơ cuối thể hiện ước mơ của người chiến sỹ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ.
- Thầy mời 4 bạn đọc nối tiếp 4 đoạn của bài thơ này (4 HS nối tiếp đọc bài thơ).
- Vừa rồi 4 bạn đọc tương đối tốt, để đọc tốt hơn chúng ta cần phải thể hiện đúng cách ngắt, nghỉ và nhấn giọng trong từng dòng thơ. Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm 1 đoạn thơ sau nhé!
(GV trình chiếu đoạn thơ luyện đọc luên máy chiếu:
Gió hun hút/ lạnh lùng	Chú đi qua cổng trường
Trong đêm khuya/ phố vắng	Các cháu miền Nam/ yêu mến
Súng trong tay im lặng	Nhìn ánh điện/ qua khe phòng lưu luyến
Chú đi tuần/ đêm nay	Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Hải Phòng/ yên giấc ngủ say
Cây/ rung theo gió, lá/ bay xuống đường ...
- GV đọc thể hiện cách ngắt, nghỉ và nhấn giọng.
- Hướng dẫn HS đọc
- 2 HS thể hiện giọng đọc
- Thi đọc diễn cảm giữa 2 tổ.
- HS nhẩm đọc từng dòng thơ, khổ thơ.
- HS đọc thuộc lòng những câu thơ mà mình thích.
- Thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét giọng đọc của HS
C. Củng cố, dặn dò:
? Qua bài học em cần ghi nhớ nội dung gì? (2-3 em nêu lại nội dung bài học)
- GV: Các cô chú bộ đội, công an là những người sẵn sàng chịu mọi gian khổ, khó khăn vất vả để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho chúng ta. Vậy chúng ta cần phải thể hiện tình cảm như thế nào để thể hiện lòng biết ơn tới họ?

Tài liệu đính kèm:

  • docChu di tuan.doc