CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy lưu loát những bài ca dao
— Đọc đúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
— Biết đọc diễn cảm thể hiện sự thông cảm với việc lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân
2. Hiểu nội dung bài ca dao: Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
— Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
— Bảng phụ để ghi câu, bài cần luyện đọc.
TIẾT 34: TẬP ĐỌC: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU: Đọc trôi chảy lưu loát những bài ca dao — Đọc đúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. — Biết đọc diễn cảm thể hiện sự thông cảm với việc lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân Hiểu nội dung bài ca dao: Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. — Bảng phụ để ghi câu, bài cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Ngu công xã Trịnh Tường — Kiểm tra 2 HS H: Ông Liền đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? H: Câu chuyên giúp em hiểu được điều gì? GV nhận xét và cho điểm. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Ca dao — dân ca là tiếng nói tình cảm của người lao động. Đó có thể là lời than thân trách phận, có thể bày tỏ tình cảm tấ nhị kín đáo hay thẳng thắng bộc trực. Những bài ca dao hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em thấy được phần nào đời sống tình cảm của lao động trên đồng ruộng. 2.Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HĐ 1: 1 HS đọc toàn bài 1 lượt Giọng thể hiện sự đồng cảm với người nông dân trong cuộc sống lao động vất vả. Đọc nhanh hơn, ngắt nhịp 2/ 2 ở bải ca dao số 1, nhấn giọng ở những từ trông (bài 1), từ nơi, nước bạc, cơm vàng...(bài 2), thánh thót, một hạt, muôn phần (bài 3). HĐ 2: Cho HS đọc nối tiếp HĐ 3: Cho HS đọc theo cặp cả bài HĐ 4: GV đọc diễn cảm toàn bài b. Tìm hiểu bài: — Cho HS đọc lại các bài ca dao. H: Tìm ngững hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất. H: Những câu ca dao nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? — Cho HS đọc lại bài ca dao. H: Tìm những câu ứng dụng với mỗi nội dung dưới đây: a/ Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày b/ Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất. c/ Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo. c. Luyện đọc diễn cảm: — GV hướng dẫn HS cách đọc bài ca dao. — GV đưa bảng phụ chép sẵn bài ca dao cần luyện đọc lên và hướng dẫn cụ thể cách đọc bài ca dao đó. — Cho HS đọc diễn cảm. — GV nhận xét và khen những HS đọc thuộc, hay. C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: — GV nhận xét. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 3 bài ca dao. __ Bài sau: ôn tập CHKI — HS* đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. + Ông đã lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào gần một năm trời để được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn. — HSK Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. + HS trả lời tự do. Có thể: Nhờ lao động sáng tạo ông Liền đã làm giàu cho gia đình, cho quê hương. Phải lao động sang tạo mới xoá được đói nghèo lạc hậu. — HS lắng nghe. __ 1 HSG đọc — Mỗi HS đọc một bài nối tiếp nhau hết 3 bài (đọc 2 lần) — 2, 3 HS đọc cả bài. —1 HS đọc to, lớp đọc thầm + Hình ảnh là: “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” “ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” + Câu” “ Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng” “ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” —1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm + Câu: “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” + “ Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng” + “ Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” — 2, 3 HS đọc bài ca dao. — HS luyện đọc bài ca dao. — HS đọc diễn cảm cả 3 bài — 3, 4 HS lên thi đọc diễn cảm. Rút kinh nghiêm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. = = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
Tài liệu đính kèm: